Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu máy móc, thiết bị công nghiệp của công ty TNHH Thương Mại và Xuất Nhập Khẩu Tân Đạt - pdf 15

Download miễn phí Chuyên đề Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu máy móc, thiết bị công nghiệp của công ty TNHH Thương Mại và Xuất Nhập Khẩu Tân Đạt



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA DOANH NGHIỆP 3
1.1. Tổng quan về hoạt động nhập khẩu. 3
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò chức năng của hoạt động nhập khẩu. 3
1.1.1.1. Khái niệm nhập khẩu. 3
1.1.1.2. Các đặc điểm cơ bản của nhập khẩu. 3
1.1.1.3. Vai trò, chức năng của hoạt động nhập khẩu. 4
1.1.2. Phân loại các hình thức nhập khẩu. 5
1.1.2.1. Nhập khẩu trực tiếp. 5
1.1.2.2. Nhập khẩu theo hình thức ủy thác. 6
1.1.2.3. Nhập khẩu dưới hình thức liên doanh liên kết. 7
1.1.2.4. Hình thức nhập khẩu tái xuất. 7
1.1.2.5. Nhập khẩu theo hình thức hàng đổi hàng. 8
1.1.3. Quá trình của hoạt động nhập khẩu. 9
1.1.3.1. Nghiên cứu thị trường. 9
1.1.3.2. Xây dựng chiến lược kinh doanh. 13
1.1.3.3. Tiến hành giao dịch trong nhập khẩu. 14
1.1.3.4. Đàm phán ký kết hợp đồng. 14
1.1.3.5. Tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu. 16
1.1.3.6. Tổ chức tiêu thụ hàng hóa nhập khẩu. 16
1.1.3.7. Đánh giá kết quả kinh doanh hàng nhập khẩu. 17
1.2. Hiệu quả hoạt động nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp. 17
1.2.1. Một số vấn đề chung về hiệu quả kinh doanh hàng hóa của doanh nghiệp. 17
1.2.1.1. Khái niệm về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 18
1.2.1.2. Phân loại hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 19
1.2.1.3. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 20
1.2.2. Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu. 20
1.2.2.1. Khái niệm. 20
1.2.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp. 21
1.2.2.3. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu. 24
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp. 26
1.2.3.1. Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô. 26
1.2.3.2. Những nhân tố thuộc về môi trường vi mô. 29
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU MÁY MÓC, THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI & XUẤT NHẬP KHẨU TÂN ĐẠT 32
2.1. Tổng quan về Công ty TNHH Thương Mại & Xuất nhập khẩu Tân Đạt. 32
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. 32
2.1.2. Lĩnh vực kinh doanh của công ty. 32
2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của công ty. 33
2.1.3.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty. 33
2.1.3.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban trong công ty. 33
2.1.4. Các nguồn lực của công ty. 38
2.1.4.1. Đặc điểm nguồn nhân lực. 39
2.1.4.2. Cơ sở vật chất của công ty. 40
2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Thương mại & Xuất nhập khẩu Tân Đạt. 41
2.2.1. Kết quả kinh doanh của công ty trong những năm gần đây. 41
2.2.1.1. Các mặt hàng nhập khẩu. 41
2.2.1.2. Thị trường nhập khẩu. 46
2.2.2. Tình hình thực hiện các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh nhập khẩu máy móc, thiết bị công nghiệp của Công ty TNHH Thương mại & Xuất nhập khẩu Tân Đạt. 47
2.2.2.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế tổng hợp. 47
2.2.2.2. Nhóm chỉ tiêu sử dụng vốn. 48
2.2.2.3. Hiệu quả sử dụng lao động. 50
2.2.3. Đánh giá chung về hiệu quả hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị công nghiệp của công ty. 50
2.2.3.1. Ưu điểm. 50
2.2.3.2. Nhược điểm. 52
2.2.3.3. Nguyên nhân. 54
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ NHẬP KHẨU MÁY MÓC, THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI & XUẤT NHẬP KHẨU TÂN ĐẠT. 56
3.1. Mục tiêu và phương hướng phát triển của công ty trong giai đoạn năm 2010 – 2015. 56
3.1.1. Những thuận lợi và thách thức đối với công ty trong giai đoạn năm 2010 – 2015. 56
3.1.1.1. Những thuận lợi. 56
3.1.1.2. Những thách thức. 57
3.1.2. Mục tiêu kinh doanh của công ty. 58
3.1.3. Phương hướng phát triển của công ty trong giai đoạn tới. 58
3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả nhập khẩu máy móc, thiết bị công nghiệp của Công ty TNHH Thương Mại & Xuất nhập khẩu Tân Đạt. 59
3.2.1. Giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ công nhân trong công ty. 59
3.2.2. Giải pháp nâng cao hoạt động nghiên cứu thị trường và mở rộng kinh doanh mặt hàng nhập khẩu của công ty. 61
3.2.3. Giải pháp về vốn. 62
3.2.4. Giải pháp nâng cao nghiệp vụ nhập khẩu hàng hóa. 62
3.2.5. Một số giải pháp khác. 64
3.3. Một số kiến nghị. 64
KẾT LUẬN 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO 68
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ng nước, giúp nền kinh tế phân bổ nguồn lực khan hiếm của mình một cách tiết kiệm, đúng mục đích và thu được hiệu quả cao.
