Một số vấn đề đầu tư phát triển thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp ở nước ta hiện nay - pdf 15

Download miễn phí Luận văn Một số vấn đề đầu tư phát triển thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp ở nước ta hiện nay



MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THUỶ LỢI. 3
I-/ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN. 3
1-/ KHÁI NIỆM HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN. 3
1.1 Khái niệm đầu tư. 3
1.2 Khái niệm đầu tư phát triển. 3
1.3 Khái niệm hoạt động đầu tư phát triển. 3
2-/ VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐỐI
VỚI NỀN KINH TẾ. 3
2.1 Trên giác độ toàn bộ nền kinh tế đất nước. 3
2.2 Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ. 6
II-/ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH THUỶ LỢI. 7
1-/ VAI TRÒ CỦA THUỶ LỢI ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ. 7
1.1 Khái niệm về thuỷ lợi. 8
2.2 Vai trò của thuỷ lợi đối với nền kinh tế. 8
2-/ NỘI DUNG CỦA THUỶ LỢI HOÁ TRONG CÔNG NGHIỆP. 13
2.1. Trị thuỷ dòng sông lớn. 14
2.2 Tổ chức thi công xây dựng công trình. 15
2.3 Tổ chức quản lý, khai thác và sử dụng hiệu quả hệ thống
công trình thuỷ lợi. 17
2.4. Tổ chức tưới nước và tiêu nước khoa học: 18
3-/ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẦU TƯ VÀO THUỶ LỢI. 18
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THUỶ LỢI
TRONG NHỮNG NĂM QUA 21
I-/ THỰC TRẠNG NGÀNH THUỶ LỢI THỜI GIAN QUA. 21
1.1 Thực trạng hệ thống công trình thuỷ lợi 22
1.2 Thực trạng quản lý sử dụng các công trình thuỷ lợi. 28
II-/ TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THUỶ LỢI NHỮNG NĂM QUA. 29
1-/ TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ VÀO THUỶ LỢI. 29
2-/ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN ĐẦU TƯ GIỮA CÁC VÙNG. 36
2.1 Đồng bằng và trung du Bắc Bộ. 39
2.2 Đồng bằng sông Cửu Long. 40
2.3 Vùng núi phía Bắc. 42
2.4 Bắc Trung Bộ. 42
2.5 Nam Trung Bộ. 43
2.6 Tây Nguyên 44
2.7 Miền Đông Nam Bộ 44
3-/ CƠ CẤU ĐẦU TƯ CHO CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH. 45
4-/ CƠ CẤU NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ. 47
5-/ KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG ĐẦU TƯ
PHÁT TRIỂN THUỶ LỢI. 48
5.1. Những kết quả đạt được. 48
5.2 Hiệu quả đạt được trong đầu tư phát triển thuỷ lợi. 52
III-/ ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ ĐẦU TƯ VÀO THUỶ LỢI 56
1-/ NHỮNG MẶT ĐÃ LÀM ĐƯỢC. 56
2-/ NHỮNG TỒN TẠI. 57
CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THUỶ LỢI TRONG THỜI GIAN TỚI. 59
I-/ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN THUỶ LỢI ĐẾN NĂM 2010. 59
1-/ PHƯƠNG HƯỚNG CHUNG PHÁT TRIỂN THUỶ LỢI. 59
1.1 Cấp nước. 59
1.2 Phòng chống và giảm nhẹ thiên tai. 60
2-/ PHƯƠNG HƯỚNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THUỶ LỢI 63
2.1 Phương hướng đầu tư phát triển thuỷ lợi năm 2000 63
2.2 Phương hướng đầu tư phát triển thuỷ lợi từ năm 2001 - 2010. 67
II-/ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THUỶ LỢI 69
1-/ XÂY DỰNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THUỶ LỢI 69
2-/ HOÀN THIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ. 69
2.1 Giai đoạn chuẩn bị đầu tư. 69
2.2 Giai đoạn thực hiện đầu tư. 70
2.3 Giai đoạn vận hành các kết quả đầu tư. 73
3-/ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ VÀO THUỶ LỢI. 73
4-/ KẾT HỢP ĐẦU TƯ THUỶ LỢI, GIAO THÔNG VÀ CÁC NGÀNH KHÁC. 74
5-/ ĐÀO TẠO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN TRONG THUỶ LỢI. 74
KẾT LUẬN 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

i so với giai đoạn 1976 - 1980.
Đến giai đoạn 1991 - 1995 thì vốn đầu tư vào thuỷ lợi là 4168,024 tỷ đồng chiếm 59,63% tổng vốn đầu tư thời kỳ 1976 - 1995. Chính vì vậy mà tốc độ phát triển vốn trong giai đoạn 1991 - 1995 so với 1976 - 1980 tăng 2,9 lần với số vốn đầu tư đó thì chủ yếu tập trung đầu tư vào thuỷ nông chiếm 76,86% trong cả thời kỳ, đầu tư vào đê điều chiếm 16,15% tổng vốn đầu tư.
