GAP và BMP trong nuôi tôm tại Việt Nam: Chính sách, hiện trạng và phương phướng thực hiện - pdf 15

Download miễn phí GAP và BMP trong nuôi tôm tại Việt Nam: Chính sách, hiện trạng và phương phướng thực hiện



Mục lục
1. Vai trò của ngành thuỷsản: . 1
2. Các hình thức nuôi tôm ởViệt Nam . 4
3. Phát triển thực hành nuôi tốt (GAP) và thực hành quản lý tốt hơn (BMP) ởViệt Nam . 5
4. Tình hình triển khai áp dụng GAP, BMP và COC.11
5. Định hướng thực hiện GAP, BMP, COC.12
6. Tài liệu tham khảo. 13
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

sinh sản và thuần dưỡng, 2) dễ nuôi ở mật độ cao, 3) đòi hỏi hàm lượng protein trong thức
ăn thấp hơn so với tôm sú, 4) chịu được nhiệt độ thấp và 5) chịu được nước có chất lượng kém hơn so
với tôm sú.
Sau khi du nhập vào Việt Nam, sự phát triển nuôi tôm chân trắng đã được Bộ Thủy sản kiểm
soát chặt chẽ. Tuy nhiên kể từ ngày 25/1/2008, tôm chân trắng được phép nuôi tại các ao thâm canh
trong các vùng nuôi an toàn đã được chính quyền địa phương phê duyệt. Do đó, sản lượng tôm chân
trắng ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã tăng lên hết sức nhanh chóng, mặc dù hiện chưa có số liệu
này.
Nghề nuôi tôm của Việt Nam hiện nay đang gặp một số trở ngại, trong đó có tác động tiêu cực
của viếc phát triển nhanh chóng diện tích nuôi tôm vùng nước lợ, thậm chí cách bờ biển tới 10 km,
làm mặn hoá nước ngầm ở một số khu vực, gây nghẽn bùn ở một số khu vực nội địa, và giảm diện
tích rừng ngập mặn. Hiện nay nghề nuôi tôm sú ở nước ta vẫn phụ thuộc vào việc đánh bắt tôm mẹ đã
thành thục ngoài tự nhiên để sản xuất tôm giống. Với nhu cầu ngày càng tăng trong khi số lượng có
thể khai thác lại giảm, giá tôm sú mẹ thành thục có khi đã bị đẩy lên tới chục triệu đồng/con. Ngoài
ra, người ta cũng lo ngại rằng, việc đưa tôm chân trắng vào nuôi ở vùng Đông bằng sông Cửu Long sẽ
làm tăng số lượng tôm chân trắng trong tự nhiên do tôm thoát ra khỏi ao nuôi, và có thể có sự truyền
bệnh từ tôm chân trắng sang tôm sú và ngược lại, đặc biệt là bệnh vi rút đốm trắng (WSSV).
3. Phát triển thực hành nuôi tốt (GAP) và thực hành quản lý tốt hơn (BMP) ở Việt
Nam
Ngoài những trở ngại nói trên, các nhà nhập khẩu chủ yếu sản phẩm tôm, đặc biệt là EU, Mỹ
và Nhật Bản, đang đưa ra những yêu cầu khắt khe về truy xuất nguồn gốc (theo cách “từ ao
nuôi tới bàn ăn”), và chứng nhận tiêu chuẩn, chẳng hạn như GLOBAL GAP, bảo vệ môi trường và
trách nhiệm xã hội. Cả Hiệp hội bán lẻ của Hà Lan và Heiploeg BV, tổ chức nhập khẩu tôm lớn nhất
ở Châu Âu đã tuyên bố sẽ yêu cầu tất cả các nhà cung cấp phải có chứng nhận GLOBAL GAP kể từ
tháng 1/2011. Tại cuộc họp GLOBAL GAP 2008, các thành viên là các tổ chức bán lẻ đã cùng thống
nhất kêu gọi tất cả các nhà cung cấp sản phẩm thủy sản nuôi trồng phải áp dụng chứng nhận
GLOBAL GAP vào năm 2012. Walmart, hãng bán lẻ lớn nhất thế giới, đang hỗ trợ Liên minh Nuôi
thuỷ sản toàn cầu và cũng mong muốn tất cả các nhà cung cấp thuỷ sản của hãng cũng sẽ được chứng
nhận áp dụng quy phạm Thực hành nuôi trồng thủy sản tốt nhất (BAP).
Các yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường đã khiến ngành nuôi trồng thủy sản của Việt
Nam phải hướng tới việc áp dụng GAP3/BMP4 trong sản xuất rất nhiều hàng hóa, bao gồm cả tôm và
cá biển. Điều này đặt ra 2 thử thách lớn:
3 Theo khái niệm của quốc tế, Thực hành nụôi trồng thủy sản tốt (GAP) là các thực hành quản lý hay hướng dẫn được
soạn thảo nhằm giảm thiểu nguy cơ các sản phẩm thủy sản được nuôi tại cơ sở bị nhiễm mầm bệnh, hoá chất, chất bẩn và
thuốc thú y bị cấm hay sử dụng sai quy cách. Quy định GAP có thể hiểu là những thực hành cần thiết để tạo ra sản phẩm
chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm.
