Phát triển chăn nuôi gia cầm bền vững trong chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 - pdf 15

Download miễn phí Phát triển chăn nuôi gia cầm bền vững trong chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020



cách chăn nuôi bán công nghi ệp và công nghiệp ước tính chiếm khoảng 22,2%
tổng đànvịtvớiquy mô đàntừ 1000-5.000 con/h ộ. Các giốngvịt nuôi chủyếu là giống công
nghi ệp caosản như Super M, CV Layer2000, Khakicampbell, ngan Pháp R51, R71 Theo
cách nuôi này ,v ịt chủyếu là nuôi nhốt trênnền hay trên sàn,sửdụng th ức ăn công
nghi ệp. Cách nuôi này tuy an toànd ịchbệnh nhưng đòihỏi đầutưlớn, giá thành cao nên chưa
phát triển.Thực tế cho thấy , ch ăn nuôivịttrang trại, hàng hoáquymô lớn, tập trung chiếmt ỷ
trọng còn thấp. Vi ệcphát triển chăn nuôi trangtrại, quy môlớn đanggặp nhiều khókhăn như
tập quán,truyền thống chăn nuôi, theo mùavụ, quỹ đất đai để quy hoạch các vùng chăn nuôi
tập trung, vốn đầutưchosản xuất



