Đánh giá hiện trạng xả thải và đề xuất các giải pháp bảo vệ nguồn nước mặt sông Ba Lai trên địa bàn huyện Ba Tri tỉnh Bến Tre đến năm 2020 - pdf 15

Download miễn phí Đồ án Đánh giá hiện trạng xả thải và đề xuất các giải pháp bảo vệ nguồn nước mặt sông Ba Lai trên địa bàn huyện Ba Tri tỉnh Bến Tre đến năm 2020



MỤC LỤC
MỤC LỤC i
CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC BẢNG v
DANH MỤC HÌNH vii
LỜI MỞ ĐẦU 1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 2
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 4
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 4
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5
CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, VĂN HÓA – XÃ HỘI HUYỆN BA TRI TỈNH BẾN TRE. 7
1.1 Điều kiện tự nhiên 7
1.1.1 Vị trí địa lý 7
1.1.2 Khí hậu 7
1.1.3 Địa hình, địa mạo, địa chất 9
1.1.4 Mạng lưới sông rạch 10
1.1.5 Chế độ thủy văn 11
1.1.6 Tình hình nhiễm mặn 11
1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 13
1.2.1 Tăng trưởng và chuyển đổi cơ cấu kinh tế toàn huyện 13
1.2.2 Hiện trạng phát triển các ngành kinh tế chính của huyện 13
1.2.3 Cơ sở hạ tầng 23
1.2.4 Dân số và lao động 24
1.2.5 Giáo dục, y tế, văn hóa 25
1.3 Định hướng phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 27
1.3.1 Quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp đến năm 2020 27
1.3.2 Quy hoạch phát triển ngành thủy sản đến năm 2020 28
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH KHAI THÁC SỬ DỤNG NGUỒN NƯỚC VÀ DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BA TRI TỈNH BẾN TRE. 30
2.1 Tình hình khai thác và sử dụng nguồn nước mặt tại huyện Ba Tri 30
2.1.1 Tình hình sử dụng nước cho mục đích sinh hoạt 31
2.1.2 Tình hình sử dụng nguồn nước cho mục đích sản xuất 31
2.2 Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông Ba Lai 32
2.2.1 Hiện trạng chất lượng nước trên các kênh rạch chính 32
2.2.2 Hiện trạng chất lượng nước vùng hạ lưu sông Ba Lai 37
2.2.3 Đánh giá nhận xét chung 42
CHƯƠNG 3: CÁC NGUỒN GÂY Ô NHIỄM CHO NƯỚC SÔNG VÀ DỰ BÁO TÌNH HÌNH XẢ THẢI CỦA CÁC KHU ĐÔ THỊ, KHU DÂN CƯ, NÔNG NGHIỆP VÀ THỦY SẢN ĐẾN NĂM 2020. 44
3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt sông Ba Lai 44
3.1.1 Các yếu tố tự nhiên tác động trực tiếp đến chất lượng nước mặt sông Ba Lai bao gồm: 44
3.1.2 Các yếu tố nhân tạo có tác động đến chất lượng nước trên địa bàn huyện 45
3.2 Đánh giá các nguồn thải chính vào nước mặt sông Ba Lai huyện Ba Tri 46
3.2.1 Nước thải sinh hoạt 46
3.2.2 Nước thải công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp 50
3.2.3 Nước thải nông nghiệp 50
3.2.4 Nước thải nuôi trồng thủy sản 55
3.2.5 Các nguồn ô nhiễm khác 58
3.3 Dự báo các nguồn thải có ảnh hưởng đến chất lượng nước sông 58
3.3.1 Sự cần thiết thực hiện dự báo nguồn thải vào sông Ba Lai đến năm 2020 58
3.3.2 Dự báo các nguồn ô nhiễm chính thải vào sông Ba Lai đến năm 2020 59
CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC SÔNG BA LAI ĐẾN NĂM 2020. 66
4.1 Đề xuất các biện pháp quản lý và bảo vệ nguồn nước mặt 66
4.1.1 Giải pháp về nguồn lực con người, tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ môi trường. 66
4.1.2 Các biện pháp chung để hạn chế xâm nhập mặn 67
4.1.3 Đề xuất mô hình xử lý nước thải từ các ao nuôi cá da trơn: 70
4.1.4 Các giải pháp chung để giảm thiểu ô nhiễm từ đầu 73
4.2 Xây dựng quy định xả thải nước thải 73
4.2.1 Cơ sở pháp lý 73
4.2.2 Quy định xả thải nước thải vào nguồn tiếp nhận 74
4.3 Các biện pháp hỗ trợ khác 75
4.3.1 Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường 75
4.3.2 Nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý môi trường huyện Ba Tri 77
4.3.3 Tăng cường công tác quan trắc chất lượng môi trường nước 78
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 80
5.1 Kết luận 80
5.2 Kiến nghị 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO 82
PHỤ LỤC 83

LỜI MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Bến Tre là một trong 13 tỉnh, thành nằm ở Tây Nam của Nam Bộ, được hình thành bởi cù lao An Hóa, cù lao Bảo, cù lao Minh và do phù sa của 4 nhánh sông Cửu Long bồi tụ mà thành (gồm sông Tiền dài 83 km, sông Ba Lai 59 km, sông Hàm Luông 71 km, sông Cổ Chiên 82 km). Phía Bắc giáp tỉnh Tiền Giang, có ranh giới chung là sông Tiền, phía nam giáp tỉnh Trà Vinh, phía tây giáp tỉnh Vĩnh Long, có ranh giới chung là sông Cổ Chiên, phía đông giáp biển Đông, với chiều dài bờ biển là 65 km.
