Hoàn thiện hoạt động xuất khẩu đá xây dựng tại Công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport - pdf 15

Download miễn phí Chuyên đề Hoàn thiện hoạt động xuất khẩu đá xây dựng tại Công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport



MỤC LỤC
 
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU
THỦ CÔNG MỸ NGHỆ - ARTEXPORT 2
1.1. Giới thiệu chung về công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport 2
1.1.1. Những nét khái quát về chung về công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport 2
1.1.2.Quá trình hình thành và phát triển 2
1.2. Các đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu của Công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport 5
1.2.1. Sản phẩm và thị trường 5
1.2.2. Cơ cấu tổ chức 9
1.2.3. Nguồn nhân lực 12
1.2.4. Cơ sở vật chất trang thiết bị 13
1.2.5. Đặc điểm nguyên vật liệu 13
1.2.6. Đặc điểm về vốn 15
1.2.7. Các hoạt động quản trị 16
1.3. Kết quả hoạt động của Công ty xuất nhập khẩu thủ công
mỹ nghệ Arteport 22
1.3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh 22
1.3.2. Những kết quả khác 24
PHẦN 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU ĐÁ XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU THỦ CÔNG 26
MỸ NGHỆ ARTEXPORT 26
2.1. Thực trạng hoạt động kinh doanh xuất khẩu đá xây dựng tại công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport 26
2.1.1. Sơ lược về thực trạng xuất khẩu đá xây dựng tại Việt Nam 26
2.1.2. Sơ lược về hoạt động xuất khẩu đá xây dựng tại Artexport 27
2.1.3. Kết quả kinh doanh xuất khẩu đá xây dựng của Arteport những năm gần đây 28
2.2. Quy trình xuất khẩu đá xây dựng hiện nay tại Artexport 32
2.2.1. Chuẩn bị giao dịch, tiến tới ký kết hợp đồng ngoại thương 32
2.2.2. Chuẩn bị hàng xuất khẩu 35
2.2.3. Kiểm tra chất lượng 36
2.2.4. Thuê tàu lưu cước 36
2.2.5. Mua bảo hiểm 37
2.2.6. Thủ tục hải quan 37
2.2.7. Xin chứng nhận xuất xứ 38
2.2.8. Thủ tục thanh toán 38
2.3. Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu đá xây dựng tại Artexport 38
2.3.1. Thuận lợi và nguyên nhân 38
2.3.2. Khó khăn và nguyên nhân 41
2.3.3. Hạn chế còn tồn tại trong hoạt động xuất khẩu đá xây dựng tại Artexport 42
PHẦN 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU ĐÁ XÂY DỰNG TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU THỦ CÔNG MỸ NGHỆ ARTEXPORT 44
3.1. Xu hướng diễn biến của thị trường đá xây dựng hiện nay 44
3.2. Định hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới 45
3.2.1. Định hướng chung cho toàn Công ty 45
3.2.2. Định hướng cho mặt hàng đá xây dựng 46
3.3. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất khẩu đá xây dựng 49
3.3.1. Tăng cường công tác điều tra nghiên cứu thị trường 49
3.3.2. Đảm bảo chất lượng sản phẩm, chất lượng quá trình cung ứng sản phẩm 51
3.3.3. Công tác lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm 53
3.3.4. Tăng cường hoạt động quảng cáo, xúc tiến thương mại 54
3.3.5. Liên kết với các cơ sở sản xuất đá xây dựng 56
3.3.6. Các biện pháp khác 57
3.4. Một số kiến nghị với Nhà nước 58
3.4.1. Kiến nghị về nguồn cung mặt hàng đá xây dựng 58
3.4.2. Kiến nghị về công tác xúc tiến xuất khẩu 60
KẾT LUẬN 61
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 62
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

i trường mát mẻ đưa cuộc sống gắn với thiên nhiên. Do vậy, thị trường tiêu thụ đá xây dựng toàn cầu cũng tăng trưởng nhanh chóng. Kim ngạch xuất khẩu đá xây dựng toàn cầu tăng nhanh, năm 2007 kim ngạch xuất nhập khẩu toàn cầu đạt 26 tỉ USD tăng 2 lần so với năm 2001. Kim ngạch xuất khẩu đá xây dựng của Việt Nam cũng tăng nhanh chóng, đạt 99.317.547 USD năm 2007, tăng 7,2 lần so với năm 2001, với tốc độ tăng bình quân 38,5%/năm. Xuất khẩu lớn nhất là công ty Vicostone. Đá xây dựng Việt Nam đã có mặt trên 85 quốc gia, trong đó có 15 quốc gia đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 triệu USD.
