Đề án: Kế hoạch hoá chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thời kỳ 2001-2005 ở Việt Nam và các giải pháp thực hiện - pdf 15

Chia sẻ miễn phí cho các bạn tài liệu: Đề án: Kế hoạch hoá chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thời kỳ 2001-2005 ở Việt Nam và các giải pháp thực hiện
- 2 -
Chương I
Một số vấn đề lý luận về
sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
I.
Cơ cấu kinh tế và phân loại cơ cấu kinh tế
1.
Khái niệm cơ cấu kinh tế
Trong các tài liệu kinh tế có nhiều cách tiếp cận khác nhau về khái niệm cơ cấu
kinh tế. Các cách tiếp cận này thường bắt đầu từ khái niệm “cơ cấu”. Là một phạm trù triết học, khái niệm cơ cấu được sử dụng để biểu thị cấu trúc bên trong, tỷ lệ và mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành của một hệ thống. Cơ cấu được biểu hiện như là những mối quan hệ liên kết hữu cơ, các yếu tố khác nhau của một hệ thống nhất định. Cơ cấu là thuộc tính của một hệ thống. Do đó, khi nghiên cứu cơ cấu phải đứng trên quan điểm hệ thống.
Đứng trên quan điểm duy vật biện chứng và lý thuyết hệ thống có thể hiểu: cơ
cấu kinh tế là một tổng thể hợp thành bởi nhiều yếu tố kinh tế của nền kinh tế quốc dân, giữa chúng có những mối liên hệ hữu cơ, những tương tác qua lại cả về số lượng và chất lượng, trong những không gian và điều kiện kinh tế-xã hội cụ thể, chúng vận động hướng vào những mục tiêu nhất định. Theo quan điểm này, cơ cấu kinh tế là một phạm trù kinh tế, là nền tảng của cơ cấu xã hội và chế độ xã hội.
Một cách tiếp cận khác thì cho rằng: cơ cấu kinh tế hiểu một cách đầy đủ là
một tổng thể hệ thống kinh tế bao gồm nhiều yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau trong những không gian và thời gian nhất định, trong những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định, được thể hiện cả về mặt định tính lẫn định lượng, cả về số lượng lẫn chất lượng, phù hợp với mục tiêu được xác định của nền kinh tế.
Nhìn chung các cách tiếp cận trên đã phản ánh được mặt bản chất chủ yếu của
cơ cấu kinh tế. Đó là các vấn đề:
- Tổng thể các nhóm ngành, các yếu tố câú thành hệ thống kinh tế của một quốc
gia.
- Số lượng và tỷ trọng các nhóm ngành và các yếu tố cấu thành hệ thống kinh
tế trong tổng thể nền kinh tế đất nước.
- Các mối quan hệ tương tác lẫn nhau giữa các nhóm ngành, các yếu tố...hướng vào
các mục tiêu đã xác định. Cơ cấu kinh tế còn là một phạm trù trừu tượng; muốn nắm vững bản chất của cơ cấu kinh tế và thực thi các giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách có hiệu quả cần xem xét từng loại cơ cấu cụ thể của nền kinh tế quốc dân.
2.
Phân loại cơ cấu kinh tế
2.1. Cơ cấu ngành kinh tế Trong bàI viết chú trọng nghiên cứu cơ cấu ngành kinh tế.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo xu hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phù hợp với yêu cầu và bước đi trong tiến trình hội nhập của nền kinh tế khu vực và thế
Dành riêng cho anh em Ket-noi, bác nào cần download miễn phí bản đầy đủ thì trả lời topic này, Nhóm Mods sẽ gửi tài liệu cho bạn qua hòm tin nhắn nhé.
- Bạn nào có tài liệu gì hay thì up lên đây chia sẻ cùng anh em.
- Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở forum, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status