Các kim loại độc trong môi trường - pdf 15

Download miễn phí Tiểu luận Các kim loại độc trong môi trường



MỤC LỤC
Mở đầu
I Giới thiệu chung
II Nguồn gốc kim loại
2.1 Công nghiệp
2.2 Các sản phẩm nông nghiệp
2.3 Thực phẩm và các phụgia thực phẩm
III Một sốnhân tố ảnh hưởng đến tính độc của kim loại
3.1 Nhiệt độ
3.2 ĐộpH
3.3 Sựthích nghi của sinh vật và sựphối kết hợp giữa các
kim loại
IV Các kim loại độc trong khí quyển
V Các kim loại độc trong nước và trầm tích
VI Các kim loại độc trên cạn
VII Tính độc của một sốkim loại
7.1 Cơchếgây nhiễm độc chung của một vài kim loại
7.1.1 Asen (As)
7.1.2 Cacmidi (Cd):
7.1.2 Chì (Pb)
7.1.2 Các hợp chất chì hữu cơ(RnPb)
7.1.2 Thủy ngân (Hg)
7.1.2 Thiếc (Tn)
7.1.2 Mangan (Mn) và nhôm (Al)
7.2 Các kim loại gây ung thư
Kết luận
Tài liệu tham khảo



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

i, crom, đồng,
chì, mangan, thủy ngân, niken, selen và kẽm vào khí quyển dưới dạng sol
(Fergusson, 1990).
Các chất gây ô nhiễm có nguồn gốc từ các nguồn trên sẽ được đưa từ khí
quyển xuống bề mặt trái đất ở cả trạng thái khô hay ướt (qua quá trình giáng thủy).
Khi lắng đọng xuống bề mặt trái đất nó sẽ làm ảnh hưởng đến cả môi trường dưới
nước và trên cạn.
V. KIM LOẠI TRONG NƯỚC VÀ TRẦM TÍCH.
Thủy quyển chiếm phần diện tích lớn hơn rất nhiều so với thạch quyển trên bề
mặt trái đất và chúng được chia ra thành hồ, sông, vùng cửa sông ven biển, đại
đương (Fergusson, 1990). Các kim loại tồn tại trong thủy quyển dưới dạng hòa tan
và các hạt lơ lửng hay ở dạng trầm tích. Trầm tích ở sông, hồ, cửa sông là nguồn
chính của kim loại nặng trong thủy quyển. Ở cửa sông, các kim loại nặng từ khí
quyển và sông được tích tụ dẫn đến các phản ứng lý hóa học xảy ra trước khi nó
được cuốn ra ngoài đại dương.
Sự lắng đọng từ khí quyển, lọc qua đất, dòng chảy, xói mòn, và sự vỡ vụn của
các khoáng trầm tích tất cả đã góp phần làm tăng nồng độ kim loại trong nguồn
nước cấp thiên nhiên. Các nguồn nhân tạo gồm có từ việc khai thác mỏ, luyện kim,
đốt nhiên liệu hóa thạch, rác, từ dòng chảy từ đô thị, nông nghiệp, nước thải...
Mức kim loại được phát hiện ở sông thường lớn hơn ở đại dương bởi vì các
nguồn xả thải chứa kim loại thường được đưa trực tiếp vào sông. Sự thay đổi nồng
độ kim loại ở sông thì được dễ phát hiện bởi vì nó có tốc độ dòng chảy lớn. Các kim
loại như cacminid, thủy ngân và chì thì liên quan chặt chẽ đến sự thay đổi về mật độ
dân cư dọc theo sông và sự thay đổi dòng chảy theo mùa. (Rand và Barthalmus,
1980; Fergusson, 1990). Nồng độ kim loại thay đổi ngược lại với tốc độ dòng chảy
của sông. Tương tự, trầm tích sẽ càng ít kim loại khi nó ở càng xa các nguồn thải.
Các nghiên cứu ở sông Rhine ở phía tây Châu âu đã cho thấy rằng nồng độ cacmidi
giảm thấp khi có sự gia tăng tốc độ dòng chảy của sông vào mùa đông và nồng độ
cacmidi tăng cao khi tốc độ dòng chảy giảm thấp vào mùa hè và mùa thu. Nồng độ
cacmidi tăng nhanh khi về phía ngã 3 của sông Rhine và sông Ruhr và nó sẽ giảm
dần dần ở 50 km kế tiếp.
- Trong số các chức năng khác của sông, thì sông Rhine ở phía tây Châu âu
đóng chức năng như là nơi chứa chất thải đô thị và công nghiệp cho các nước mà nó
chảy qua. (Rand và Barthalmus, 1980). Từ hồ Constance đến Biển bắc, sông ranh
chảy trên 1230 km qua một số khu công nghiệp hóa ở phía tây châu âu. Các kim
loại nặng là các dạng rất nguy hiểm đối với sinh vật thủy sinh bởi nó tồn tại ở các
dạng hợp chất bền vững. Nó rất khó mất đi bởi bất kỳ quá trình tự nhiên nào. Các
cation kim loại khác như Ca, Na, K, Mg, và Fe tạo thành các muối hòa tan với Cl- ,
SO42- , NO3- , HCO3- và PO43-. Sông Rhine có một lượng lớn muối này là kết quả
của việc bào mòn, mưa, và các nguồn thải từ khai thác mỏ và công nghiệp.
Các mức kim loại nặng trong nước ở các vùng cửa sông, bờ biển, và trầm tích
