Tổng kết và theo dõi mô hình trồng nấm rơm trong mùa lũ năm 2004 tại xã Lương An Trà và xã Cô Tô - pdf 15

Download miễn phí Luận văn Tổng kết và theo dõi mô hình trồng nấm rơm trong mùa lũ năm 2004 tại xã Lương An Trà và xã Cô Tô



MỤC LỤC
NộiDung Trang
CẢMTẠ i
TÓMLƯỢC ii
MỤCLỤC iii
DANHSÁCHBẢNG vi
DANHSÁCHHÌNH viii
Chương 1: GIỚITHIỆU 1
Chương 2: LƯỢCKHẢOTÀILIỆU 2
2.1. Tìnhhìnhtrồng nấmrơmtrênthếgiới 2
2.2. Tìnhhìnhsảnxuấtnấmrơmvà những thuậnlợicủa nghề
trồng nấmở ViệtNam
3
2.2.1. Tình hình sản xuấtnấmrơm 3
2.2.2. Những thuận lợi trong việc phát triển nghề trồng nấm ởViệtNam4
2.3. Giá trị dinh dưỡng, điều kiện ngoại cảnh và sự phát triểncủa nấmrơm5
2.3.1. Giátrịdinh dưỡng 5
2.3.1.1. Hàmlượng Protein 5
2.3.1.2. Hàmlượng chấtbéo 6
2.3.1.3. Hàmlượng đường 6
2.3.1.4. Hàmlượng chấtkhoáng 6
2.3.1.5. Hàmlượng Vitamin 6
2.3.2. Điều kiện ngoạicảnh vàsự pháttriển củanấmrơm 6
2.3.2.1. Điều kiện ngoạicảnh 6
2.3.2.2. Sự pháttriển củanấmrơm 8
2.4. Kỹ thuậttrồng nấmrơm 11
2.4.1. Thờivụ trồng nấm 11
2.4.2. Nền trồng nấm 12
2.4.3. Nguyên liệu trồng nấm 12
2.4.4. Meo giống 14
2.4.5. Nướctưới 15
2.4.6. Phương pháp sắp xếp mô vàrảimeo 15
2.4.7. Chămsócvàtướiđón nấm 16
2.4.7.1. Tủ rơmáo vàđảo rơmáo 16
2.4.7.2. Chămsócvàtướiđón nấm 17
2.4.8. Thu hái, bảo quản vàtiêu thụ nấmrơm 18
2.4.8.1. Thu hoạch nấmrơm 18
2.4.8.2. Bảo quản nấmrơm 19
2.4.8.3. Tiêu thụ nấmrơm 19
2.4.9. Sâu bệnh hạinấmrơm 20
Chương 3: VẬTLIỆUVÀPHƯƠNGPHÁP 23
3.1. Địa bànnghiêncứu 23
3.2. Phương pháp 23
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 23
3.2.2. Phương pháp tiến hành 23
3.2.3. Công thứctính 24
3.2.4. Phân tích thống kê 24
Chương 4: KẾTQUẢVÀTHẢOLUẬN 25
4.1. Giớithiệuvềđịa bànnghiêncứu 25
4.1.1. XãLương An Trà 25
4.1.2. XãCô Tô 26
4.2. Thông tinchung vềnông hộ 26
4.2.1. Tuổicủachủ hộ vàcácthành viên trong giađình 26
4.2.2. Trình độ văn hoá 27
4.2.3. Số nhân khầu trong giađình 28
4.3. Số métmô chấtnấmvà kinhnghiệmcanhtácnấmrơm 28
4.3.1. Số métmô chấtnấmcủanông hộ 28
4.3.2. Kinh nghiệmtrồng nấm 29
4.4. Thờivụvà nơitrồng nấm 30
4.4.1. Thờivụ trồng nấmrơm 30
4.4.2. Nơitrồng nấm 31
4.5. Loạimeo trồng nấm 31
4.6. Số lầntướinướctrồng nấmcủa nông hộ 32
4.7. Kỹ thuậtcanhtáccủa nông hộ 33
4.7.1. Xử lý nền trồng nấm 33
4.7.2. Ủrơmvàcách nhận biếtrơmchín 34
4.7.2.1. Ủrơm 34
4.7.2.2. Cách nhận biếtrơmchín 35
4.7.3. Dạng mô chấtnấmrơm 36
4.7.4. Trởtơsau khichất 38
4.7.5. Hiện trạng sử dụng chấtkích tố trong quátrình trồng nấm 38
4.7.6. Dịch hạinấmrơmvàtình hình sử dụng nông dược 40
4.8. Thuhoạch 41
4.8.1. Ngày bắtđầu hái 41
4.8.2. Số đợtthu hoạch/vụ 42
4.8.3. Tiêu thụ sản phẩm 43
4.8.4. Năng suấtnấmrơmtrên 1 métmô (kg/m) 44
4.9. Chiphí, thunhậpvà lợinhuận 45
4.10. Sự thamgia của nữ giớitrong việctrồng nấm 46
