Tìm hiểu qui trình công nghệ sản xuất xi măng tại nhà máy xi măng hạ long – trạm nghiền phía nam, thiết kế máy đánh đống (stacker) tại nhà máy xi măng Hạ Long - pdf 15

Download miễn phí Luận văn Tìm hiểu qui trình công nghệ sản xuất xi măng tại nhà máy xi măng hạ long – trạm nghiền phía nam, thiết kế máy đánh đống (stacker) tại nhà máy xi măng Hạ Long



 
MỤC LỤC Trang
Lời mở đầu 1
Mục lục 2
 
Phần 1 QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT XI MĂNG
Chương 1 Giới thiệu tổng quan nhà máy xi măng Hạ Long
1.1. Nhu cầu xi măng hiện nay 4
1.2. Vị trí địa lí của nhà máy 4
1.3. Khả năng sản xuất của nhà máy 5
Chương 2 Dây chuyền công nghệ sản xuất xi măng
2.1. Sơ đồ bố trí dây chuyền sản xuất 6
2.2. Mô tả quá trình công nghệ sản xuất xi măng 13
Chương 3 Phân tích, so sánh lựa chọn phương án dự trữ – vận chuyển
thạch cao và phụ gia. Cấu tạo – nguyên lí hoạt động của
Máy đánh đống
3.1. Tổng quát 16
3.2. Các phương án dự trữ – vận chuyển thạch cao và phụ gia 17
do FL.Smidth cung cấp
3.3. Lựa chọn phương án dự trữ – vận chuyển thạch cao và phụ 26
gia trong nhà máy xi măng Hạ Long
3.4. Cấu tạo, nguyên lí làm việc của Máy đánh đống 27
Phần 2 THIẾT KẾ MÁY ĐÁNH ĐỐNG
Chương 1 Thiết kế băng tải phân phối
1.1. Giới thiệu chung 32
1.2. Các yêu cầu kỹ thuật của băng tải phân phối 32
1.3. Tính toán dây băng 32
1.4. Tính toán lực cản băng 34
1.5. Tính công suất động cơ và lựa chọn hộp giảm tốc 41
1.6. Tính kiểm tra dây băng 43
1.7. Tính toán kiểm tra bền con lăn 45
1.8. Tính toán thiết kế tang dẫn động 54
1.9. Tính toán trạm kéo căng 63
Chương 2 Thiết kế kết cấu kim loại cần đỡ băng tải nạp liệu
2.1. Giới thiệu chung 66
2.2. Lựa chọn vật liệu chế tạo và phương pháp tính toán 66
2.3. Xác định các tải trọng tác dụng lên cần 67
2.4. Xác định nội lực các thanh trong giàn 75
2.5. Kiểm tra bền và ổn định các thanh trong giàn 94
Chương 3 Thiết kế cơ cấu di chuyển Máy đánh đống
3.1. Giới thiệu chung 100
3.2. Các kiểu dẫn động của cơ cấu di chuyển 100
3.3. Cơ cấu di chuyển của Máy đánh đống 101
3.4. Tính toán thiết kế cơ cấu di chuyển 101
3.5. Thiết kế bộ truyền bánh răng hở 114
3.6. Thiết kế trục đỡ bánh xe 125
Chương 4 Tính ổn định của Máy đánh đống
4.1. Giới thiệu và khái niệm 130
4.2. Tính ổn định khi làm việc 130
4.3. Tính ổn định khi không làm việc 132
Phần 3 THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ
Chương 1 Tính toán các liên kết hàn của kết cấu thép cần đỡ
băng tải nạp liệu
1.1. Liên kết hàn giữa thanh biên và thanh giằng 134
1.2. Liên kết giữa hai thanh biên 137
Chương 2 Quy trình công nghệ gia công trục dẫn động
cơ cấu di chuyển
2.1. Xác định phương pháp chế tạo phôi và thiết kế bản vẽ 139
chi tiết lồng phôi
2.2. Quy trình công nghệ gia công trục 140
2.3. Tính lượng dư gia công 146
2.4. Chọn chế độ cắt 156
Phần 4 HƯỚNG DẪN LẮP ĐẶT, CHẠY THỬ
VÀ BẢO DƯỠNG MĐĐ
Chương 1 Lắp đặt Máy đánh đống 160
Chương 2 Vận hành và chạy thử Máy đánh đống 166
Chương 2 Bảo dưỡng Máy đánh đống 168
Phụ lục
Kết luận
Tài liệu tham khảo
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Phần 1
QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT XI MĂNG
------o0o------
Chương 1
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN NHÀ MÁY
XI MĂNG HẠ LONG
------o0o------
1.1. Nhu cầu xi măng hiện nay:
Đất nước ta đang trên đường công nghiệp hóa hiện đại hóa , mọi người đang trong công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước. Vì thế nhu cầu xây dựng ngày càng cao, nhiều công trình xây dựng cơ bản, xây dựng dân dụng và công nghiệp, xây dựng cầu đường, nhiều nhà máy xí nghiệp, khu công nghiệp liên tục được xây dựng, hình thành và phát triển không ngừng dẫn đến nhu cầu cấp thiết về vật liệu xây dựng. Trong đó xi măng là một sản phẩm không thể thiếu và có nhu cầu rất lớn.