Tóm lại nâng cao hiệu quả kinh doanh hàng nhập khẩu không chỉ đem lại lợi ích trước mắt mà còn đem lại lợi ích lâu dài cho mỗi doanh nghiệp tham gia kinh doanh, cho người tiêu dùng và cho cả nền kinh tế, cả xã hội.
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp.
1.2.3.1. Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô.
a) Môi trường chính trị, luật pháp:
Môi trường chính trị là tổng hợp tất cả các yếu tố về thể chế chính trị, về quyền, nghĩa vụ về mặt chính trị, mà nó tác động đến hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế. Luôn tồn tại mối quan hệ giữa kinh tế chính trị, qua đó các doanh nghiệp có thể phát hiện ra các cơ hội, thách thức và những rủi ro. Nếu môi trường chính trị trong nước ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, là một sự đảm bảo cho doanh nghiệp khi tiến hành giao dịch với đối tác nước ngoài. Phát hiện ra các rủi ro chính trị có thể gặp phải từ đó kịp thời đề ra chính sách kinh doanh cho phù hợp.
Môi trường luật pháp chính là luật Quốc tế và luật quốc gia sẽ cho phép và qui định những lĩnh vực, những hoạt động và những hình thức kinh doanh nào mà doanh nghiệp có thể thực hiện kinh doanh.
Hoạt động kinh doanh nhập khẩu là một hoạt động phức tạp bởi nó bị chi phối bởi nhiều nguồn luật khác nhau: nguồn luật trong nước, luật quốc tế, luật của nước xuất khẩu, tập quán quốc tế… Do vậy doanh nghiệp cần quan tâm đến những vấn đề sau:
Phải nghiên cứu kĩ chính sách nhập khẩu của Nhà nước: thuế quan, hạn ngạch, các mặt hàng được khuyến khích nhập khẩu, nhóm hàng bị hạn chế nhập khẩu, nhóm hàng bị cấm nhập khẩu.
Các yếu tố mang tính chất quốc tế, các điều ước quốc tế…
Môi trường kinh tế:
Môi trường kinh tế tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế nói chung và hoạt động nhập khẩu nói riêng, là nhân tố bên ngoài tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, đến việc hạn chế hay tăng cường nhập khẩu. Nền kinh tế phát triển và tăng trưởng ổn định sẽ tạo môi trường kinh doanh tốt thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và ngược lại.
Sự phát triển của hoạt động thương mại trong nước và thương mại quốc tế cũng ảnh hưởng tới hoạt động nhập khẩu (hạn chế hay kích thích). Sự phát triển của sản xuất trong nước tạo ra một sự cạnh tranh mạnh mẽ đối với hàng hoá nhập khẩu, ngược lại nếu sản xuất trong nước kém phát triển, không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước thì sẽ kích thích nhập khẩu.
Thu nhập, thu nhập bình quân đầu người và phân phối thu nhập. Thu nhập cho biết qui mô cuả nền kinh tế nhưng không cho biết sức mua cụ thể, tuy nhiên khi nghiên cứu thu nhập của người dân thì sẽ biết được với mức thu nhập như vậy thì sẽ thích hợp với loại hàng hóa nào. Thu nhập bình quân đầu người sẽ cho biết sức mua của người tiêu dùng.