4.11. Hiệu quả đầu tư và chi phí của mô hình canh tác 2 lúa-nấmrơmtạixã Lương AnTrà và xã Cô Tô
4.12. Thuậnlợivà khó khăntrong quá trìnhtrồng nấm 48
4.12.1. Thuận lợi 48
4.12.2. Khó khăn 48
4.13. Mô hìnhtheo dõi 49
Chương 5: KẾTLUẬNVÀĐỀNGHỊ 53
5.1. Kếtluận 53
5.2. Đềnghị 54
TÀILIỆUTHAMKHẢO 55
PHỤCHƯƠNG pc-1

Chương 1 GIỚI THIỆU
An Giang nằm ở hạ lưu lưu vực sông Mê Kông lại có hệ thống sông
ngòi và kênh rạch chằng chịt, do đó bị tác động đầy đủ của các quá trình thuỷ
văn như ngập lụt, sụp lở đất bờ sông… Vào tháng 7 và tháng 8 hàng năm
thường có các nhiễu động nhiệt đới hoạt động hàng ngày mưa to và dài ngày
làm xuất hiện những trận lũ đầu mùa ở cả trung và hạ lưu sông Mê Kông.
Mỗi khi lũ về là người dân phải đối mặt với những thiệt hại không chỉ
về người mà còn về của, cuộc sống người dân gặp nhiều khó khăn do thời
gian nhàn rỗi thì nhiều mà họ lại không có được việc làm. Cho nên để giúp
cho người dân vẫn có thể sống hoà bình với lũ, vẫn có thu nhập ổn định trong
mùa lũ thì việc tìm ra các mô hình nuôi trồng thích hợp là rất cần thiết. Từ lợi
thế tỉnh An Giang có đa số người dân sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa , sản
phẩm phụ (rơm, rạ) từ quá trình trồng lúa là rất lớn cho nên việc đưa mô hình
trồng nấm rơm trong mùa lũ sẽ tận dụng phế phẩm cây lúa sau thu hoạch, tạo
ra sản phẩm mới, phù hợp với lao động nông thôn và khai thác lợi thế nhàn
rỗi trong mùa nước nổi. Do nấm rơm có thể trồng quanh năm, chi phí đầu tư
thấp, yêu cầu kỹ thuật không phức tạp, thu hồi vốn nhanh nên những người
dân cùng kiệt ít vốn vẫn có thể áp dụng được. Có thể coi mô hình trồng nấm rơm
là một trong những mô hình để xoá đói giảm nghèo.
Do đó, đề tài “Tổng kết và theo dõi mô hình trồng nấm rơm trong
mùa lũ năm 2004 tại xã Lương An Trà và Cô Tô” được thực hiện nhằm
mục đích tìm hiểu qui trình kỹ thuật, những thuận lợi, khó khăn trong quá
trình sản xuất nấm rơm trong mùa lũ để tổng kết và đánh giá hiệu quả của mô
hình trong việc cải thiện thu nhập của người dân ở đây.
Chương 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Nấm rơm là loại nấm khá quen thuộc của nhân dân các nước Châu Á,
nhất là Đông Nam Á, chủ yếu là vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Nấm thường
mọc trên nguyên liệu phổ biến là rơm nên có tên chung là nấm rơm (Straw
mushroom) (Trung tâm UNESCO, 2004).
Nấm rơm (còn gọi là Nấm rạ, Thảo Cô) có tên khoa học là Volvariella
volvacea (Bull. Ex Fr.), thuộc họ Pluteaceae, bộ Agaricales, lớp phụ
Hymenomycetidae, lớp Hymenomycetes, ngành phụ Basidiomycotina, ngành
Nấm thật-Eumycota, giới Nấm-Mycota hay Fungi (Nguyễn Lân Dũng, 2003).
2.1. Tình hình trồng nấm rơm trên thế giới
Nấm rơm được trồng đầu tiên ở Trung Quốc sau đó được phổ biến
sang nhiều quốc gia Đông Nam Á và Bắc Phi (Nguyễn Lân Dũng, 2002).
