Tiểu luận Mô hình nhân cách người biên tập và vấn đề đào tạo nguồn nhân lực cho ngành xuất bản nước ta hiện nay - pdf 15

Download miễn phí Tiểu luận Mô hình nhân cách người biên tập và vấn đề đào tạo nguồn nhân lực cho ngành xuất bản nước ta hiện nay



MỤC LỤC
I. Mở đầu
II. Nội dung
1. Khái niệm xuất bản.
2. Khái niệm xuất bản phẩm.
3. Hoạt động biên tập xuất bản.
4. Biên tập viên nhà xuất bản.
5. Mô hình nhân cách của biên tập viên.
6. Xây dựng ý thức nghề nghiệp của biên tập viên.
7. Thực trạng về biên tập viên ở nước ta hiện nay.
8. Phương hướng giải quyết.
III. Kết luận
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ng khiếu. Năng khiếu là tố chất, bẩm sinh, là cơ sở cho sự phát triển tài năng của một nghệ sĩ, biên tập viên. Quan niệm nghệ sĩ ở đây không phải là tác phong làm việc tài tử đọc duyệt bản thảo không kỹ, thậm chí không đọc, để lọt ra thị trường những ấn phẩm còn yếu kém về chất lượng.
Người biên tập theo quan điểm truyền thống là những “bà đỡ” cho sự ra đời của tác phẩm văn hóa tinh thần. Hiện nay, thế giới cho rằng: coi biên tập viên là “bà đỡ” chưa nói hết đặc trưng nghề nghiệp của họ. Biên tập viên còn là người “chữa bệnh”, người “làm đẹp” cho bản thảo của tác giả. Biên tập viên là độc giả đầu tiên đọc bản thảo của tác giả. Họ phải thận trọng đọc từng câu, từng chữ trong bản thảo với thái độ nhiệt tình và trách nhiệm rất to lớn, chuẩn đoán những hạn chế của bản thảo, để “ kê thuốc đúng bệnh”, đưa ra những kiến nghị sửa chữa hợp lý và biết động viên tác giả sửa chữa. Diện mạo cuối cùng của một xuất bản phẩm, ở mức độ phổ biến nhất, đều là do tác giả và người biên tập cùng tạo dựng.
Trong xã hội, mỗi loại sách là thành quả của các hoạt động khác nhau, thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau. Người biên tập muốn làm tốt chức trách của mình, phải am hiểu những tri thức chuyên môn khoa học đó. Yêu cầu của xã hội và đặc điểm nghề nghiệp đòi hỏi người biên tập phải là những nhà khoa học, có đủ khả năng thẩm định và góp phần nâng cao chất lượng tác phẩm văn hoá khoa học. Tuy nhiên, yêu cầu về chuyên môn khoa học đối với nhân cách người biên tập có đặc thù khác với các nhà khoa học chuyên ngành. Trong hoạt động biên tập xuất bản, dù có đẩy chuyên môn cao đến đâu đi chăng nữa, cũng không thể có trường hợp mỗi biên tập viên chỉ đi sâu vào một thể loại sách về một chuyên ngành chuyên môn hẹp.Trong biên tập sách chính trị, văn nghệ hay khoa học kỹ thuật, mô hình biên tập viên đều như vậy.
Nhu cầu của xã hội về sách vô cùng phong phú, đa dạng và tăng lên không ngừng. Nếu mỗi biên tập viên chỉ đi sâu vào một thể loại cụ thể của một chuyên ngành hẹp nào đó thì mỗi nhà xuất bản phải có đội ngũ biên tập viên lên tới hàng trăm, hàng nghìn người. Cuộc sống không cho phép điều đó. Song xã hội không cho phép xuất bản sách mà không qua tay người biên tập, không có sự gia công của biên tập viên. Ngoài những năng lực chuyên môn của bản thân, người biên tập còn có sự hỗ trợ đông đảo của các chuyên gia ngoài ngành xuất bản, những cộng tác viên thuộc các chuyên ngành khoa học ấy. Vì vậy, trình độ chuyên môn về một đề tài nào đó của người biên tập có thể không sâu bằng tác giả nhưng họ lại có tri thức khoa học tương đối rộng hơn, ngoài ra biên tập viên phải có những hiểu biết khác mà nhà khoa học chuyên ngành khác không có. Ví dụ để biên tập một cuốn sách văn chương, người biên tập không chỉ có kiến thức về văn chương mà còn phải hiểu rất nhiều vấn đề trong cuộc sống. Ngoài vốn tri thức văn học, ngôn ngữ của họ phải có vốn sống phong phú.
