Khảo sát ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật đến sự đa dạng sinh học các loài sâu hại và thiên địch trên cây cà chua - pdf 15

Download miễn phí Đồ án Khảo sát ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật đến sự đa dạng sinh học các loài sâu hại và thiên địch trên cây cà chua



MỤC LỤC
Chương I: MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục đích yêu cầu 2
1.3 Nội dung nghiên cứu 3
1.4 Giới hạn đề tài 3
Chương II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Định nghĩa về đa dạng sinh học 4
2.2 Đặc điểm của cây cà chua 5
2.2.1 Đặc tính sinh vật học 6
2.2.2 Yêu cầu ngoại cảnh của cà chua 8
2.2.2.1 Khí hậu và chất dinh dưỡng 8
2.2.2.2 Phương hướng chọn giống 9
2.2.2.3 Kỹ thuật trồng 10
2.2.2.4 Kỹ thuật chăm sóc 13
2.2.2.5 Bón phân 15
2.2.2.6 Kỹ thuật để giống cà chua 16
2.2.2.7 Thu hoạch 17
2.3 Các bệnh hại chính trên cây cà chua 17
2.3.1 Bệnh xoan lá cà chua 17
2.3.2 Bệnh mốc sương cà chua 19
2.3.3 Bệnh héo xanh và héo vàng cà chua 22
2.4 Thành phần sâu hại và thiên địch trên cây cà chua 24
2.4.1 Các loại sâu hại chính trên cây cà chua 24
2.4.1.1 Sâu xanh đục quả 24
2.4.1.2 Ruồi đục lá 26
2.4.1.3 Bọ phấn trắng 28
2.4.1.4 Sâu khoang 30
2.4.2 Thành phần các loài có ích trên cây cà chua 31
2.4.2.1 Các loài nhện bắt mồi 31
2.4.2.2 Bọ rùa 35
2.4.2.3 Kiến ba khoang 37
2.4.2.4 Ong 38
Chương III: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 41
3.2 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 41
3.3 Phương pháp nghiên cứu 41
3.3.1 Đặc điểm các ruộng điều tra 41
3.3.2 Phương pháp thực hiện 44
3.4 Kết quả điều tra 46
3.4.1 Tình hình sử dụng thuốc trừ sâu trên các ruộng cà chua 46
3.4.2 Chủng loại thuốc sử dụng trong sản xuất cà chua ở 2 mô hình 47
3.4.3 Sự đa dạng của các loài có trên ruộng cà chua 49
3.4.4 Ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc hóa học đến thành phần
các loài có trên ruộng cà chua 51
3.4.5 Diễn biến số lượng một số loài sâu hại và thiên địch chính
trên cây cà chua ở 2 mô hình 53
3.4.5.1 Diễn biến số lượng sâu hại trên cà chua 53
3.4.5.2 Diễn biến số lượng thiên địch trên cây cà chua 59
3.4.6 Năng suất cà chua thu được ở các ruộng 62
3.5 Vấn đề môi trường trong sản xuất cà chua nói riêng và
trong sản xuất rau ở huyện Bình Chánh nói chung 64
3.5.1 Quản lý chất thải rắn (bao bì, chai lọ) 64
3.5.2 Vấn đề quản lý nguồn nước trong sản xuất 66
Chương IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1 Kết luận 69
4.2 Kiến nghị 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

oặc dưới 40C bào tử phân sinh không nảy mầm. Bào tử phân sinh được hình thành trong điều kiện thích hợp, nhiệt độ dưới 180C, độ ẩm càng cao thì khả năng nảy mầm càng lớn, tuổi bào tử càng non thì tỷ lệ nảy mầm càng cao, nấm xâm nhập vào cây qua lỗ khí khổng hay trực tiếp qua biểu bì. Một bào tử phân sinh hay bào tử động cũng có thể tạo thành vết bệnh. Nhiệt độ tối thiểu để nấm xâm nhập là 120C, thích hợp nhất là 18 – 220C. Thời kỳ tiềm dục của nấm ở là là 2 ngày, trên quả là 3 – 10 ngày.
+ Nguồn bệnh truyền từ năm này qua năm khác bằng sợi nấm, bào tử trứng trên tàn dư cây cà chua bị bệnh, sợi nấm còn tồn tại ở hạt cà chua. Trong thời kỳ cây sinh trưởng, bệnh lây lan phát triển nhanh chóng bằng bào tử phân sinh.
