Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Đầu tư xây dựng bệnh viện đa khoa tỉnh Đăk Nông (quy mô 500 giường) xã Đak Nia, huyện Đăk-Nông, tỉnh Đăk–Nông - pdf 15

Download miễn phí Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Đầu tư xây dựng bệnh viện đa khoa tỉnh Đăk Nông (quy mô 500 giường) xã Đak Nia, huyện Đăk-Nông, tỉnh Đăk–Nông



Nước thải bệnh viện ngòai các thành phần đặc trưng cho nước thải sinh họat như: BOD5, COD, chất rắn lơ lững. còn chứa một lượng lớn vi khuẩn gây bệnh và các chất độc hại, chất kháng sinh, chất khử trùng, tẩy rửa . Do đó nước thải bệnh viện đặc trưng là chứa nhiều mầm bệnh, đặc biệt là mầm bệnh truyền nhiễm.
Một số khu vực có mức độ ô nhiễm vi sinh gây bệnh, cặn lơ lửng, các chất hữu cơ rất cao như:
· Nước thải khu mỗ: chứa máu và các bệnh phẩm,.
· Nước thải khu xét nghiệm: chứa nhiều vi trùng gây bệnh (pathogen) khác nhau.
· Nước từ khu X- Quang, rửa phim: chứa nhiều kim lọai nặng và nhiễm phóng xạ. Các chất nói trên với lưu lượng nhỏ, nồng độ pha loãng nên mức độ ô nhiễm không đến mức phải báo động. Việc xử lý nước thải nhiễm xạ rất khó khăn và tốn kém (do chu kỳ phân hủy các chất phóng xạ khá lâu).
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ô nhiễm của các máy phát điện đều chưa đạt tiêu chuẩn xã thải.
Mặt khác trong thực tế đo đạc tại ống khói của một số máy phát điện thì nồng độ NOx là khoảng 1.500 mg/m3. Vì là nguồn thải không liên tục và chỉ mang tính chất dự phòng nên biện pháp phát tán khí thải qua ống khói cao để đạt TCVN đối với khu vực xung quanh là phương án khả thi hơn cả.
Khí thải hoạt động của các phương tiện bốc xếp, vận chuyển hàng hoá
Hoạt động của xe máy, ô tô, xe tải… trong khu vực của dự án đều sử dụng dầu Diezel làm nguồn nhiên liệu. Do đó, các loại chất ô nhiễm không khí phát sinh do hoạt động của các loại phương tiện này bao gồm: CO, NOx, SO2, VOC...
Tuy nhiên, lượng xe ít và tải trọng nhỏ nên hầu như không gây ô nhiễm môi trường không khí.
Tại khu nhà bếp của các căntin, nhà ăn trong bệnh viện
Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí tại các khu vực này chủ yếu là khói thải do lò đốt để nấu nướng. Tuy nhiên, nguồn nhiên liệu được sử dụng tại đây là khí hoá lỏng (gas), nguồn thải nhỏ và phân tán, nên có thể nói tại khu vực này chất ô nhiễm không khí phát sinh không đáng kể.
4.3.2 Nhiệt dư
Một số khu vực của bệnh viện có liên quan đến nguồn nhiệt dư là nhà bếp, hệ thống máy điều hoà nhiệt độ, khu vực sấy ủi đồ cũng như khu vực máy phát điện dự phòng (khi hoạt động). Nhiệt dư không những làm tăng nhiệt độ không khí bao quanh mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.
Tuy nhiên, tại bệnh viện này, ảnh hưởng nhiệt dư chỉ mang tính chất cục bộ ở các khu vực kể trên.
4.3.3 Tiếng ồn
Trong bệnh viện, tiếng ồn được tạo ra chủ yếu từ khâu nhận và cấp cưú bệnh nhân, khu vực nhà ăn, và từ máy phát điện. Theo kết quả tham khảo từ các khu bệnh viện hiện tại thì tiếng ồn do các hoạt động này nằm ở mức độ trung bình dao động từ 65 - 72 dBA. Khu vực các máy phát điện dự phòng khi nó hoạt động có thể đạt từ 100 - 110 dBA. (Nguồn: Môi trường không khí. Phạm Ngọc Đăng, NXB KHKT, 1997;)
Tuy nhiên, tiếng ồn gây ra bởi máy phát điện có thể kiểm soát và hạn chế được và chỉ mang tính chất thời điểm khi máy hoạt động.
4.3.4 Nguồn ô nhiễm môi trường nước
4.3.4.1 Tổng quan về nước thải bệnh viện
Nước thải trong quá trình hoạt động khám chữa bệnh tại các bệnh viện bao gồm nước thải do họat động khám chữa bệnh, sinh hoạt của bệnh nhân, thân nhân, công nhân viên của bệnh viện, nước giặt ra giường, quần áo...và nước tráng rửa phim
Tính trung bình ta được số liệu như sau:
Mỗi giường bệnh có 1 người nuôi
Mỗi giường bệnh có từ 1,1 – 2,25 người phục vụ bao gồm các chuyên môn y tế (bác sĩ, y tá, dược sĩ, hộ lý ...) cán bộ văn phòng, bảo vệ ...
(Nguồn: Tính tóan các công trình cấp thóat nước. Hoàng Huệ)
Như vậy nếu tính người thăm nuôi, người khám, người chữa bệnh ngọai trú thì mỗi giường bệnh có thể tới 3,25 người. Lượng nước thải qua thống kê các bệnh viện được tính khỏang 0,7 – 1,1 m3 nước thải/giường bệnh/ngày.