Tỷ giá hối đoái, đây là một yếu tố vô cùng quan trọng và nó ảnh hưởng lớn tới hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp. Nếu tỷ giá hối đoái giảm thì nghĩa là đồng nội tệ lên giá so với đồng ngoại tệ và như vậy sẽ khuyến khích nhập khẩu. Ngược lại, nếu tỷ giá hối đoái tăng có nghĩa là đồng nội tệ mất giá so với đồng ngoại tệ và sẽ hạn chế nhập khẩu.
Mức độ lạm phát của nền kinh tế: nếu lạm phát cao sẽ làm đồng nội tệ mất giá và như vậy tỷ giá hối đoái sẽ tăng làm cho giá cả hàng hoá nước ngoài trở nên tăng giá một cách tương đối, do đó nó cũng có thể làm tăng gánh nợ nần cho các doanh nghiệp khi thanh toán các khoản nợ nước ngoài. Đồng thời khi lạm phát tăng thì người dân cũng sẽ tiêu dùng ít đi, tiêu dùng trên toàn thị trường sẽ giảm dẫn đến việc hạn chế nhập khẩu.
Sự biến động của hệ thống tài chính ngân hàng: tài chính và ngân hàng có tác động đến việc thực hiện hoạt động nhập khẩu, vì chức năng của nó là thực hiện hoạt động thanh toán cho các doanh nghiệp. Sự phát triển của hệ thống ngân hàng tài chính vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp tận dụng cơ hội kinh doanh, vừa giúp các doanh nghiệp hạn chế được rủi ro trong kinh doanh, cụ thể là trong thanh toán nhập khẩu nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Môi trường công nghệ cũng ảnh hưởng tới hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp, đặc biệt là nhập khẩu máy móc thiết bị. Trên thế giới khi mà trình độ phát triển công nghệ, khoa học kĩ thuật chưa đồng đều thì các nước đang phát triển và các nước kém phát triển thường nhập khẩu máy móc từ các nước phát triển, nhằm nâng cao trình độ công nghệ và cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất trong nước.
c) Môi trường văn hoá.
cần xem xét đến sự khác biệt về văn hoá nhiều hay ít: tôn giáo, công nghệ, văn hoá vật chất, thói quen tiêu dùng…Ở mỗi một thị trường thì thói quen tiêu dùng là khác nhau bởi vậy cần nghiên cứu kĩ thói quen tiêu dùng trong nước trước khi nhập khẩu hàng, vì có thể ở nước này hàng hoá đó được ưa chuộng nhưng ở nước khác lại không. Mỗi một thị trường lại có một văn hoá tiêu dùng khác nhau bởi vậy cần xây dựng chiến lược kinh doanh trên mỗi thị trường là khác nhau mới thu được hiệu quả kinh doanh như mong muốn.
d) Môi trường cạnh tranh.
Cạnh tranh với những hàng hoá sản xuất trong nước và những hàng hoá nhập khẩu khác. Các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động nhập khẩu sẽ có xu hướng nhập khẩu nhiều hơn nếu như nền sản xuất trong nước không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng, ngược lại nếu nền sản xuất trong nước phát triển mạnh mẽ, đủ khả năng đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng thì hoạt động nhập khẩu từ bên ngoài sẽ giảm xuống. Chính vì vậy mà nền sản xuất trong nước và nước ngoài có ảnh hưởng tới hoạt động nhập khẩu và hiệu quả hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp.Các đối thu cạnh tranh hiện tại và các đối thủ tiềm tàng cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2.3.2. Những nhân tố thuộc về môi trường vi mô.
a) Yếu tố con người:
Con người luôn luôn là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự thành công hay thất bại của bất kì một lĩnh vực hay một hoạt động nào và kể cả trong lĩnh vực kinh doanh cũng vậy. Bởi con người chính là người ra những quyết định kinh doanh, xây dựng chiến lược kinh doanh đồng thời chính con người lại thực hiện các công việc kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu chiến lược đề ra. Do đó để hoạt động nhập khẩu có hiệu quả thì đòi hỏi nguồn nhân lực phải có trình độ quản lý, trình độ kinh doanh, am hiểu thị trường trong nước và quốc tế, khả năng nắm bắt thông tin và hoach định chiến lược tốt.
Muốn vây, doanh nghiệp phải thực hiện tốt công tác tuyển chọn và đào tạo nguồn nhân lực, bố trí họ vào những công việc, vị trí hợp lý phù hợp với năng lực và khả năng chuyên môn của họ nhằm phát huy được hết năng lực của họ để đạt được hiệu quả cao nhất trong kinh doanh. Không ngừng trau dồ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status