6
1. Làm thế nào để khuyến khích hàng trăm ngàn cơ sở nuôi thuỷ sản áp dụng GAP/BMP; và
2. Làm thế nào để người nuôi nhỏ lẻ ở vùng nông thôn vốn có nguồn lực hạn hẹp cùng tham gia
vào tiến trình này để họ không bị mất đi những lợi ích xã hội từ nuôi trồng thuỷ sản.
Nếu muốn duy trì hay thậm chí mở rộng thị trường xuất khẩu tôm thì Việt Nam cần tích cực,
chủ động và đáp ứng các yêu cầu của các nước nhập khẩu.
Cho đến nay, Cục Quản lý chất lượng và Thú ý thủy sản (NAFIQAVED, thuộc Bộ Thuỷ sản)
là đơn vị hoạt động tích cực nhất trong việc thúc đẩy áp dụng GAP ở nước ta thông qua các hoạt động
nghiên cửu thử nghiệm, tập huấn và khuyến ngư. Với hỗ trợ ban đầu của Bộ Nông nghiệp Mỹ, năm
2003, NAFIQAVED đã khởi xướng dự án áp dụng thử nghiệm GAP (dưới đây được gọi là dự án)
nhằm nâng cao chất lượng tôm của Việt Nam, cũng như là tăng cường tính bền vững về môi trường
và xã hội.
Nghiên cứu kinh nghiệm của các nước khác trong khu vực về phương pháp triển khai Bộ Quy
tắc ứng xử nghề cá có trách nhiệm của FAO, trong đó các hệ thống GAP/COC của Thái Lan và xem
xét điều kiện cơ sở hạ tầng cho nuôi tôm của Việt Nam hiện nay, NAFIQAVED đã xác định rằng quy
phạm Thực hành Quản lý tốt hơn (BMP) phù hợp hơn với các cơ sở nuôi quy mô nhỏ, có nguồn lực
hạn chế, bao gồm cả đầu tư tài chính, và họ có thể áp dụng tuỳ theo điều kiện của mình, còn quy
phạm Thực hành nuôi tốt (GAP) và Quy tắc Thực hành nuôi trồng thuỷ sản có trách nhiệm (COC) thì
phù hợp hơn với các cơ sở nuôi thâm canh vì chúng đòi hỏi đầu tư nhiều hơn vào cơ sở hạ tầng và chi
phí hoạt động.
Năm 2004, với nguồn kinh phí của Bộ Thủy sản, dự án đã được mở rộng với sự tham gia của 5
tỉnh duyên hải (Thanh Hoá, Khánh Hoà, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau). Các hoạt động cũng diễn ra
tại các tỉnh khác nhưng ở mức độ thấp hơn. Cũng tương tự như việc chứng nhận đã tiến hành ở Thái
Lan, kế hoạch của Việt Nam ban đầu sẽ dựa trên hai cấp độ: (1) cấp độ GAP, tập trung vào nội dung
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường; và (2) cấp độ COC, chú trọng đến chất
lượng đầu vào của các hệ thống nuôi và trách nhiệm xã hội. NAFIQUAVED đã tham vấn các chuyên
gia trong nước và quốc tế và là thay mặt của ngành thủy sản đã xây dựng nên các tài liệu và bài giảng
về Tiêu chuẩn GAP.
Năm 2004, với sự hỗ trợ của Hợp phần SUMA, NAFIQAVED đã tiến hành các hoạt động
xúc tiến áp dụng BMP/GAP/COC tại nhiều tỉnh:
• Tại các tỉnh Thanh Hoá và Khánh Hoà, dự án đã tiến hành tại một cơ sở nuôi quy mô trung
bình có tổng diện tích là 18 ha và một hợp tác xã có tổng diện tích 106 ha.
• Tại Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau, có 3 doanh nghiệp tham gia hoạt động dự án. Bến Tre có
20 cơ sở nuôi tôm sú thâm canh quy mô nhỏ tại hai vùng nuôi với diện tích 23 ha, và 37 ha và
một vùng nuôi tôm có diện tích 74 ha đã áp dụng GAP và bước đầu đã được chứng nhận.
• Trong năm 2005, SUMA cũng thúc đẩy việc áp dụng GAP tại các cơ sở nuôi quy mô nhỏ tại
các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và các trại giống tại các tỉnh Cà Mau và Khánh Hoà.
Các hoạt động xúc tiến được tiến hành trong các dự án khác nhau bao gồm:
4 Theo khái niệm của quốc tế, Thực hành quản lý tốt hơn (BMP) là các nguyên tắc quản lý trong phát triển nuôi trồng thủy
sản có thể sử dụng như là cơ sở cho Quy tắc ứng xử nuôi có trách nhiệm (COC). Từ “tốt hơn” phù hợp hơn từ “tốt nhất” vì
thực hành nuôi trồng thủy sản luôn không ngừng được cải tiến.
7
• Tập huấn về GAP/COC cho nông dân và cán bộ địa phương về kiểm tra và giám sát.
• Hỗ trợ trang thiết bị cho các đơn vị như cung cấp thiết bị PCR...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status