Điều này về sau được xác nhận bởi các tác giả Philippines là Bammerito và
Espino (1936) và tác giả Thái Lan là Jalaricharana (1950) (Nguyễn Hữu
Đống và ctv, 2002). Các nước trên thế giới hiện nay tập trung nghiên cứu và
sản xuất nấm mỡ, nấm hương, nấm sò, nấm rơm là chủ yếu (Nguyễn Hữu
Đống và ctv, 2002). Nguyễn Lân Dũng (2003) cho biết sản lượng nấm rơm
sản xuất trên toàn thế giới là 250.000 tấn (1995), riêng Trung Quốc đã là
150.000 tấn (chiếm 60% sản lượng của thế giới).
Theo Nguyễn Hữu Đống và ctv (2002), thị trường tiêu thụ nấm lớn
nhất hiện nay là Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan, các nước Châu Âu... Hàng năm các
nước này phải nhập khẩu từ Trung Quốc (nấm muối và nấm đóng hộp). Tại
các nước này, do khó khăn về nguồn nguyên liệu và giá công lao động rất đắc
nên những người nuôi trồng nấm và kinh doanh mặt hàng này đang chuyển
dịch sang các nước chậm phát triển để mua nguyên liệu (nấm muối) và đầu tư
sản xuất, chế biến tại chỗ.
Ở Châu Á , trồng nấm mang tính chất thủ công, năng suất không cao,
nhưng sản xuất gia đình với số đông, nên tổng sản lượng rất lớn (Lê Duy
Thắng, 1997). Các nước ở khu vực Châu Á như Đài Loan, Trung Quốc , Thái
Lan,…nghề trồng nấm cũng phát triển rất mạnh mẽ, một số loại nấm ăn được
nuôi trồng khá phổ biến, đó là nấm mỡ (Agaricus bisporus), nấm hương
(Lentinus edodes), nấm rơm (Volvariella volvacea),…sản phẩm nấm được
tiêu thụ chủ yếu ở dạng tươi, đóng hộp, sấy khô và làm thuốc bổ (Nguyễn
Hữu Đống và ctv, 2002).
Nguyễn Lân Dũng và ctv (2002) cho rằng vấn đề nghiên cứu và sản
xuất nấm ăn trên thế giới ngày càng phát triển mạnh mẽ, nó đã trở thành một
ngành công nghệ thực phẩm thực thụ.
2.2. Tình hình sản xuất nấm rơm và những thuận lợi của nghề trồng nấm
ở Việt Nam
2.2.1. Tình hình sản xuất nấm rơm
Theo Việt Chương (2003) thì vào khoảng năm 1963, tại miền Nam
nước ta, phong trào trồng nấm rơm bắt đầu nở rộ khi meo giống nhân tạo ra
đời, nhập meo nấm rơm ở Đài Loan, Hồng Kông... Mặt khác, Nguyễn Hữu
Đống và ctv (2002) cũng cho biết chỉ hơn 10 năm trở lại đây, trồng nấm mới
được xem như là một nghề mang lại hiệu quả kinh tế. Các loại nấm ăn như:
Nấm sò, nấm rơm, nấm mộc nhĩ,… được trồng ngày càng tăng (đối với các
tỉnh phía Bắc) chủ yếu tiêu dùng nội địa. Ước tính trung bình một năm đạt
khoảng 100 tấn nấm tươi.
Theo Nguyễn Lân Dũng (2001), ở miền Nam nước có thể trồng quanh
năm các loại nấm rơm (Volvariella volvacea), nhiều loại nấm sò hay còn gọi
là nấm Bào ngư (Pleurotus spp.), mộc nhĩ hay còn gọi là nấm mèo
(Auricularia spp.). Và từ năm 1989 đến nay nhân dân các tỉnh Đồng Bằng
Sông Cửu Long đã tiếp thu kỹ thuật và trồng nấm rơm rộng rãi (Trần Đình
Đằng và Nguyễn Hữu Ngoan, 2002). Bên cạnh đó, Nguyễn Hữu Đống và ctv
(2002) cho biết sản lượng nấm rơm tăng theo cấp số nhân: từ trước năm 1990
mới đạt con số vài trăm tấn/năm đến nay đạt trên 40.000 tấn/năm. Các tỉnh
phía Nam đã và đang xuất khẩu nấm rơm muối đóng hộp với số lượng hàng
ngàn tấn/năm sang thị trường Đài Loan, Hồng Kông, Thái Lan...


58EzG9qlG5m8dAq
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phíd
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status