Mở rộng thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam trong diều kiện hội nhập kinh tế quốc tế - pdf 15

Download miễn phí Luận văn Mở rộng thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam trong diều kiện hội nhập kinh tế quốc tế



MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 3
DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ 4
LỜI NÓI ĐẦU 5
CHƯƠNG I 7
LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ THẾ GIỚI 7
I. Lý luận chung về xuất khẩu hàng hóa 7
I.1. Khái niệm và vai trò của xuất khẩu hàng hóa 7
I.1.1. Khái niệm 7
I.1.2. Vai trò 8
I.2. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu 10
I.2.1. Xuất khẩu trực tiếp 10
I.2.2. Xuất khẩu gián tiếp 11
I.2.3. Xuất khẩu tại chỗ 12
I.2.4. Xuất khẩu theo nghị định thư 13
I.2.5. Gia công quốc tế 13
I.2.6. Xuất khẩu ủy thác 13
I.2.7. Buôn bán đối lưu 13
I.2.8. Tạm nhập tái xuất 14
I.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa 14
I.3.1. Yếu tố kinh tế 14
I.3.2. Môi trường văn hóa - xã hội 15
I.3.3. Môi trường chính trị - pháp luật 16
I.3.4. Yếu tố cạnh tranh 17
II. Sự cần thiết phải thúc đẩy xuất khẩu gạo của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới. 18
II.1. Vị trí của sản xuất và xuất khẩu gạo đối với Việt Nam 18
II.2 Lợi thế của Việt Nam trong sản xuất và xuất khẩu gạo 19
II.2.1. Điều kiện đất đai 19
II.2.2. Điều kiện khí hậu 20
II.2.3. Nước tưới tiêu 21
II.2.4. Nhân lực 21
II.2.5. Địa lý cảng khẩu 21
II.3. Thúc đẩy xuất khẩu gạo để tranh thủ cơ hội của thị trường thế giới. 22
II.3.1. Xuất khẩu gạo tranh thủ xu hướng phân công lao động quốc tế ngày càng sâu 22
II.3.2. Xuất khẩu gạo tranh thủ xu thế thương mại hóa và hội nhập 22
II.3.3. Xuất khẩu gạo tranh thủ cơ hội cắt giảm thuế quan trong khuôn khổ AFTA/ASEAN, WTO hiện nay 23
III. Các nhân tố ảnh hưởng đến thị trường xuất khẩu gạo của một quốc gia 24
III.1. Nghiên cứu thị trường 24
III.2. Tổ chức nguồn hàng xuất khẩu 25
III.3. Lựa chọn đối tác kinh doanh 26
III.4. Đàm phán ký kết hợp đồng 27
III.5. Thực hiện hợp đồng xuất khẩu 27
CHƯƠNG II 29
THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAM THỜI GIAN QUA (1989 – 2005) 29
I. Thực trạng xuất khẩu gạo Việt Nam 29
I.1 Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam trong giai đoạn 1989 – 2005. 29
I.2. Tính chất gạo xuất khẩu của Việt Nam 35
I.3. So sánh xuất khẩu gạo của Việt Nam với các nước Châu Á 36
I.4. Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam 37
Mỹ 42
II. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam 45
II.1. Yếu tố nghiên cứu thị trường 45
II.2. Tổ chức nguồn hàng xuất khẩu 51
CHƯƠNG III 59
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU GẠO VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010 59
I. Dự báo thị trường gạo đến năm 2010 59
I.1. Dự báo sản xuất và tiêu thụ gạo thế giới 59
I.2. Triển vọng buôn bán gạo trên thế giới 66
II. Dự báo xuất khẩu gạo của Việt Nam trong thời gian tới 72
II.1. Cơ hội thách thức do điều kiện hội nhập mang lại 72
II.2. Triển vọng xuất khẩu gạo Việt Nam 75
III. Định hướng và giải pháp thị trường nhằm thúc đẩy xuất khẩu gạo của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 78
III.1. Định hướng xuất khẩu gạo Việt Nam 78
III.2. Phát triển sản xuất 79
III.3. Đối với khâu chế biến vận chuyển 80
III.4. Về tổ chức thu mua hàng hóa 82
III.5. Phát triển thị trường 82
III.6. Về quản lý và điều hành xuất khẩu gạo 84
KẾT LUẬN 86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

rong đó nhập của Việt Nam 553 ngàn tấn (chiếm 43,4% thị phần), nhưng do chiến sự và chính trị thay đổi đã làm phá vỡ các hợp đồng xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường này(có chương trình đổi dầu lấy lương thực). Thị trường Châu Mỹ và Châu Âu là 2 thị trường có quy định tiêu chuẩn kỹ thuật rất khắt khe và chủ yếu là nhập khẩu gạo chất lượng cao, hơn nữa Mỹ lại là nước xuất khẩu gạo chất lượng cao là chủ yếu do đó gạo xuất khẩu của Việt Nam rất khó thâm nhập vào 2 thị trường này.