Với lượng giường bệnh dự kiến cho bệnh viện là 500 giường, thì lượng nước thải tổng cộng vào khoảng 350 – 550 m3/ngày. Trong đó khối lượng nước thải sinh hoạt chiếm khoảng 70%, tương đương khoảng 400 m3/ngày.
4.3.4.2 Thành phần và tính chất nước thải
Nước thải bệnh viện ngòai các thành phần đặc trưng cho nước thải sinh họat như: BOD5, COD, chất rắn lơ lững... còn chứa một lượng lớn vi khuẩn gây bệnh và các chất độc hại, chất kháng sinh, chất khử trùng, tẩy rửa ... Do đó nước thải bệnh viện đặc trưng là chứa nhiều mầm bệnh, đặc biệt là mầm bệnh truyền nhiễm.
Một số khu vực có mức độ ô nhiễm vi sinh gây bệnh, cặn lơ lửng, các chất hữu cơ rất cao như:
Nước thải khu mỗ: chứa máu và các bệnh phẩm,...
Nước thải khu xét nghiệm: chứa nhiều vi trùng gây bệnh (pathogen) khác nhau.
Nước từ khu X- Quang, rửa phim: chứa nhiều kim lọai nặng và nhiễm phóng xạ. Các chất nói trên với lưu lượng nhỏ, nồng độ pha loãng nên mức độ ô nhiễm không đến mức phải báo động. Việc xử lý nước thải nhiễm xạ rất khó khăn và tốn kém (do chu kỳ phân hủy các chất phóng xạ khá lâu).
Nước thải sinh họat: (tắm giặt, vệ sinh..):
Hàm lượng COD :200 – 400 mg/l
Hàm lượng BOD5 :150 – 300 mg/l
Chất lơ lững :100 – 150 mg/l.
Nước thải từ phòng rửa phim: lưu lượng ít nhưng lại chứa nhiều chất lơ lững và chất vô cơ.
Tại cống thải chung:
Bảng 4.4: Nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải bệnh viện
STT
Chỉ tiêu ô nhiễm
Đơn vị
Giá trị
TCVN 6772:2000
Mức I
1
pH
-
6.0 – 8.5
5 -9
2
COD
mg/l
300 – 400
50
3
BOD5
mg/l
200 – 300
30
4
SS
Mg/l
100 – 200
50
5
Coliform
MNP/100ml
108 –109
1.000
Ghi chú: TCVN 6772:2000: Tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt áp dụng cho các cơ sở dịch vụ
Bảng 4.4 cho thấy nước thải sinh hoạt bệnh viện có nồng độ ô nhiễm từ trung bình đến cao theo phân loại nước thải sinh hoạt. Nhưng thực tế, lượng nước thải có thể thấp hơn do không phải lúc nào bệnh viện cũng hoạt động tối đa công suất
Loại nước thải này có chứa các chất cặn bã, các chất rắn lơ lững, các chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng và vi trùng cao hơn so với TCVN 6772:2000, mức I, quy định giới hạn ô nhiễm cho phép của nước thải sinh hoạt cuả các cơ sở dịch vụ tại các khu vực chưa có hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung, do đó, cần thiết phải xử lý loại nước thải này trước khi xả ra đồng ruộng cũng như xả vào các hệ thống thoát nước chung trong khu vực.
Nếu lượng nước thải này không được xử lý tốt thì nó sẽ là tác nhân gây ô nhiễm môi trường, nhất là nguồn nước mặt, nước ngầm và đất đai. Các chất hữu cơ dễ bị phân hủy do vi sinh vật, với nồng độ chất bẩn quá lớn sẽ làm mất khả năng tự làm sạch các nguồn nước, làm mất cân bằng oxy hoà tan, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ động - thực vật nước và hệ sinh thái thủy vực, vi trùng gây bệnh sẽ phát triển mạnh, trong khi người dân trong khu vực có thể sử dụng nước suối để trong sinh hoạt.
Ngoài các nguồn nước thải nói trên, hoạt động của bệnh viện còn có khả năng phát sinh nguồn nước thải có mức độ ô nhiễm và không thường xuyên khác đó là nước thải dùng cho chữa cháy khi xảy ra sự cố.
Nước mưa chảy tràn
Vào mùa mưa nước mưa rơi trên khuôn viên của bêïnh viện sẽ cuốn theo các chất rắn, bụi đất cát, dầu mỡ vương vải, nếu không được quản lý tốt sẽ tác động tiêu cực đến nguồn nước mặt, nước ngầm và đời sống thuỷ sinh trong khu vực.
Lượng nước mưa lớn nhất rơi trên khuôn viên khu dự án có thể tính toán dựa trên cơ sở lượng mưa lớn nhất thống kê được (3000mm/năm) trong số ngày mưa nhỏ nhất (160 ngày) tại khu vực (tương ứng với tần suất mưa là 100%) trên diện tích 12 ha như sau:
120.000 m2 x 3.000 mm/ năm = 360.000 m3/ năm
hay lượng mưa bình quân là:
360.000 /160 ngày = 2.250 m3/ ngày
Như vậy lượng mưa lớn nhất có thể ước tính là 2.250 m3/ ngày
Đặc trưng của nước mưa chảy tràn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như hiện trạng quản lý chất thải rắn, tình trạng vệ sinh, hệ thống thu gom nước thải, độ dốc và đê bao của các công trình trong...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status