Kim ngạch xuất khẩu đá xây dựng của nước ta trong những năm qua tuy có tăng trưởng nhanh, nhưng chỉ chiếm tỉ trọng rất nhỏ bé so với kim ngạch xuất khẩu toàn cầu từ 0,105% lên 0,380%. Tuy nhiên, đá xây dựng của Việt Nam đã có mặt ở một số thị trường quan trọng như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản để làm bàn đạp xuất khẩu sang các thị trường khác.
Hình 2.1: Mô hình hoạt động trong ngành xuất khẩu đá xây dựng tại Việt Nam
Khai thác mỏ
Sản xuất đá thành phẩm
Chế biến đá
Xuất khẩu thô
Thu mua xuất khẩu
Nhập khẩu
Khách hàng
Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính _ Công ty xuất nhập khẩu thủ công
mỹ nghệ Artexport
2.1.2. Sơ lược về hoạt động xuất khẩu đá xây dựng tại Artexport
Kinh doanh xuất khẩu đá xây dựng hiện nay tại Artexport do hai phòng đảm nhiệm: phòng xuất nhập khẩu tổng hợp 2 và phòng xuất nhập khẩu tổng hợp 10.
Mặt hàng đá xây dựng xuất khẩu của Công ty là đá và các chế phẩm cao cấp từ đá thiên nhiên, chủ yếu khai thác từ vùng núi của tỉnh Thanh Hóa và Bình Định. Công ty thu mua sản phẩm từ các doanh nghiệp khai thác, sản xuất như: công ty Viễn Đông (Thanh Hóa), cơ sở Tiến Thịnh (Thanh Hóa), công ty Hưng Thành (Bình Định)… Các mặt hàng xuất khẩu chính là: đá Mable, đá Mẻ, đá Băm, đá Xén…Các mặt hàng này dùng để xây dựng các công trình kiến trúc, đặc biệt ở châu Âu người nhập khẩu thường dùng để tu sửa các công trình cổ (đá Granit, đá Cẩm thạch…).
Đối thủ cạnh tranh của Công ty là các công ty xuất khẩu đá xây dựng trong và ngoài nước. Trong nước, các đối thủ chính gồm có công ty Vicostone, Tổng công ty Vinaconex, công ty Cổ phần đá xây dựng Hòa Phát,… Trên thị trường quốc tế, sự cạnh tranh chủ yếu đến từ các công ty Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ…
Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Công ty là Bỉ, Hà Lan, Đức, Hungary, Italia… Hiện nay, Công ty cũng đang chú trọng đến các thị trường châu Á như Nhật Bản, Hồng Kông, Singapore…
2.1.3. Kết quả kinh doanh xuất khẩu đá xây dựng của Arteport những năm gần đây
2.1.3.1. Kim ngạch xuất khẩu
Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu đá xây dựng của Artexport giai đoạn 2006 – 2008
Đơn vị: USD
Năm
2006
2007
2008
Kim ngạch
854.110
1.609.248
997.884
Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính _ Công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport
Hình 2.2: Kim ngạch xuất khẩu đá xây dựng của Artexport giai đoạn 2006 – 2008
Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính _ Công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport
Giai đoạn 2006 – 2008, doanh thu xuất khẩu đá xây dựng của Công ty thay đổi rất mạnh. Năm 2007, doanh thu tăng gần gấp đôi so với năm 2006, đạt 1.609.248 USD so với 854.110 USD năm 2006, tăng 88,41%. Kết quả này phản ánh sự nỗ lực của Công ty sau 05 năm gia nhập thị trường xuất khẩu đá xây dựng. Năm 2002, Artexport bắt đầu xuất khẩu những lô hàng đá xây dựng đầu tiên khi mà các đối thủ cạnh tranh đã có thị trường ổn định và tiềm năng. Tuy nhiên, chỉ sau năm năm, thành tích mà Công ty đạt được là mức doanh thu liên tục tăng. Đặc biệt, năm 2006, khi Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới WTO, thì cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu đá xây dựng là rất lớn. Không bỏ lỡ cơ hội này, Công ty đã nhanh chóng tìm kiếm thị trường mới, khách hàng mới, thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại. Kết