+ Nấm phytophthora infestans có nhiều dạng sinh học. Những nghiên cứu về mới quan hệ giữa các dạng sinh học của nấm phytophthora infestans với các giống cà chua đã biết trước hệ thống gen di truyền đã chỉ ra một phương hướng mới phòng trừ bệnh bằng con đường tạo giống chống bệnh
- Triệu trứng
+ Bệnh xuất hiện trên thân, lá, hoa và quả của cây. Trên lá vết bệnh thường xuất hiện đầu tiên ở đầu lá, mép lá hay gần cuống lá. Vết bệnh lúc đầu hình tròn hay hình bán nguyệt, màu xanh tối, về sau không định hình màu nâu đen. Giới hạn giữa phần bệnh và phần khoẻ không rõ rang, mặt dưới vết bệnh màu nhạt hơn. Vết bệnh có thể lan rộng khắp lá, lan qua cuống lá con làm toàn bột lá chết. Khi trời ẩm ướt, mặt dưới vết bệnh ình thành lớp mốc trắng, đó là cành bào tử phân sinh và bào tử phân sinh của nấm, lớp mốc này còn lan rộng ra phần xung quanh vết bệnh, khi trời nắng, nhiệt độ cao, lớp mọc trắng này nhanh chóng bị mất đi.
+ Ở trên thân, cành vết bệnh ban đầu hình bầu dục nhỏ hay hình dạng không đều đặn, sau đó vết bệnh lan rộng bao quanh và kéo dài dọc thân cành, màu nâu hay nâu sẫm, hơi lõm và ủng nước. Khi trời ẩm ướt, thân cành bị bệnh giòn, tóp nhỏ, dễ gẫy. Khi trời khô ráo vết bệnh không phát triển thêm, màu nâu xám, cây có thể tiếp tục sinh trưởng.
+ Trên hoa: vết bệnh màu nâu hay màu đen xuất hiện ở đài hoa ngay sau khi nụ được hình thành, bệnh lan sang cánh hoa, nhị hoa, cuống hoa làm cho cả chùm hoa bị rụng.
+ Trên quả: trên quả lớn vết bệnh có thể xuất hiện ở núm hay ở giữa quả, lúc đầu màu nâu nhạt, sau thành nâu đậm hay nâu đen, vết bệnh lan khắp bề mặt quả. Quả bệnh khô cứng, bề mặt sù sì lồi lõm. Thịt quả bên trong vết bệnh cũng có màu nâu, khoảng trống trong quả có tán nấm trắng, khi trời ẩm ướt trên bề mặt vết bệnh ở quả cũng có lớp nấm trắng xốp bao phủ. Về sau quả bệnh thối đen nhũn.
Hình 2.2: Bệnh sương mai trên quả cà chua
+ Trên hạt: hạt trong quả bị bệnh cũng bị hại, hạt bị bệnh nặng thường nhỏ hơn hạt khoẻ, vết bệnh màu nâu chiếm một phần hay toàn bề mặt hạt. Quả bị bệnh nặng thối rữa, hạt đen.
Hình 2.3: Bệnh mốc sương mai trên lá cây cà chua
- Phòng trừ
+ Chọn giống chống bệnh: Đây là biện pháp cho hiệu quả kinh tế cao nhất. Chọn củ giống hay cây giống tốt, khỏe mạnh và sạch bệnh.
+ Bón phân: Bón phân phải cân đối, bón tập trung, không nên bón nhiều đạm (đạm phải bón sớm), không được trồng quá dày, phải có chế độ đầu tư chăm sóc thỏa đáng. Vườn khoai luôn được thông thoáng sạch cỏ dại và tàn dư cây trồng.
+ Đất: Đất phải được tơi xốp, thoát nước và bắt buộc phải được luân canh.
+ Biện pháp hóa học: Hiện nay, việc dùng thuốc để phòng trừ BMSKT nhằm giữ vững và nâng cao năng suất là biện pháp không thể thiếu được. Do đó, nhà nông cần biết nên sử dụng thuốc gì, khi nào sử dụng và sử dụng như thế nào để cho hiệu quả phòng trừ và hiệu quả kinh tế cao. Sau khi phun, thuốc phải được rải đều trên khắp bề mặt thân cành lá, nhất là mặt dưới lá và những vị trí thân cành bị bệnh. Tranh thủ bơm thuốc khi trời khô ráo, không có mưa. Mùa nắng nên bơm sáng sớm hay chiều mát.
