Khảo sát hiện trạng môi trường một số nhà máy chế biến thủy hải sản tỉnh Bến Tre - pdf 15

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
1.1. Lời nói đầu . 1
1.2. Mục tiêu của đề tài 2
1.3. Nội dung nghiên cứu 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu .2
1.5. Ý nghĩa của đề tài . 3
1.6. Cấu trúc của đề tài .3
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ TỈNH BẾN TRE
2.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Bến Tre 4
2.1.1. Vị trí địa lý .4
2.1.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo tỉnh Bến Tre .5
2.1.3. Đặc điểm khí hậu, thủy hải văn tỉnh Bến Tre .5
2.1.3.1. Đặc điểm khí hậu .5
2.1.3.2. Chề độ thủy văn .7
2.1.4. Tài nguyên thiên nhiên tỉnh Bến Tre .7
2.1.4.1. Tài nguyên khoáng sản .8
2.1.4.2. Tài nguyên đất và tình hình sử dụng .8
2.1.4.3. Tài nguyên nước .9
2.1.4.4. Tài nguyên sinh vật và sinh thái .10
2.1.4.5. Tài nguyên biển ven bờ 10
2.2. Điều kiện kinh tế xã hội tỉnh Bến Tre .11
2.2.1. Điều kiện kinh tế .11
2.2.1.1.Cơ cấu kinh tế và tăng trưởng kinh tế .11
2.2.1.2. Ngành nông lâm ngư nghiệp .11
2.2.1.3. Ngành công nghiệp 12
2.2.2. Điều kiện xã hội tỉnh Bến Tre .12
2.2.2.1. Dân số và lao động .12
2.2.2.2. Y tế .13
2.2.2.3. Giáo dục và đào tạo 13
CHƯƠNG III: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY HẢI SẢN VÀ CÁC VẦN ĐỀ MÔI TRƯỜNG ĐI KÈM
3.1. Tổng quan về ngành chế biến thủy hải sản tại Việt Nam hiện nay 15
3.1.1.Vai trò của ngành chế biến thủy hải sản ở việt Nam 15
3.1.2. Quy trình chế biến thủy hải sản điển hình ở Việt Nam .18
3.1.2.1. Công nghệ chế biến thủy hải sản đông lạnh .18
3.1.2.2. Công nghệ chế biến thủy sản đóng hộp .21
3.1.2.3. Công nghệ chế biến thủy hải sản khô .23
3.1.2.4. Công nghệ chế biến sản phẩm thủy sản ăn liền .25
3.1.2.5. Công nghệ chế biến nước mắm .26
3.2. Vấn đề môi trường trong các doanh nghiệp chế biến thủy hải sản
3.2.1. Ô nhiễm bởi các chất thải rắn và tác động của chúng .28
3.2.2. Ô nhiễm không khí trong các cơ sở chế biến thủy sản và tác hại.31
3.2.3. Ô nhiểm bởi nước thải trong các cơ sở chế biến thủy hải sản .32
3.2.4. Ô nhiễm bởi tiếng ồn .38
CHƯƠNG IV: HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY HẢI SẢN TỈNH BẾN TRE
4.1. Loại hình và quy mô các doanh nghiệp chế biến thủy hải sản tại tỉnh Bến Tre thuộc khu vực khảo sát 39
4.2. Hiện trạng môi trường của các doanh nghiệp chế biến thủy hải sản thuộc khu vực khảo sát .41
4.2.1. Các công nghệ chế biến và sản phẩm điển hình .41
4.2.2. Hiện trạng môi trường .54
4.2.2.1 Chất thải rắn 54
4.2.2.2 Nước thải và hệ thống xử lý nước thải .61
4.2.2.4 Khí thải và mùi, độ rung, độ ồn .84
CHƯƠNG V: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QỦA LÝ MÔI TRƯỜNG TẠI BẾN TRE
5.1. Các công cụ về kỹ thuật .92
5.1.1. Cải tạo hệ thống xử lý nước thải hiện hữu để xử lý nước thải đạt yêu cầu 92
5.1.2. Đề xuất các giải pháp sản xuất sạch hơn mà các nhà máy chế biến thủy hải sản nên quan tâm thực hiện .95
5.1.3. Hoàn thiện chương trình Giám sát môi trường cho các nhà máy .98
5.2. Các công cụ quản lý .99
5.2.1 Biện pháp quản lý bằng nghĩa vụ pháp lý và thỏa thuận tình nguyện.99
5.2.2 Biện pháo quản lý bằng công cụ kinh tế .100
5.2.3 Biện pháp đào tạo, nâng cao nhận thức .101
CHƯƠNG VI: KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ .
6.1 Kết luận .102
6.2 Kiến nghị 103
Tài liệu tham khảo
Phụ Lục
CHƯƠNG I
MỞ ĐẦU
1.1. Lời nói đầu
Ngày nay, môi trường và ô nhiễm môi trường đang là một vấn đề được các nước trên thế giới quan tâm đặc biệt. Bảo vệ môi trường trở thành vấn đề toàn cầu, là quốc sách của hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Tuy nhiên, môi trường và ảnh hưởng của nó đến cuộc sống con người đang diễn biến theo chiều hướng xấu đi. Nguồn gốc của sự biến đổi này là các hoạt động kinh tế, phát triển của xã hội. Các hoạt động này một mặt có tác dụng cải thiện chất lượng cuộc sống con người, mặt khác lại gây cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái các môi trường thành phần.