Với phương châm nông nghiệp vẫn là ngành mũi nhọn cho nên vốn xây dựng cơ bản trong nông nghiệp vẫn được tập trung đầu tư cao trong đó vốn đầu tư cho thuỷ lợi chiếm một phần lớn được thể hiện ở biểu 2.
Biểu 2 - Tình hình thực hiện và cơ cấu vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước trong ngành nông nghiệp.
Mục
1990
1995
1996
1997
1998
VĐT (tỷ đ)
Tỷ trọng (%)
VĐT (tỷ đ)
Tỷ trọng (%)
VĐT (tỷ đ)
Tỷ trọng (%)
VĐT (tỷ đ)
Tỷ trọng (%)
VĐT (tỷ đ)
Tỷ trọng (%)
Tổng số
409,2
100
1140
100
1241,3
100
2981,2
100
3267,4
100
1. Trồng trọt
92,2
22,6
314
27,5
279,5
22,5
294,4
9,9
378,3
11,6
2. Chăn nuôi
16,9
4,1
40
3,5
84,6
6,8
241,3
8,1
323,6
9,9
3. Trạm máy kéo
0,36
0,008
-
-
36,9
2,97
230,8
11,6
254,3
7,8
4. Thuỷ lợi
299,74
73,3
786
69
840,6
67,7
2214,7
70,4
2311,2
70,7
Nguồn: Số liệu nông lâm ngư nghiệp Việt Nam 1998.
Qua bảng trên ta thấy với sự quan tâm đến phát triển thuỷ lợi, coi thuỷ lợi là biện pháp hàng đầu để phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn nên với vốn đầu tư vào nông nghiệp thì thuỷ lợi chiếm tỷ trọng rất cao. Năm 1990 chiếm 73,3% vốn đầu tư vào nông nghiệp với số vốn là 299,74 tỷ đồng, tiếp theo các năm 1995 - 1998 số tuyệt đối vốn đầu tư tiếp tục tăng lên so với năm 1990, như năm 1998 tăng so với năm 1990 là 2011,5 tỷ đồng. Cơ cấu vốn đầu tư vào thuỷ lợi trong nông nghiệp là cao mặc dù những năm 1995 - 1998 tỷ trọng của nó có giảm đi so với năm 1990, năm 1995 chiếm 69%, năm 1996 chiếm 67,7%, năm 1997 chiếm 70,4%, năm 1998 chiếm 70,7%. Vốn đầu tư cho công tác thuỷ lợi hàng năm nêu trên chủ yếu nhằm khôi phục hệ thống công trình thuỷ lợi cũ, xây dựng các công trình thuỷ lợi mới phục vụ sản xuất nông nghiệp từ đó tiến hành quản lý khai thác hệ thống các công trình thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Vậy mặc dù với nguồn vốn còn hạn hẹp trong điều kiện nền kinh tế còn rất khó khăn nhưng Nhà nước đã rất quan tâm tập trung lượng vốn lớn để đầu tư vào thuỷ lợi.
Trong năm 1991 vốn đầu tư xây dựng cơ bản ngành thuỷ lợi là 468,871 tỷ đồng chiếm 11% tổng vốn đầu tư trong cả nước sang tới năm 1995 vốn đầu tư xây dựng cơ bản là 1322,850 tỷ đồng chiếm 8,6% vốn đầu tư trong cả nước. Như vậy vốn đầu tư năm 1995 tăng 2,8 lần so với năm 1991.
Trong hai năm 1996 - 1997 tổng số vốn đầu tư vào thủy lợi là 3646,300 tỷ đồng trong đó vốn đầu tư do Trung ương quản lý là 3015,600 tỷ đồng, địa phương quản lý là 630,7 tỷ đồng. Như vậy chỉ trong hai năm 1996 - 1997 tổng vốn đầu tư chiếm 87% so với thời kỳ 1991 - 1995 (4.168,024 tỷ đồng). Riêng vốn Trung ương đạt 112% vốn địa phương đạt 42% vốn đầu tư thời kỳ 1991 - 1995.
Tiếp sang năm 1999 tổng vốn đầu tư là 2962,657 tỷ đồng trong đó vốn Trung ương quản lý là 2396,757 vốn địa phương quản lý 565,9 với lượng vốn đầu tư này thì nó đạt 170% so với năm 1998 (đầu tư 1409,270 tỷ đồng). Với số vốn đầu tư này nhằm đầu tư đảm bảo an toàn đê điều, phục hồi nâng cấp các công trình đã có, chú ý phát triển các công trình vừa và nhỏ, ở các vùng miền núi, Tây Nguyên nhằm ổn định dân cư, xoá đói giảm nghèo, đẩy nhanh tiến độ công trình các hồ chứa nước ở miền Trung, Đông Nam Bộ và các vùng kinh tế trọng điểm. Tập trung đầu tư để đẩy nhanh tiến độ thi công, sớm hoàn thành dứt điểm công trình đưa vào sử dụng.