Sông Tiền, sông Ba Lai, sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên là những con sông đã giữ vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế văn hóa của nhân dân trong tỉnh: cung cấp nước ngọt cho sinh hoạt và nông nghiệp, những thức ăn giàu đạm như tôm, cá, cua, ốc, góp phần làm tươi đẹp cảnh quan, điều hòa khí hậu... Các con sông này còn có một vị trí quan trọng trong hệ thống giao thông thủy, không chỉ của tỉnh mà cả miền đồng bằng rộng lớn. Từ môi trường thuận lợi này, việc giao lưu văn hóa cũng phát triển mạnh mẽ với các vùng xung quanh.
Trong những năm gần đây với chính sách thu hút đầu tư phát triển, nền kinh tế của tỉnh đã có những thay đổi lớn trong cơ cấu kinh tế, thu nhập GDP của tỉnh tăng lên. Quá trình phát triển đã tạo ra nhiều sản phẩm của cải vật chất cho xã hội, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng chung nền kinh tế, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, tăng thu nhập dân cư. Song song với nó là khối lượng chất thải phát sinh ngày càng nhiều, vấn đề ô nhiễm môi trường liên quan đến khí thải, chất thải rắn và đặc biệt là nước thải từ các hoạt động sinh hoạt thông thường và công nghiệp đang được xả trực tiếp vào nguồn nước mặt làm cho môi trường nước mặt ngày càng ô nhiễm nặng nề và sẽ là nguy cơ làm biến đổi môi trường, suy giảm hệ sinh thái.
Trước các vấn đề tài nguyên, môi trường cấp bách trên, để bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên tỉnh Bến Tre, nhất là môi trường nước đang ngày càng ô nhiễm trầm trọng thì cần thực hiện đồng thời các chương trình bảo vệ môi trường: Kiểm soát ô nhiễm nguồn nước mặt do nước thải, các làng nghề, khu, cụm công nghiệp và các đô thị; Kiểm soát và xử lý nước thải do hoạt động chăn nuôi và nuôi thủy sản; Kiểm soát ô nhiễm chất lượng đất do sử TBVTV và phân bón trong nông nghiệp,… Tuy nhiên, đối với 4 con sông chính của tỉnh Bến Tre thì việc kiểm soát ô nhiễm sông Tiền và sông Cổ Chiên gặp khó khăn vì có ranh giới chung với tỉnh Tiền Giang và tỉnh Vĩnh Long, sông Hàm Luông thì đang có chương trình khảo sát về hiện trạng ô nhiễm, đánh giá chất lượng nước và đề xuất phân vùng xả thải thí điểm cho đoạn sông dài 5,4km do Sở Tài Nguyên Môi Trường Bến Tre chủ trì thực hiện. Còn riêng đối với sông Ba Lai do bồi tích nhanh của sông Mỹ Tho làm cho sông Ba Lai bị nghẽn ở đầu phía trên, lượng nước yếu đi không tống nổi phù sa của sông Cửa Đại đang bít nghẽn dòng chảy ra biển. Do đó, nó sẽ “chết”, lòng cổ của nó bị lấp dần, xóa hẳn ở huyện Châu Thành, gần xóa ở huyện Giồng Trôm và sắp sửa bị xóa ở huyện Bình Đại, thêm vào đó là lượng nước thải từ các kênh, rạch đổ vào làm cho khả năng tự làm sạch của dòng sông kém dần. Vì vậy, đề tài “Đánh giá hiện trạng xả thải và đề xuất các giải pháp bảo vệ nguồn nước mặt sông Ba Lai trên địa bàn huyện Ba Tri tỉnh Bến Tre đến năm 2020” là rất cần thiết và mang tính thực tiễn, nhằm phục vụ cho công tác kiểm soát, quản lý và bảo vệ môi trường, đảm bảo nhu cầu sử dụng nước của người dân với các mục đích khác nhau.