2.3.3 Bệnh héo xanh và héo vàng cà chua
- Nguyên nhân
+ Bệnh do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum gây nên, còn có tên khác là Ralstoria solanacearum.
- Triệu trứng
+ Đặc điểm của bệnh là cây héo đột ngột nhưng lá vẫn còn xanh. Quan sát rễ cây và thân cây phần trong bị sũng nước, sau đó chuyển màu nâu. Nếu cắt đoạn thân cây bệnh để vào trong cốc nước, chúng ta dễ dàng thấy những giọt dịch vi khuẩn màu trắng sữa chảy ra.
+ Cây nhiễm bệnh biểu hiện ban đầu là các lá ngọn héo xanh rũ xuống, về sau các lá phía gốc tiếp tục héo xanh cụp xuống, cuối cùng dẫn tới toàn cây héo rũ tái xanh, gãy gục xuống và chết.
+ Hiện tượng héo xanh ban đầu xảy ra có thể ở một cành, thân hay một nhánh về một phía của cây cà chua, sau đó dẫn tới toàn cây héo xanh rũ xuống. Quan sát những cây nhiễm bệnh thường thấy ở phần phía gốc sát mặt đất vỏ thân sù sì đó là nét triệu chứng đặc trưng của cây cà chua khi bị bệnh héo xanh vi khuẩn
+ Điều kiện phát sinh gây bệnh: Xuất hiện gây hại ở cả giai đoạn vườn ươm cây con và ở ruộng trồng ngoài sản xuất, gây hại nặng khi cây cà chua đã lớn, nhất là giai đoạn ra nụ - hoa đến hình thành quả non - quả già thu hoạch. Ở giai đoạn cây con nhiễm bệnh thường làm toàn bộ lá héo rũ nhanh chóng, lá héo xanh gục xuống, cây chết xanh. Vi khuẩn tồn tại trong đất, trong tàn dư cây trồng, cỏ dại. Vi khuẩn có thể lan truyền qua cây giống, gió, nhờ nước, côn trùng và cả qua công cụ chăm sóc, tỉa cành. Vi khuẩn dễ dàng xâm nhập qua vết thương cơ giới hay vết chích của côn trùng ở rễ, thân Sau khi chúng xâm nhập vào cây trồng chúng tấn công vào mạch dẫn và di chuyễn theo mạch dẫn làm hư bó mạch, cây không thể vận chuyển nước và dinh dưỡng dẫn đến hiện tượng héo và chết. Tốc độ xâm nhiễm và gây bệnh trong cây trồng rất nhanh, tốc độ này phụ thuộc vào giai đoạn sinh trưởng cây trồng, ẩm độ đất và nhiệt độ môi trường. Chúng phát triển nhanh ở ẩm độ đất cao, nhiệt độ từ 24 – 380C.
Hình 2.4: Bệnh héo xanh, héo vàng trên cây cà chua
- Phòng ngừa
+ Đây là loại bệnh rất khó phòng trị, sử dụng thuốc hoá học không có hiệu quả cao, do vậy áp dụng các biện pháp phòng trị tổng hợp có hiệu quả cao hơn.
+ Biện pháp canh tác: Luân canh cây trồng; đây là biện pháp có hiệu quả cao, có thể luân canh với cây khác họ cà hay luân canh với lúa nước. Không nên trồng cà chua 2 vụ liên tiếp trên một chân đất.
+ Xử lý hạt giống trong nước nóng 500C trong 25 phút.
+ Sử dụng cây giống ở vườn ươm không bị bệnh.
+ Vệ sinh đồng ruộng dọn sạch cỏ dại.
+ Sử dụng phân hữu cơ hoai mục để bón.
+ Nhổ bỏ cây bị bệnh gom lại đem đi đốt.
+ Tránh việc tiếp xúc giữa cây bệnh và cây khỏe, lưu ý khi tưới nước, tỉa cành, thu hái trái.
+ Bệnh do vi khuẩn gây ra dùng thuốc hóa học hiệu quả không cao. Cần phát hiện sớm dùng các loại thuốc như Kasuran 50 WP, Kanamin 47 WP… có thể hạn chế được bệnh.
2.4 Thành phần sâu hại và thiên địch trên cây cà chua
2.4.1 Các loại sâu hại chính trên cây cà chua
2.4.1.1 Sâu xanh đục quả
Tên khoa học: Helicoverpa armigera
Họ: Noctuidae Bộ:

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status