thay đổi lớn, phụ thuộc vào nguồn vào. Rất nhiều nguồn nước vào vùng cửa sông là
có nguồn gốc từ nước khí quyển, và đến 93% kim loại nặng đi vào cửa sông sẽ bị
giữ lại (Fergusson, 1990).
Khí quyển là nhân tố phân bố chính của kim loại nặng vào đại dương. Đặc biệt
là chì, với 90% lượng chì trong đại dương là có nguồn gốc từ khí quyển (Fergusson,
1990). Chì có trong nước của vùng North Pacific có mối liên hệ với nguồn gốc từ
quá trình giải phóng chì do sử dụng xe hơi và luyện kim Nồng độ thủy ngân trong
nước bề mặt của biển Atlantic thay đổi theo mùa là do nguyên nhân sự xả thải vào
khí quyển của nước Mỹ (Lelan và Kuwabara, 1985)
Nồng độ của các kim loại nặng trong trầm tích đại dương thì thay đổi theo
vùng địa lý (Fergusson, 1990). Nồng độ cao thường thấy trong nước ở ven biển vì
bó gần các nguồn xả thải.
Sự ô nhiễm môi trường sinh vật thủy sinh bởi kim loại trên toàn cầu. Sự ô
nhiễm kim loại ở một số dòng sông ở xứ Wales đã được biết đến từ đầu thế kỷ 19,
đến đầu thế kỷ 20 một số trong số đó chỉ có các sinh vật không xương sống là có thể
tồn tại và không có dấu hiệu nào của cá. (Mance 1987). Mặc dù có những số liệu
như vậy nhưng người ta vẫn không quan tâm cho đến khi có những sự cố về sự
nhiễm độc thủy ngân ở vịnh Minimata và sự cố nhiễm độc cacmidi gây ra bệnh
bệnh Itai-Itai, đều xảy ra ở Nhật (Mance, 1987).
Các ảnh hưởng của kim loại lên sinh vật thủy sinh là rất khó xác định chính
xác bởi còn rất nhiều các nhân tố khác là các đặc tính lý hóa học cũng làm ảnh
hưởng đến sinh vật. Ví dụ như tốc độ chảy của dòng sông cũng góp phần làm ảnh
hưởng đến sinh vật thủy sinh. Các kích cỡ và bản chất của các hạt trong nước mà
các kim loại bám vào cũng ảnh hưởng đến tính độc của nó. Các kim loại đi được
vào trong cơ thể sinh vật nó phải được các cơ thể sinh vật ăn trực tiếp theo lối thực
bào hay các kim loại đó phải ở dạng hòa tan trong nước. Sự liên kết của kim loại
với một phân tử hữu cơ ở dạng chelat có thể làm thay đổi các phản ứng hóa học và
tính thấm của màng dó đó nó làm thay đổi khả hấp thu kim loại của sinh vật. Các
kim loại cũng được hấp thụ vào các hạt keo đất trong nước và do đó nó làm ảnh
hưởng đến sự hấp thụ kim loại của sinh vật. (Leidy, 1980)
Tính độc của kim loại ảnh hưởng đến môi trường thủy sinh thì ở trên diện
rộng, từ sự làm giảm tối đa sự sinh trưởng đến việc làm chết sinh vật. Nói chung
các giai đoạn còn nhỏ của các sinh vật thủy sinh thì nhậy cảm với kim loại hơn so
với giai đoạn trưởng thành (Leland và Kuwabara, 1985; Mance, 1987). Tuy nhiên,
có một vài ngoại lệ đó là trứng của các loài cá nước ngọt thì lại không phải là giai
đoạn nhạy cảm nhất đối và ấu trùng côn trùng lại có sức chịu đựng với kim loại tốt
hơn so với giai đoạn trưởng thành. Hầu hết các kim loại, ngoại trừ chì thì các loài
giáp xác, đặc biệt là loài Daphnia, là các sinh vật có mức độ nhạy cảm nhất với kim
loại, trong số các loài được thử nghiệm.
VI. CÁC KIM LOẠI ĐỘC Ở MÔI TRƯỜNG TRÊN CẠN
Rất nhiều các kim loại nặng có trên mặt đất là do quá trình giải phóng kim loại
từ đá gốc qua quá trình phong hóa, nhưng nguồn kim loại từ thiên nhiên lớn nhất là
từ các quá trình phun trào núi lửa. (Hopkin, 1989; Fergusson, 1990). Nguồn nhân
tạo từ các quá trình đốt nhiên liệu, luyện kim, đúc, công nghiệp ximăng... các kim
loại cũng đi vào đất từ thuốc trừ sâu, chất thải... Các kim loại sẽ đi vào cơ thể thực
vật khi chúng được trồng trên các loại bùn thải có chứa kim loại nặng.
Các chất gây ô nhiễm là kim loại trong đất điển hình là asen, cacmidi, chì,
thủy ngân, và selen tiếp theo là antimony, bismuth, indium, tellurium và thallium.
Các mức kim loại cao hơn trong bảng 4.1 có thể thấy khi bị nhiễm bẩn bởi các hoạt
động khai khoáng, nông nghiệp và các loại đất bị phun thuốc trừ sâu,
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status