Tình hình đầu tư phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở Việt Nam - pdf 15

Link tải luận văn miễn phí cho ae
TRANG
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 3
I. Lý luận chung về đầu tư phát triển 3
1. Khái niệm, và đặc điểm của đầu tư phát triển 3
1.1 Khái niệm: 3
1.2 Đặc điểm đầu tư phát triển 5
2. Vai trò của đầu tư phát triển trong nền kinh tế 6
2.1 Trên giác độ nền kinh tế của quốc gia 6
2.2 Trên giác độ đơn vị kinh tế của đất nước 8
3. Vốn và nguồn vốn đầu tư phát triển 9
3.1 Khái niệm vốn và nguồn vốn đầu tư phát triển 9
3.2 Vốn trong nước 9
3.3 Vốn nước ngoài 10
3.4 Mối quan hệ giữa hai nguồn vốn 11
II. Lý luận chung về nghành thuỷ sản 12
1. Đặc điểm, vai trò của nghành thuỷ sản 12
1.1 Khái niệm về ngành thuỷ sản: 12
1.2 Đặc điểm của ngành Thuỷ sản 13
1.3 Vai trò của ngành thuỷ sản trong nền kinh tế 14
2. Đặc điểm đầu tư phát triển trong nuôi trồng thuỷ sản 16
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN 19
I. Các nhân tố ảnh hưởng đầu tư phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở nước ta và sự cần thiết phải đầu tư 19
1. Các nhân tố ảnh hưởng đầu tư phát triển nuôi trồng thuỷ sản 19
1.1. Điều kiện tự nhiên 19
1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 22
2. Sự cần thiết phải đầu tư vào lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản 23
II. Tình hình đầu tư phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở Việt Nam 26
1. Tình hình thu hút vốn đầu tư thuỷ sản giai đoạn 1996-2001 26
1.1 Vốn đầu tư ngành thuỷ sản so với tổng vốn đầu tư cả nước 26
1.2 Vốn đầu tư cho thuỷ sản so với vốn đầu tư ngành nông nghiệp 26
2. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển thuỷ sản 26
2.1 Đầu tư phát triển theo nguồn vốn đầu tư 26
2.2 Đầu tư theo lĩnh vực 26
2.4 Đầu tư nuôi trồng thuỷ sản theo vùng kinh tế 26
2.5 Đầu tư nuôi trồng thuỷ sản theo chương trình 773 26
III. Đánh giá tình hình đầu tư phát triển ngành thuỷ sản từ năm 1996 đến nay 26
1. Kết quả và hiệu quả đầu tư 26
1.1 Sản lượng thuỷ sản 26
1.2 Diện tích nuôi trồng thuỷ sản 26
2. Đánh giá chung những kết quả đạt được 26
3. Những tồn tại và nguyên nhân trong đầu tư phát triển thuỷ sản 26
3.1 Thiếu quy hoạch cụ thể cho tiểu vùng sinh thái, vùng nuôi tập trung.26
3.2 Hệ thống sản xuất con giống chưa đáp ứng nhu cầu 26
3.3 Đầu tư phát triển nuôi trồng thuỷ sản chưa thích đáng. 26
3.4 Tổ chức quản lý nuôi trồng thuỷ sản còn thiếu hiệu quả, năng lực quản lý yếu 26
3.5 Chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư nuôi trồng thuỷ sản còn hạn chế 26
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN 26
I. Quan điểm, mục tiêu đầu tư phát triển ngành thuỷ sản giai đoạn 2001-2010 26
1. Dự báo xu hướng phát triển thuỷ sản thế giới đến năm 2010 26
2. Quan điểm chỉ đạo phát triển thuỷ sản giai đoạn 2001-2010 26
3. Định hướng đầu tư phát triển thuỷ sản giai đoạn 2001-2010 26
II. Một số giải pháp đầu tư phát triển ngành thuỷ sản 26
1. Tăng cường thu hút vốn đầu tư cho nuôi trồng thuỷ sản 26
1.1 Đối với nguồn vốn trong nước 26
1.2 Đối với nguồn vốn nước ngoài 26
2. Đầu tư mở rộng và phát triển sản xuất 26
2.1. Phát huy sức mạnh các thành phần kinh tế 26
2.2. Mở rộng phát triển sản xuất 26
2.3. Đầu tư cho nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu 26
2.4. Tăng cường khoa học công nghệ cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản 26
2.5. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế 26
3. Đầu tư mở rộng thị trường tiêu thụ 26
3.1. Đối với thị trường trong nước 26
3.2. Đối với thị trường nước ngoài 26
4. Giải pháp về nhân lực 26
Những vấn đề lý luận chung
I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
1. Khái niệm, và đặc điểm của đầu tư phát triển
1.1 Khái niệm:
Xuất phát từ phạm vi phát huy tác dụng của các kết quả đầu tư chúng ta có thể có những cách hiểu khác nhau về đầu tư
Theo nghĩa rộng: Đầu tư là sự “hy sinh” các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về cho người đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó.