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Nước là một trong những nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống của con người cũng như mọi cơ thể sinh vật, nếu không có nước thì không thể tồn tại sự sống. Ngày nay với mức độ tăng trưởng kinh tế, đô thị hoá, công nghiệp hoá phát triển rầm rộ cùng với sự tăng dân số đã làm cho nhu cầu về nước tăng lên nhanh chóng đồng thời cũng làm nguồn nước tự nhiên bị hao kiệt dần và mức độ ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng.Vì vậy các nước nỗ lực nghiên cứu giải quyết vấn đề ô nhiễm theo điều kiện thực tế của từng nơi. Các nhà khoa học các nước đang hướng đến cách tiếp cận phát triển bền vững, quy hoạch luôn liên kết chặt chẽ với con người, môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
Với ý nghĩa thực tế trên , tại nhiều tỉnh trong cả nước đã và đang tiến hành các dự án liên quan đến điều kiện xả thải vào nguồn tiếp nhận chính, với đặc trưng của địa phương nhằm áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam có hiệu quả thiết thực:
• Dự án “Đánh giá chất lượng nước sông Tiền, sông Hậu ở một số vùng dân cư của tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long” do Trịnh Thị Hương, Trần Bích Ngọc, Nguyễn Trần Bảo Thanh và cộng sự thực hiện năm 2006, với mục đích mô tả và đánh giá chất lượng nước của các chỉ tiêu hóa lý và vi sinh nước sông Tiền, sông Hậu ở tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long và Cần Thơ.
• Dự án “Điều tra, thống kê các nguồn nước xả thải ra sông/ suối, đánh giá mức độ ô nhiễm, dự báo và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường trên rạch Tây Ninh và sông Vàm Cỏ Đông” do Viện Môi Trường và Tài Nguyên thực hiện.
• Đề tài “Nghiên cứu phân vùng chất lượng nước theo các chỉ số chất lượng nước (WQI) và đánh giá khả năng sử dụng các nguồn nước sông, kênh rạch ở vùng TP. Hồ Chí Minh” với mục đích đánh giá diễn biến chất lượng nước và ứng dụng, cải tiến mô hình WQI cho phù hợp với điều kiện tự nhiên ở TP. Hồ Chí Minh. Đề tài do PGS.TS Lê Trình làm chủ nhiệm thực hiện năm 2008.
• Đề tài “Ứng dụng chỉ số chất lượng nước để đánh giá và phân vùng chất lượng nước sông, kênh, rạch chính trên địa bàn tỉnh Long An” do Phạm Quốc Khánh thực hiện năm 2011 với mục đích đánh giá mức độ phù hợp của các vùng chất lượng nước của tỉnh Long An đối với các mục tiêu sử dụng nước khác nhau.
• Đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của các sông chính trên địa bàn tỉnh Trà Vinh” do Lâm Thị Thu Oanh thực hiện năm 2008 với mục đích đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, xả thải vào các nguồn tiếp nhận chính và phân vùng chất lượng nước trên địa bàn tỉnh Trà Vinh phục vụ công tác quản lý và bảo vệ môi trường của tỉnh.
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nhằm bảo vệ môi trường nước mặt sông Ba Lai đề tài đã:
• Đánh giá tình hình sử dụng nước, diễn biến chất lượng nước và các nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước sông Ba Lai.
• Dự báo tình hình xả thải và tải lượng chất ô nhiễm thải ra môi trường đến năm 2020.
• Đề xuất giải pháp quản lý, bảo vệ môi trường nước sông Ba Lai trên địa bàn huyện Ba Tri tỉnh Bến Tre đến năm 2020.

/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status