XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM - pdf 15

Link tải miễn phí luận văn
MỤC LỤC

Trang
Lời nói đầu
I.KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 3
1.Kinh tế thị trường 3
2.Kinh tế thị trường định hướng XHCN 3
II.TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN PHÁT TRIỂN KTTT 3
III.ĐẶC TRƯNG BẢN CHẤT CỦA NỀN KTTT ĐỊNH HƯỚNG XHCN 6
1.Đăc trưng của nền kinh tế kinh tế thị trường 6
2.Bản chất của nền kinh tế thị trường 8
IV.THỰC TRẠNG NỀN KTTT TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN 9
1.Trình độ phát triển kinh tế còn sơ khai 9
2.Nhiều thành phần kinh tế tham gia thị trường 10
V.CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG CÓ SỰ QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC XHCN 10
1.Sự cần thiết chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước 10
2.Cơ chế thị trường 11
3.Ưu điểm, hạn chế của cơ chế thị trường 12
4. Nhà nước XHCN trong nền kinh tế thị trường 13
VI.CHỦ TRƯƠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THỂ CHẾ KTTT ĐỊNH HƯỚNG XHCN 14
1.Những yêu cầu chung 14
2.Những giải pháp 19
KẾT LUẬN

















lời nói đầu
Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế khách quan của thời đại, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia, vừa thúc đẩy hợp tác, vừa tăng cường sức ép cạnh tranh và tùy thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế.Việc hội nhập kinh tế quốc tế có ý nghĩa rất quan trọng đối với các nước đang phát triển, nhất là đối với Việt Nam, khi xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tính định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường mà chúng ta đang theo đuổi thể hiện ở mục tiêu xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, tăng trưởng kinh tế gắn với tiến bộ và công bằng xã hội, đồng thời phải đảm bảo được vai trò định hướng và điều tiết nền kinh tế của nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình phát triển kinh tế tổng quát của nước ta hiện nay. Đây là quá trình nhận thức, hoàn thiện tư duy lý luận và tổng kết thực tiễn của Đảng để thấy rõ hơn về sự tất yếu khách quan, những nội dung và đặc trưng cơ bản, những việc cần thực hiện để đẩy mạnh phát triển kinh tế ở nước ta.
Lựa chọn mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là sự nắm bắt và vận dụng xu thế vận động khách quan của kinh tế thị trường trong thời đại ngày nay. Đảng Cộng sản Việt Nam trên cơ sở nhận thức tính quy luật phát triển của thời đại và sự khái quát, đúc rút từ kinh nghiệm phát triển kinh tế thị trường thế giới, đặc biệt là từ thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và ở Trung Quốc, để đưa ra chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhằm sử dụng kinh tế thị trường để thực hiện mục tiêu từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Đây là một kiểu kinh tế thị trường mới trong lịch sử phát triển của kinh tế thị trường.
Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một quá trình tất yếu phù hợp với quy luật phát triển của thời đại và đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước. Nó cũng là con đường để thực hiện chiến lược phát triển rút ngắn, để thu hẹp khoảng cách tụt hậu và nhanh chóng hội nhập, phát triển. Tuy nhiên, đây là sự nghiệp vô cùng khó khăn, phức tạp, lâu dài, bởi lẽ nó rất mới mẻ, chưa có tiền lệ, phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Riêng về mặt lý luận cũng còn không ít vấn đề phải tiếp tục đi sâu nghiên cứu, tổng kết, làm sáng tỏ. Chẳng hạn như: các vấn đề về chế độ sở hữu và các thành phần kinh tế; về lao động và bóc lột; về quản lý doanh nghiệp nhà nước ra sao để nó đóng được vai trò chủ đạo; làm thế nào để thực hiện được công bằng xã hội trong điều kiện kinh tế còn thấp kém; vấn đề bản chất giai cấp công nhân của Đảng trong điều kiện phát triển kinh tế nhiều thành phần; các giải pháp tăng cường sức mạnh và hiệu lực của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, chống quan liêu, tham nhũng, v.v..

XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM


I.KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

1. Kinh tế thị trường là gì?

Kinh tế thị trường là mô hình kinh tế mà ở đó các quan hệ kinh tế đều được thực hiện trên thị trường, thông qua quá trình trao đổi mua bán. Quan hệ hàng hóa – tiền tệ phát triển đến một trình độ nhất định sẽ đạt đến kinh tế thị trường. Kinh tế thị trường là giai đoạn phát triển của kinh tế hàng hóa dựa trên cơ sở phát triển của lực lượng sản xuất. Trong những điều kiện kinh tế – xã hội khác nhau, sự phát triển của kinh tế hàng hóa, tất nhiên, chịu sự tác động của những quan hệ xã hội nhất định hình thành nên các chế độ kinh tế – xã khác nhau. Vì vậy, không thể nói kinh tế hàng hóa là sản phẩm của một chế độ kinh tế – xã hội nào mà phải hiểu rằng nó là một sản phẩm của quá trình phát triển của lực lượng sản xuất xã hội loài người, nó xuất hiện và tồn tại trong nhiều cách sản xuất xả hội và đạt đến trình độ cao hơn đó là kinh tế thị trường.

2. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cơ chế vận hành của nền kinh tế đó là “thị trường điều tiết kinh tế, nhà nước điều tiết thị trường “ trong mối liên hệ hữu cơ thống nhất giữa thị trường – nhà nước – các chủ thể kinh tế. Định hướng phát triển kinh tế thị trường là một vấn đề cực kỳ nhạy cảm, ý nghĩa quyết định đến sự đúng hướng hay chệch hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phải thể hiện được những giá trị đặc trưng chung của kinh tế thị trường: tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các chủ thể sản xuất kinh doanh; tự do mua bán trên thị trường; cạnh tranh tự do, một hệ thống kinh tế mở, mở rộng thị trường dân tộc, hội nhập thị trường thế giới

II. Tính tất yếu khách quan phát triển kinh tế thị trường ở việt nam

Sự ra đời của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam gắn liền với công cuộc đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là vấn đề lý luận và thực tiễn hết sức mới mẻ và phức tạp. Nó thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa việc nhận thức sâu sắc tính quy luật khách quan với phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của chủ thể là Đảng, Nhà nước xã hội chủ nghĩa và nhân dân lao động trong thực tiễn cách mạng Việt Nam. Đây là sự lựa chọn con đường và mô hình phát triển của Việt Nam trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế đáp ứng yêu cầu "đi tắt, đón đầu" đang đặt ra như một yếu tố sống còn. Sự hình thành tư duy của Đảng ta về nền kinh tế thị trường


Od53C13QaJ828ux
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status