Nhìn chung, thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam đang bị cạnh tranh quyết liệt và ngày càng khó khăn hơn. Hơn nữa, xuất khẩu gạo của Việt Nam vẫn thiếu một chiến lược đối với các thị trường lớn, 65% lượng gạo xuất khẩu phải qua thị trường trung gian, dẫn tới không chủ động và bị ép cấp, ép giá. Chúng ta chưa thiết lập được hệ thống thị trường và bạn hàng lớn ổn định cũng như thương hiệu sản phẩm.
* Một số quốc gia và khu vực nhập khẩu gạo lớn của Việt Nam
Inđônêsia: Trong 5 năm trở lại đây, Inđônêsia đã nhập khẩu gạo của Thái Lan, Việt Nam, Mỹ, Đài Loan. Chính phủ Inđônêsia chủ yếu nhập khẩu gạo 25% tấm, còn các công ty tư nhân thường nhập khẩu gạo chất lượng cao để bán tại các siêu thị và thành phố lớn. Cơ quan hậu cần Bulog vừa có chức năng quản lý Nhà nước vừa có chức năng kinh doanh, điều phối lúa gạo. Bulog nhập khẩu gạo trên cơ sở Hiệp định Chính phủ(G to G), hay đấu thầu. Hàng năm Việt Nam xuất khẩu gạo sang Inđônêsia với số lượng lớn nhưng không ổn định. Năm 1996, Inđônêsia nhập khẩu gạo của Việt Nam khoảng 2722 ngàn tấn (12,6% tổng lượng gạo nhập khẩu); năm 1997 là 133 ngàn tấn (chiếm 38%); năm 1998 là 1.144 ngàn tấn (40%); năm 1999 là 1.804 ngàn tấn (40%) và năm 2001 chỉ còn 350 ngàn tấn (14%); năm 2002 là 744,0 ngàn tấn; năm 2003 là 1.354 ngàn tấn; và năm 2004 là 278 ngàn tấn. Inđônêsia nhập khẩu cả gạo trung bình và gạo cao cấp của Việt Nam. Chính phủ Inđônêsia đang theo đuổi chính sách tự túc lương thực, nên từ năm 2001 trở lại đây đã tăng thuế nhập khẩu gạo lên 30% và thực hiện chính sách hỗ trợ “đầu vào” cho nông dân để khuyến khích sản xuất trong nước. Inđônêsia xếp gạo vào danh mục hàng nông sản nhạy cảm cao trong cơ chế thực hiện CEPT/AFTA.
Philippine: Một trong những chính sách ưu tiên của Chính phủ nước này là phát triển nông nghiệp, tăng sản lượng lúa để giảm bớt nhập khẩu. Phấn đấu trong một vài năm tới có thể tự cung cấp đủ lương thực. Gạo cũng được xếp vào danh mục hàng nông sản nhạy cảm cao trong lịch trình cắt giảm thuế quan theo CEPT/APTA của Philippin. Trong WTO, Philippin là nước duy nhất không phải cam kết mở cửa thị trường gạo. Hàng năm, gạo Việt Nam chiếm 40-60% tổng lượng gạo nhập khẩu của nước này. Năm 2000, Việt Nam xuất khẩu sang Philippin được 370 ngàn tấn (trên thực tế là 530 ngàn tấn vì một số công ty nước ngoài nhập khẩu gạo của Việt Nam rồi xuất sang đây), năm 2002 là 429,3 ngàn tấn; năm 2004 là 483,4 ngàn tấn. Theo nhiều tài liệu cho thấy quan hệ buôn bán gạo giữa hai nước tương đối thuận lợi và tốt đẹp, Việt Nam được coi là nguồn cung cấp gạo ổn định cho Philippin.
Malaysia: Nhập khẩu gạo của Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc, Myanma, Mỹ, ấn Độ, Pakistan. Bernas là công ty độc quyền nhập khẩu gạo và chịu trách nhiệm bảo đảm nhu cầu tiêu dùng trong nước. Nhu cầu tiêu dùng gạo hàng năm của Malayxia khoảng 1,8 triệu tấn trong khi sản xuất trong nước là 1,2 triệu tấn, lượng thiếu hụt còn lại phải nhập khẩu. Phần lớn khối lượng gạo nhập khẩu là gạo cao cấp. Gạo Việt Nam nhập khẩu về chủ yếu được tiêu thụ tại 2 Bang có thu nhập thấp là Sabah và Sarwak. Năm 2002 Malaysia nhập khẩu 185,24 ngàn tấn, và năm 2004 là 167,3 ngàn tấn gạo của Việt Nam.