Nguồn lực ở hiện tại có thể là: tiền, tài nguyên thiên nhiên, thời gian, sức lao động và trí tuệ. Những kết quả đó có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính, tài sản vật chất, tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực có đủ điều kiện để làm việc với năng suất cao hơn trong nền sản xuất xã hội.
Trong các kết quả đạt được trên đây những kết quả là các tài sản vật chất, tài sản trí tuệ và nguồn lực tăng thêm có vai trò quan trọng trong mọi lúc mọi nơi, không chỉ đối với người bỏ vốn mà còn đối với cả nền kinh tế. Những kết quả này không chỉ người đầu tư mà cả nền kinh tế được hưởng.
Theo nghĩa hẹp: Đầu tư chỉ bao gồm những hoạt động sử dụng các nguồn lực ở hiện tại nhằm đem lại cho nền kinh tế xã hội những kết trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt được các kết quả đó.
Phạm trù đầu tư theo nghĩa hẹp được gọi là Đầu tư phát triển. Vậy đầu tư phát triển là hoạt động sử dụng các nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất, nguồn nhân lực và tài sản trí tuệ để xây dựng nhà cửa và cấu trúc hạ tầng, mua sắm trang thiết bị và lắp đặt chúng trên nền bệ, bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện chi phí thường xuyên gắn liền với hoạt động của các tài sản này nhằm duy trì tiềm lực hoạt động của các cơ sở đang tồn tại và tạo tiềm lực duy trì tiềm lực hoạt động của các cơ sở đang tồn tại và tạo tiềm lực mới cho nền kinh tế xã hội, tạo việc làm và nâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội.
Trên giác độ nền kinh tế đầu tư là sự hy sinh những giá trị ở hiện tại gắn liền với việc tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế. Các hoạt động mua bán, phân phối lại, chuyển giao tài sản hiện có giữa các cá nhân, không phải là đầu tư đối với nền kinh tế.
Đầu tư có thể phân loại thành ba hình thức chính theo bản chất và lợi ích do đầu tư mang lại như sau:
Đầu tư tài chính: Là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền ra cho vay hay mua các chứng chỉ có giá để hưởng lãi suất. Đầu tư tài chính không tạo ra sản phẩm mới cho nền kinh tế quốc dân (nếu không xét đến quan hệ quốc tế trong lĩnh vực này) mà chỉ làm tăng giá trị tài sản tài chính của các tổ chức, cá nhân đầu tư. Với hoạt động của hình thức đầu tư tài chính, vốn bỏ ra đầu tư được lưu chuyển dễ dàng khi cần có thể rút ra một cách nhanh chóng. Điều này khuyến khích người có tiền bỏ ra đầu tư. Để giảm độ rủi ro họ có thể đầu tư vào nhiều nơi, mỗi nơi một ít tiền. Đây là một kênh cung cấp vốn quan trọng cho đầu tư phát triển.
Đầu tư thương mại: Là loại hình đầu tư mà người có tiền bỏ tiền ra để mua hàng hoá và sau đó đem bán lại giá cao hơn nhằm thu lợi nhuận do chênh lệch giá khi mua và bán lại. Loại hình đầu tư này cũng không tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế quốc dân (nếu không xét đến ngoại thươnng) mà chỉ làm tăng tài chính của người đầu tư trong quá trình mua bán hàng hàng hoá, chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá giữa người bán và người mua. Tuy nhiên đầu tư thương mại có tác dụng thúc đẩy quá trình đầu tư phát triển, tăng thu cho ngân sách nhà nước, tăng tích luỹ cho phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụ nói riêng và nền sản xuất xã hội nói chung.
Ngoài ra có thể hiểu đầu tư theo quan điểm tái sản xuất mở rộng: Đầu tư là quá trình chuyển hoá vốn thành các yếu tố cần thiết cho việc tạo ra các năng lực sản xuất, tạo ra các yếu tố cơ bản tiên quyết cho quá trình phát triển sản xuất. Đây là hoạt động mang tính thường xuyên của mọi nền kinh tế và là cơ sở của mọi sự phát triển, tăng trưởng kinh tế.


7HG4fuBxVmYuNax
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status