Hiện tại ngày càng có nhiều công ty sản xuất xi măng ra đời để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Không chỉ có các công ty trong nước mà có cả các công ty nước ngoài cũng quan tâm đầu tư cho vấn đề sản xuất xi măng.
Trước thực trạng đo,ù vấn đề cấp bách đặt ra là phải có nhiều dây chuyền sản xuất xi măng tiên tiến, vừa đáp ứng được năng suất đặt ra vừa phải phù hợp với mặt bằng xây dựng. Nắm bắt được nhu cầu rất lớn của thị trường xây dựng trong hiện tại và tương lai, Công ty cổ phần Xi măng Hạ Long tại Quảng Ninh có nhà máy chính đặt ở đó đã quyết định xây dựng một trạm nghiền hiện đại đặt tại phía Nam nhằm cung cấp xi măng cho thị trường xây dựng đang thiếu. Nhà máy này hiện đã và đang cấp tốc hoàn thành, bởi đã có rất nhiều đối thủ có nhiều lợi thế hơn là vì họ ra đời trước nên yêu cầu đặt ra là thiết kế một dây chuyền sản xuất xi măng mới tối ưu để đủ sức cạnh tranh là mục tiêu quan trong nhất.
1.2. Vị trí địa lí của nhà máy:
Khi thiết kế dây chuyền sản xuất xi măng khó khăn đầu tiên gặp phải là vấn đề về mặt bằng lắp đặt. Diện tích mặt bằng và cấu tạo địa lý sẽ ảnh hưởng rất lớn khi thiết kế dây chuyền, nó quyết định việc lắp đặt và bố trí các thiết bị máy móc sao cho hợp lý.
Với vị trí một bên tiếp giáp với một nhánh sông Sài Gòn, còn một bên tiếp giáp với đường bộ nên rất thuận tiện cho việc vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm. Chủ yếu sẽ vận chuyển bằng hai con đường: đường thủy và đường bộ .
Hiện nay nguyên liệu để sản xuất xi măng ngoài các nguồn cung cấp trong nước thì chủ yếu là nhập từ bên ngoài là. Như vậy nguyên vật liệu chủ yếu vận chuyển bằng đường thủy qua các xà lan. Điều này đặt ra yêu cầu lớn đó là việc bốc dỡ nguyên vật liệu từ xà lan lên các kho bãi chứa. Ngoài ra thì sản phẩm xi măng hầu như cung cấp cho toàn bộ thị trường nội địa nên được vận chuyển bằng ô tô trên đường bộ và đường thuỷ, vì vậy nó cũng đặt ra yêu cầu khi thiết kế khu xuất bao sản phẩm.
Trạm nghiền xi măng phía Nam của nhà máy xi măng Hạ Long tọa lạc tại số 25 Lô C khu công nghiệp Hiệp Phước huyện Nhà Bè thành phố Hồ Chí Minh. Nhà máy cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 20Km về phía Đông Nam.
Nhà máy có diện tích mặt bằng hơn 10ha, với mức đầu tư 1064,25 tỉ VND công suất nhà máy ước đạt 1,25 triệu T/năm.
Toàn bộ dây chuyền sản xuất xi măng của nhà máy được thiết kế bởi nhà thiết kế có tên tuổi lớn từng là nhà thiết kế của nhiều nhà máy xi măng ở nước ta, đó là Tập đoàn FLSMIDTH (Đan Mạch). Chủ đầu tư là Công ty cổ phần xi măng Hạ Long với sự góp vốn phần lớn từ Công ty cổ phần xây dựng Sông Đà. Tổng thầu xây dựng và lắp đặt nhà máy là Công ty Cổ phần Lắp máy Sông Đà. Công trình được tư vấn và giám sát bởi Công ty Tư vấn Giám sát JURONG ENGINEERING (Singapore) và Công ty Tư vấn Xây dựng Bách Khoa (Việt Nam).
Các thiết bị máy móc của nhà máy phần lớn được nhập khẩu từ các nước như: Đan Mạch, Tây Ban Nha, Pháp, Đức, EU… Phần còn lại được các nhà máy xí nghiệp trong nước gia công chế tạo như: Xí nghiệp liên hợp Z751, nhà máy X51, Công ty Cổ phần Lắp máy Sông Đà, Công ty TNHH Phượng Hoàng.
1.3. Khả năng sản xuất của nhà máy:
Nguyên liệu làm thành phần chính của Xi măng là clinker, thạch cao và chất phụ gia chủ yếu được nhập từ nước ngoài.
Hàng năm, yêu cầu của dây chuyền sản xuất của nhà máy là cung cấp cho thị trường khoảng 1,25 triệu tấn xi măng/năm tức là khoảng 140 T/giờ. Sản phẩm sẽ được đóng thành bao và vận chuyển bằng đường bộ hay đường thủy. Ngoài ra nhà máy còn có thể cung cấp xi măng tươi cho các công trình trong thành phồ Hồ Chí Minh.
...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status