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

c thú y
Do cách chăn nuôi nhỏ lẻ, thả rông, buôn bán, giết mổ phân tán, không đảm bảo
an toàn sinh học nên dịch bệnh vẫn thường xuyên xảy ra, gây tổn thất lớn về kinh tế. Các
bệnh thường gặp là: Niucátxơn Gumbôrô, Tụ huyết trùng… Trong đó, tỷ lệ gà bị bệnh
Niucátxơn từ 40-53%, bệnh Gumbôrô 27-32%, tụ huyết trùng 14-15%. Theo số liệu điều tra
của viện Chăn nuôi quốc gia, tỷ lệ chết từ khi nở ra cho đến lúc trưởng thành của đàn gà nuôi
thả rông là 47%; chi phí thuốc thú y trị bệnh lên đến 10-12% giá thành. Chăn nuôi gà nông hộ
vẫn bấp bênh, ngành chăn nuôi gà phát triển không bền vững. Điều đáng quan tâm nhất là
dịch cúm H5N1 lúc xuất hiện, lúc lắng xuống. Chỉ tính 4 đợt cúm A H5N1, số gia cầm bị chết
và tiêu hủy lên tới 51 triệu con, thiệt hại khoảng 10.000 tỷ đồng.
Trong bối cảnh dịch bệnh thường xuyên xảy ra, nhưng chính sách và hệ thống ngành
thú y còn nhiều bất cập, nhất là cấp cơ sở. Mặc dù đã có pháp lệnh Thú y, song việc triển khai
thực thi tại nhiều địa phương gặp nhiều khó khăn. Mạng lưới cán bộ thú y, trình độ chuyên
môn của đội ngũ thú y còn yếu nhất là thú y cơ sở. Hoạt động thú y chưa được xã hội hoá.
Thông tin, giám sát dịch bệnh vừa thiếu lại vừa yếu. Tất cả những tồn tại nêu trên là trở ngại
lớn trong quá trình triển khai phòng, chống dịch bệnh cho gia cầm.
11. Thực trạng giết mổ và chế biến
Trước dịch cúm H5N1 cả nước có khoảng 28 cơ sở lớn chế biến thịt, nhưng nguyên liệu
chế biến chủ yếu là thịt lợn và trâu bò, sản lượng thịt gà, vịt không đáng kể. Vì vậy, hơn 95%
sản phẩm thịt gà được tiêu thụ ở dạng tươi sống.
8
Việc buôn bán tràn lan, giết mổ thủ công, phân tán là nguyên nhân làm lây lan phát tán
bệnh dịch, trong đó có bệnh cúm gia cầm. Tổ chức Nông Lương Liên hiệp quốc (FAO) đã
cảnh báo: các chợ buôn bán, giết mổ gà sống là kho lưu trữ và nguồn lây truyền bệnh cúm ở
Việt Nam.
Trước diễn biến phức tạp của dịch cúm, do yêu cầu của thị trường sử dụng sản phẩm
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nhiều địa phương, doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng các
cơ sở, dây chuyền giết mổ, chế biến gà và thường giết mổ chung cả gà và vịt. Trong đó, Đồng
bằng sông Cửu Long có 45 cơ sở, Đông Nam Bộ: 26, Đồng bằng sông Hồng: 26, Nam Trung
Bộ: 11, Tây Nguyên: 11, Đông Bắc: 9, Bắc Trung Bộ: 7 và Tây Bắc có 1 cơ sở, với công suất
giết mổ gần 90.000con/ngày.
Phần lớn các dây chuyền giết mổ tại các địa phương hiện nay vẫn là thủ công, bán công
nghiệp, mức đầu tư thấp. Cơ sở vật chất như nhà xưởng, kho tàng, thiết bị làm lạnh, xử lý môi
trường… chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Nhiều cơ sở tận dụng nhà xưởng cũ, nhà giết
mổ nằm sát chuồng gà, cơ sở giết mổ nằm ngay trong khu dân cư, nhiều sản phẩm chưa đảm
bảo vệ sinh. Lao động kỹ thuật thiếu nghiêm trọng. Số cơ sở chế biến để nâng cao giá trị sản
phẩm vẫn còn rất nhỏ bé.
Tại nhiều tỉnh vẫn chưa xây dựng được cơ sở giết mổ, chế biến gà mặc dù có nguồn
nguyên liệu và thị trường (Vĩnh Phúc, Nam Định, Khánh Hoà, Quảng Ninh…). Phần lớn các
tỉnh chưa có quy hoạch và chính sách đầu tư cho ngành giết mổ, chế biến gà.
12. Hệ thống thị trường
- Trên 95% sản phẩm bán là tươi sống và hoàn toàn tiêu thụ trong nước. Gà sống và sản
phẩm được bán khắp nơi, trong các chợ nông thôn, chợ phiên, chợ nông sản và các chợ thành
thị. Sản phẩm không chế biến, không bao gói, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm…
Nguyên nhân chủ yếu do:
- Tập quán, truyền thống chợ làng quê, thói quen sử dụng sản phẩm tươi sống của người
tiêu dùng đã hình thành từ lâu, khó thay đổi ngay.
- Nguồn thu nhập thấp, khó chấp nhận sản phẩm chế biến, giá thành cao.
- Chăn nuôi tự cung, tự cấp, giết mổ tại nhà.
- Thói quen tiêu thụ thịt gà là gà sống và một phần nhỏ gà đã giết mổ sẵn chủ yếu bằng
phương tiện thủ công, bán công nghiệp và công nghiệp. Do thói quen của người tiêu dùng
nước ta thích sử dụng thịt tươi sống, nên thị trường thịt gà bảo quản lạnh hay đã qua chế biến
công nghiệp chưa phát triển. Đây là một trong những nguyên nhân gây khủng hoảng thừa và
thiếu sản phẩm thịt gà vào các mùa vụ chăn nuôi trong năm.
Trước tình hình đó một số tỉnh, thành phố đã tăng cường quản lý và có chính sách hỗ
trợ, khuyến khích ổn định thị trường. Một số doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng các cơ sở giết
mổ, chế biến tập trung, cung cấp cho thị trường một lượng sản phẩm bảo đảm vệ sinh nhất
định, bước đầu tạo niềm tin và thói quen sử dụng sản phẩm qua chế biến, giết mổ cho người
tiêu dùng.
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, sau khi dịch cúm gia cầm tạm lắng, việc quản lý
buôn bán sản phẩm nhiều nơi bị buông lỏng, xu hướng vận chuyển, buôn bán, sử dụng gà
sống, nhất là tại các vùng nông thôn đang có chiều hướng phát triển trở lại cũng là nguyên
nhân làm các nhà đầu tư e ngại trong việc xây dựng các cơ sở giết mổ chế biến tập trung công
nghiệp.
Bệnh cúm gia cầm đã lây nhiễm sang lợn và có dấu hiệu lây truyền tình hình người sang
người ở Indonêsia. Dịch cúm gia cầm đang là thách thức và nguy cơ đại dịch của cả thế giới.
13. Đánh giá tình hình nuôi gà trong thời gian qua.
9
13.1. Những tồn tại trong chăn nuôi gà
Chăn nuôi gà chủ yếu vẫn là tự phát, phân tán, tận dụng, quy mô nhỏ, còn chăn nuôi
hàng hoá quy mô lớn, tập trung chưa phát triển. Có tới 7,9 triệu hộ chăn nuôi gà và gần 70%
hộ gia đình nông thôn chăn nuôi gà, trong đó có tới 65% số hộ nuôi theo cách nhỏ lẻ,
thả rông. Bình quân, mỗi hộ chỉ nuôi 28-30 con. Người dân chăn nuôi chủ yếu theo kinh
nghiệm, chưa được đào tạo. Hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ hộ gia đình tuy là tập quán, truyền
thống nhưng đang là nguy cơ lây lan phát tán mầm bệnh, (từ chăn nuôi nhỏ lẻ dẫn đến buôn
bán, giết mổ nhỏ lẻ là phổ biến). Chăn nuôi công nghiệp và bán công nghiệp là hình thức sản
xuất hàng hoá, là xu thế phát triển nhưng cũng gặp rất nhiều khó khăn trong thời gian qua do
đòi hỏi đầu tư lớn, kỹ thuật cao, có quỹ đất và thị trường ổn định. Ước tính sản phẩm chăn
nuôi theo cách này chỉ đạt 30-35% về số lượng đầu con. Hầu hết các địa phương vẫn
chưa quy hoạch và chưa có chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển vùng chăn nuôi tập
trung, xa khu dân cư. Đầu tư nguồn lực của xã hội cho chăn nuôi còn nhỏ bé.
Năng suất và hiệu quả chăn nuôi thấp, sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc
tế thấp. Các giống gà bản địa được sản xuất theo cách tự sản xuất, tự tiêu với năng
suất rất thấp do đặc điểm chất lượng con giống và chưa được đầu tư chọn lọc, cải tạo. Còn lại
100% các giống công nghiệp năng suất cao vẫn hoàn toàn nhập khẩu từ nước ngoài, nhưng
các chỉ tiêu năng suất chỉ đạt 85-90% so với xuất xứ. Do năng suất thấp, giá thành thịt, trứng
sản xuất trong nước cao, nên sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế thấp. Ch...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status