Lượng vốn đầu tư năm 1999 được bố trí như sau: Xây dựng cơ bản đê điều phòng chống lũ lụt 557,4 tỷ đồng gồm vốn đầu tư thường xuyên là 171,4 tỷ đồng, vốn đê Hà Nội vay ADB 116,3 tỷ đồng và dự án PAM 5325 cho đê biển miền Bắc là 269,7 tỷ đồng. Các mục tiêu khác như: phục hồi nâng cấp các công trình đã có, thúc đẩy thi công các công trình trọng điểm là 1886 tỷ đồng bằng 62% so với đầu tư vào thuỷ nông và bằng 198% so với năm 1998 (950 tỷ đồng).
Bố trí 199,5 tỷ đồng vốn đối ứng trong nước đảm bảo yêu cầu giải ngân thúc đẩy tiến độ thực hiện dự án có vốn đầu tư nước ngoài. Thực hiện cam kết giữa Việt Nam và tổ chức Quốc tế tài trợ, bổ sung nguồn cân đối.
Bố trí 309,755 tỷ đồng đảm bảo đủ vốn cho 42 công trình hoàn thành phát huy hiệu quả trong năm, bằng 135% so với năm 1998 (31 công trình).
Với sự phân bổ vốn đầu tư như trên thì tình hình thực hiện công tác đầu tư xây dựng cơ bản thuỷ lợi như sau:
- Xây dựng cơ bản đê điều: Kế hoạch tu bổ đê điều thường xuyên năm 1999 bằng nguồn vốn ngân sách được triển khai trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của thường vụ Bộ Chính trị và của Thủ tướng Chính phủ nhằm mục tiêu đảm bảo an toàn hệ thống đê điều Đồng bằng sông Hồng giai đoạn 1999 - 2000, củng cố đê điều phía Bắc từ Hà Tĩnh trở ra và hỗ trợ tu bổ đê biển các tỉnh miền Trung từ Quảng Bình đến Bình Định. Trong năm đã tập trung khắc phục hậu quả thiên tai hai năm 1998, 1999 và triển khai hoàn thành khối lượng đắp đê làm kè, cống đạt và vượt kế hoạch được giao. Trong kế hoạch đã quan tâm bố trí triển khai chương trình nghiên cứu phòng chống lũ Đồng bằng Sông Hồng, cải tạo hệ thống đóng mở đập đáy, lập dự án xây dựng tràn sự cố trên các tuyến đê phân lũ, khoan phụt vữa gia cố đê tả Đáy thuộc khu vực Sơn Tây...
Các dự án đầu tư năm 1999 được phê duyệt sớm hơn 1 tháng so với các năm trước, đã tạo điều kiện cho nhiều địa phương triển khai thực hiện ngay từ quý 4 năm 1998.
Những sự cố phát sinh trước lũ đã kịp thời phát hiện và được xử lý ngay. Một số công trình trọng điểm có khối lượng và kinh phí đầu tư lớn, chưa cân đối cấp đủ vốn đầu năm đều được các đơn vị thi công và các địa phương ứng vốn hoàn thành đúng tiến độ như đê Đà Giang (Hoà Bình), kè Thanh Miện (Phú Thọ), kè Bồ Xuyên (Thái Bình). Một số tiến bộ công nghệ mới đã được áp dụng thử nghiệm như kè mảng bê tông liên kết mềm Linh Chiểu, rồng vải lọc lõi cát hộ chân kè Cẩm Đình, kè Hàm Tử...
Đã tổ chức đấu thầu 18 công trình với kết quả tiết kiệm được 3,3 tỷ đồng.
Thực hiện cả năm về kế hoạch tu bổ đê điều thường xuyên 171,4/171,4 tỷ đồng đạt 100% kế hoạch năm và bằng 110% kế hoạch giao đầu năm.
- Công tác sửa chữa nâng cấp hệ thống công trình thuỷ nông: Thực hiện nhiệm vụ được giao cục quản lý nước và công tác thuỷ lợi đã chỉ đạo các địa phương thi công, sửa chữa 36 công trình với tổng số vốn trên 159 tỷ đồng (không kể vốn sửa chữa nâng cấp các hệ thống thuỷ nông lớn thuộc các dự án ADB1, ADB2, WB).
Việc sửa chữa nâng cấp các công trình thuỷ nông thường rất phức tạp do công trình chìm sâu dưới nước, khuất trong thân đập nhưng các đơn vị thiết kế thi công đã có nhiều cố gắng tìm ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status