Singapo: Năm 1999, đã nhập khẩu 112 ngàn tấn gạo của Việt Nam: năm 2000 là 221 ngàn tấn, năm 2001 là 260 ngàn tấn; năm 2002 là 97,36 ngàn tấn; năm 2003 là 238 ngàn tấn và năm 2004 là 176,8 ngàn tấn. Singapo nhập khẩu gạo từ Việt Nam thường được tái chế để xuất khẩu sang nước thứ 3.
Irắc: Nhu cầu tiêu dùng gạo ở nước này khoảng 1 triệu tấn trong khi tự sản xuất được 200 - 250 ngàn tấn. Hàng năm, Irắc nhập khẩu gạo chủ yếu từ Việt Nam loại gạo 5% tấm- khoảng 500 ngàn tấn (80% tổng lượng nhập), số còn lại được nhập từ Thái Lan, ấn Độ, Pakistan...Mặc dù đây là thị trường nhập khẩu gạo Việt Nam tương đối ổn định và có giá cao song cũng gặp nhiều khó khăn nhất là tình hình chính trị không ổn định. Năm 2002, Irắc nhập của Việt Nam 876,37 ngàn tấn gạo; năm 2004 là 736,8 ngàn tấn. Gạo nhập khẩu vào Irắc được thực hiện trong khuôn khổ của Chương trình đổi dầu lấy lương thực của Liên Hợp Quốc.
Iran: là nước có nhu cầu nhập khẩu gạo lớn (800 nghìn - 1 triệu tấn gạo/năm) và đòi hỏi chất lượng cao. Nhiều năm, Iran đã đặt mua của nước ta tới hàng trăm nghìn tấn nhưng do nhiều nguyên nhân, nhất là nguyên nhân không đáp ứng về chất lượng nên lượng gạo xuất khẩu sang Iran đạt rất thấp.
Cuba: Nhu cầu tiêu dùng gạo của nước này tương đối lớn, ngoài nhập khẩu của Việt Nam, CuBa còn nhập khẩu của Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc. Hàng năm, nước ta xuất khẩu khoảng 120-150 nghìn tấn trong chương trình ưu đãi thoả thuận giữa 2 Chính phủ (trả chậm) và khoảng trên dưới 100 nghìn tấn thương mại bình thường. Đây là thị trường truyền thống của Việt Nam, tuy nhiên khả năng thanh toán bị hạn chế.
Châu Phi: Đây là khu vực tiêu thụ gạo với số lượng lớn, yêu cầu về chất lượng gạo không cao, nhưng gạo Việt Nam xâm nhập thị trường này ít, nguyên nhân chính là do không có khả năng cung cấp tín dụng cho bạn hàng. Vì lý do này nên gạo của Việt Nam phải thông qua nước thứ 3 để xâm nhập thị trường này và đây cũng chính là lý do giải thích tại sao trong số 10 bạn hàng mua gạo lớn nhất của ta trong thời gian qua lại có Thuỵ Sỹ và Hà Lan. Hiện nay, nhu cầu nhập khẩu gạo của các nước Châu Phi từ Việt Nam còn chiếm tỷ trọng thấp(như Nigieria là nước nhập khẩu gạo lớn nhất Châu Phi và là một trong những nước nhập khẩu gạo lớn trên thế giới), tuy nhiên Châu Phi là một thị trường có tiềm năng rất lớn, vì thế các nhà xuất khẩu Việt Nam cần khai thác, thâm nhập vào thị trường này.
Châu âu: Tiêu dùng loại gạo có chất lượng cao là xu thế của các nước Châu Âu, gạo của nước ta chưa hay đáp ứng rất ít thị hiếu tiêu dùng này. Thương mại về gạo của Việt Nam với thị trường này chủ yếu để tái xuất sang nước thứ 3, trừ một số ít gạo đặc sản xuất khẩu sang Pháp, Đức...
Bảng 2.3: So sánh gạo xuất khẩu của Việt Nam so với các đối thủ
cạnh tranh lớn (Thái Lan, Ấn Độ, Mỹ, Pakistan)
Thái Lan
Việt Nam
ấn Độ
Mỹ
Pakistan
Loại gạo xuất khẩu
- Gạo hạt dài,
trong đó xuất khẩu gạo Parbolied, gạo Jasmine, thơm hương nhài là chính
- Gạo tấm, nếp và thơm
- Chủ yếu là gạoBastima, ngoài ra có gạo hạt dài không có mùi thơm.
- Gạo có độ dài trung bình
- Chủ yếu là gạo Bastima. Ngoài ra có gạo tẻ trắng thường.
Chất lượng gạo xuất khẩu
Gồm cả gạo chất lượng cao và gạ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status