Đặc biệt là, công việc biên tập đòi hỏi biên tập viên phải có khả năng cảm thụ thực tế, bao quát, phát hiện nhạy bén những vấn đề cần sửa chữa, một năng khiếu thẩm mỹ không tốt không chỉ phụ thuộc vào cá tính, sở thích riêng của mình, mà phải có những khả năng cảm thụ tiêu biểu của một số đông người đọc. Biên tập viên không thể giỏi hơn hay giỏi bằng tất cả các tác giả mà mình biên tập, song chí ít họ cũng phải có trình độ hiểu được tác giả, hiểu được cả đời sống, tính cách riêng và phong cách sáng tạo của họ, hiểu được những gì mà họ nói trong tác phẩm của mình, và cả những thông tin tường minh và hàm ý. Do vậy, đòi hỏi về mặt tri thức chuyên môn đối với những người biên tập là một đòi hỏi phải nâng cao và bổ sung không ngừng trong quá trình hoạt động thực tế, không chỉ căn cứ vào cái vốn ban đầu, học một học vị là đủ. Tất cả các nhà văn, nhà khoa học, các tác giả nói chung đều phải họ mới làm được. Song không phải cứ học xong một khóa học đại học là có thể có thể viết được sách, làm được nhà văn.
Ngoài trình độ học vấn thì yếu tố không thể không nhắc đến là niềm đam mê đọc sách. Thật vậy, nếu bạn đam mê đọc thì bạn sẽ có một khả năng cảm thụ nhất định về nội dung của sách từ đó công việc biên tập sẽ dễ dàng hơn. Và cũng nên nhớ khi bạn vừa bắt đầu với sự nghiệp của người biên tập sách, bạn không nên ôm đồm mọi chủ đề. Bạn nên chọn cho mình một chủ đề là thế mạnh của bản thân như sách lịch sử, kinh doanh, làm vườn hay tiểu thuyết trinh thám. Hãy chọn một thứ khi khởi đầu và hoàn thiện bản thân trong lĩnh vực đó rồi bạn mới có thể phát triển sang lĩnh vực khác về sau.
tui hoàn toàn đồng ý với điều này. Trong thực tế, một người biên tập tương lai như chúng tui đều không tự hài lòng với những gì chúng tui đã học trong trường mà luôn tìm kiếm những kiến thức để liên hệ với thực tế. tui coi kiến thức thầy cô trong trường là nền tảng cơ bản nhất để bắt đầu làm quen với kỹ năng của công việc và học hỏi thêm kiến thức ngoài xã hội nhằm hoàn thiện những lý thuyết mà thầy cô truyền dạy, cũng như lấy kinh nghiệm hoạt động trong ngành sau này. Có lẽ tui tự thấy rằng mình cũng không hoàn toàn giỏi tất cả các lĩnh vực nhưng tui sẽ cố gắng thật nhiều để làm phong phú thêm vốn kiến thức của mình bằng cách học hỏi thêm nhiều kiến thức khoa học khác nhau. Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển mạnh như hiện nay, nếu chúng ta chỉ lười biếng học tập một phút thôi thì cũng đủ để chúng ta tụt hậu rồi. Nhà bác học người Đức Charles Darwin(1809-1882) cũng đã nói: “Bác học không có nghĩa là ngừng học”. Vì vậy yêu cầu thường xuyên cập nhật, nâng cao những kiến thức lý thuyết cũng như kinh nghiệm thực tế rất cần thiết với mọi người, nhất là người biên tập.
Việc rèn luyện này không chỉ diễn ra trong và ngày, vài tháng hay vài năm mà nó thường xuyên diễn ra trong suốt cuộc đời. Chúng ta lớn lên cùng sự đổi thay của toàn xã hội nên kiến thức của chúng ta cũng phải tiến bộ cùng với nó.
c. Bên cạnh mảng tri thức chuyên môn khoa học cần thiết cho việc biên tập mỗi loại sách, mô hình nhân cách người biên tập còn bao gồm mảng tri thức về nghiệp vụ biên tập. Có lẽ đây là phần kiến thức cơ bản nhất, cần thiết nhất đối với những người muốn gắn bó với nghề xuất bản. Đây là kiến thức mang tính chất đặc thù do tính chất và đặc trưng hoạt động nghề nghiệp đòi hỏi. Lý luận nghiệp vụ biên tập, theo quan điểm hiện nay là một loại khoa học đặc biệt. Đối tượng nghiên cứu của nó là đặc trưng, các quy luật, nguyên lý và phương pháp hoạt động biên tập.
Nghiệp vụ biên tập, theo quan niệm của các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, bao gồm các tri thức, năng lực về tổ chức bản thảo, sửa chữa và hoàn chỉnh bản thảo. Trong điều kiện kinh tế thị trường, bên cạnh những năng lực trên, nghề biên tập còn đòi hỏi năng lực tiếp...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status