Ở Việt Nam, công tác bảo vệ môi trường chỉ mới trong giai đoạn đầu, phần lớn các quy trình cũng như thiết bị công nghệ còn lạc hậu, sản xuất gia tăng nhưng yếu tố môi trường chưa được chú trọng. Trước thực trạng môi trường và sức ép của chính quyền, các cộng đồng dân cư thì nhiều công ty, nhà máy, xí nghiệp đã có những biện pháp và phương hướng để giảm lượng chất thải hay xử lý chúng trước khi thải vào môi trường.
Ngành chế biến thủy hải sản là một trong những ngành giàu tiềm năng của nước ta, Với bờ biển dài, hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc, khí hậu nhiệt đới, ngành nuôi trồng và chế biến thủy hải sản là một lợi thế của Việt Nam, bước đầu đã tiếp cận được trình độ khu vực và đóng góp đáng kể cho nền kinh tế đất nước.
Tuy nhiên, đi kèm với các giá trị kinh tế đóng góp được, vấn đề ô nhiễm môi trường sinh ra trong quá trình nuôi trồng và đặc biệt là chế biến thủy hải sản ở Việt Nam cũng thực sự đáng báo động. Do đặc điểm công nghệ là sơ chế từ nguyên liệu thô, ngành chế biến thủy hải sản cần một lượng nước khá lớn, trung bình khoảng 50 – 70 m3 nước/tấn sản phẩm, dẫn đến sự hình thành một lượng nước thải gần tương đương. Ngoài ra, các chất thải rắn là phế liệu hay phụ phẩm sinh ra trong quá trình chế biến có bản chất là các chất hữu cơ dễ phân hủy gây mùi khó chịu cũng là một khía cạnh ô nhiễm đặc trưng trong các nhà máy chế biến thủy hải sản. Để nâng cao ý thức phần trách nhiệm trong việc gây ô nhiễm môi trường, ngành thuỷ sản cần có giải pháp cho vấn đề ô nhiễm bởi nước thải, khí thải, chất thải rắn… để cùng các ngành sản xuất khác giảm mức độ tác động đến môi trường. Do đó, việc khảo sát để đánh giá đúng về hiện trạng môi trường ngành thủy hải sản là yêu cầu cấp thiết đặt ra.
Bến Tre với lợi thế bờ biển dài 65 km và hệ thống sông ngòi nội địa chằng chịt có tổng chiều dài hơn 3000 km. Vùng đất Bến Tre được hình thành bởi 3 dãy cù lao với 4 cửa sông chính của hệ thống sông MêKông đổ ra Biển Đông. Nguồn lợi thủy sản dồi dào được cung cấp từ các vùng nuôi thủy sản rộng hơn 60.000 ha với 3 loại hình sinh thái: mặn, lợ, ngọt và hơn 20.000 km2 vùng lãnh hải là tiềm năng quan trọng cho nghề khai thác, chế biến thủy sản. Vì vậy thủy hải sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Tuy nhiên bên cạnh sự phát triển của nhà máy thì kéo theo nhiều vấn đề bức thiết cần giải quyết. Các nhà máy ra đời trong thời kỳ khi vấn đề môi trường chưa được quan tâm thích đáng, chưa có các hướng dẫn thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường nên đến sự suy giảm chất lượng môi trường nghiêm trọng trong quá trình hoạt động của các nhà máy. Đặc biệt, sự phát thải lượng nước lớn chứa hàm lượng hữu cơ cao làm suy giảm chất lượng nước, đe dọa sự phát triển của các động vật thủy sinh và đời sống của nhân dân xung quanh khu vực tiếp nhận nguồn nước thải này.
Chính vì vậy, việc tìm hiểu hiện trạng gây ô nhiễm môi trường của các nhà máy chế biến thủy hải sản điển hình tại Bến Tre để có thể hoàn thiện hơn các giải pháp bảo vệ môi trường thích hợp là điều cần được quan tâm hàng đầu. Đó cũng là lý do để đề tài “ Khảo sát hiện trạng môi trường một số nhà máy chế biến thủy hải sản tỉnh Bến Tre” được ra đời
1.2. Mục tiêu của đề tài
Khảo sát và đánh giá hiện trạng môi trường một số nhà máy chế biến thủy hải sản tại tỉnh Bến Tre, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường nhằm khắc phục hạn chế ô nhiễm.
1.3. Nội dung nghiên cứu
- Tổng quan về tỉnh Bến Tre
- Khảo sát hiện trạng môi trường tại một số nhà máy chế biến thủy hải sản điển hình trên địa bàn tỉnh Bến Tre
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường tại các cơ sở trên
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập, lựa chọn, bổ cập các tài liệu có liên quan.
- Phương pháp khảo sát thực địa
- Phương pháp quan sát mô tả
- Phương pháp thống kê xử lý số liệu
- Phương pháp trao đổi ý kiến chuyên gia


ms7S06T030KAIV9
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status