quả thu được năm 2007 là một kết quả tốt, tạo tiền đề cho những năm tiếp theo. Tuy nhiên, năm 2008, doanh thu mặt hàng đá xây dựng của Công ty sụt giảm mạnh. Cụ thể, doanh thu năm 2008 chỉ đạt 977.884 USD, giảm 39,23% so với năm 2007. Có thể chỉ ra nhiều nguyên nhân tác động tới tình hình xuất khẩu mặt hàng đá xây dựng: trước hết là do lạm phát (giá nguyên liệu đầu vào tăng) và thắt chặt tín dụng (tăng chi phí vốn) trong nước, tiếp theo, nguyên nhân chính khiến cho doanh thu đá xây dựng giảm là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới làm giảm nhu cầu xây dựng trên thị trường toàn cầu, kéo theo là nhu cầu nhập khẩu đá xây dựng cũng giảm theo. Đặc biệt, hai tháng cuối năm 2008, xuất khẩu đá xây dựng gần như đóng băng khi mà mỗi tháng chỉ xuất khẩu được 04 container, trong khi bình thường, trung bình mỗi tháng xuất khẩu được 15 container, mùa cao điểm có tháng xuất khẩu được 30 container.
2.1.3.2. Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu
Bảng 2.2: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu đá xây dựng của Artexport giai đoạn 2006 – 2008
Đơn vị: USD
TT
Mặt hàng
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Doanh thu
Tỷ lệ (%)
Doanh thu
Tỷ lệ (%)
Doanh thu
Tỷ lệ (%)
1
Đá Mable
162.681
19,05
120.330
7,49
110.765
11,33
2
Đá Mẻ
349.743
40,95
935.058
58,10
420.178
42,97
3
Đá Băm
114.485
13,04
118.900
7,39
110.650
11,32
4
Đá Hon
83.852
9,82
183.590
11,41
104.230
10,66
5
Đá Xén
68.145
7,10
171.270
10,64
185.740
18,99
6
Các loại khác
75.204
8,81
81.100
5,00
46.321
7,74
7
Tổng
854.110
100
1.609.248
100
977.844
100
Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính _ Công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ Artexport
Trong giai đoạn 2006 – 2008, đá Mẻ luôn là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất với doanh số lần lượt là: 349.743 USD, 935.058 USD, 420.178 USD; tương ứng với tỷ lệ là: 40,95%, 58,10%, 42,97%. Như vậy, có thể nói, đá Mẻ là mặt hàng chủ lực của Artexport trong kim ngạch xuất khẩu hàng đá xây dựng. Sự tăng giảm của doanh số mặt hàng đá Mẻ cũng chính là sự tăng giảm của doanh số toàn bộ mặt hàng đá xây dựng. Cụ thể, năm 2007, doanh số mặt hàng đá Mẻ tăng 267,35% so với năm 2006. Đây là một con số tăng trưởng ấn tượng với một ngành hàng mới được phát triển tại Công ty trong vòng năm năm. Tuy thế, năm 2008, cũng đánh dấu sự tụt giảm mạnh mẽ của doanh số mặt hàng đá Mẻ, khi mà doanh số chỉ bằng 44,93% năm 2007, sụt giảm tới hơn một nửa trong vòng một năm.
Trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu đá xây dựng của Artexport trong giai đoạn 2006 – 2008, chỉ có duy nhất một mặt hàng đá Xén là mặt hàng liên tục tăng trưởng trong ba năm qua với tỷ lệ là: 7,10% năm 2006, 10,64% năm 2007, 18,99% năm 2008. Năm 2008, đá Xén đã đứng ở vị trí thứ hai về kim ngạch xuất khẩu chỉ sau đá Mẻ. Đây là một mặt hàng rất tiềm năng có thể tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới.
Các mặt hàng: đá Mable, đá Băm, đá Hon đều có sự tăng trưởng không ổn định trong giai đoạn vừa qua. Nguyên nhân của sự không ổn định này phần nhiều là do sự sụt giảm nhu cầu trong năm 2008 mà nguyên nhân trực tiếp là ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Tuy nhiên có một điểm đáng lưu ý là trong năm 2007, trong khi tổng doanh thu mặt hàng đá xây dựng ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status