Hiện trạng ô nhiễm bụi tại các nút giao thông chính trong thành phố Hồ Chí Minh – đề xuất biện pháp giảm thiểu bụi tại nút giao thông vòng xoay hàng xanh - pdf 15

Download miễn phí Đồ án Hiện trạng ô nhiễm bụi tại các nút giao thông chính trong thành phố Hồ Chí Minh – đề xuất biện pháp giảm thiểu bụi tại nút giao thông vòng xoay hàng xanh



MỤC LỤC
 
Lời mở đầu 1
Chương 1: Mở đầu 2
1.1 Nhiệm vụ luận văn 2
1.2 Sơ lược về tình hình nghiên cứu, áp dụng 2
Chương 2: Khái niện chung về bụi 3
2.1 Khái niệm phân loại bụi – bụi giao thông 3
2.1.1 Khái niệm bụi 3
2.1.2 Khái niệm bụi giao thông 3
2.1.2.1 Khái niệm 3
2.1.2.2 Qui luật phát tán và lan truyền của bụi tại các nút giao thông chính 3
2.1.2.3 Ảnh hưởng của bụi giao thông 6
2.1.3 Phân lọai bụi 7
2.2 Xác định khối lượng, đơn vị của bụi 8
2.2.1 Xác định khối lượng đơn vị bụi bằng tỷ trọng kế 8
2.2.2 Xác định khối lượng đơn vị bụi bằng phương pháp áp kế 9
2.2.3 Xác định khối lượng đơn vị đồ đóng bụi 10
2.3 Các phương pháp để xác định độ phân cấp cỡ hạt bụi 11
2.4 Các phương pháp xử lý 12
A – Xử lý bụi bằng các phương pháp thiết bị lọc bụi trong không gian kín 12
2.4.1 Buồng lắng bụi và các thiết bị lọc quán tính 12
2.4.1.1 Nguyên tắc hoạt động 12
2.4.1.2 Lý thuyết tính toán thiết kế buồng lắng bụi 13
2.4.1.3 Biện pháp nâng cao hiệu quả lọc của buồng lắng 15
2.4.2 Thiết bị lọc bụi ly tâm 16
2.4.2.1 Thiệt bị lọc bụi ly tâm kiểu nằm ngang 16
2.4.2.1.1 Nguyên tắc làm việc 16
2.4.2.1.2 Lý thuyết tính toán 16
2.4.2.2 Thiết bị lọc ly tâm kiểu đứng 17
2.4.2.2.1 Nguyên tắc làm việc 17
2.4.2.2.2 Lý thuyết tính toán 18
2.4.3 Lưới lọc bụi 19
2.4.3.1 Cơ cấu quá trình lọc bụi trong lưới lọc 19
2.4.3.2 Thu giữ bụi trong lưới lọc thực tế và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả lọc 23
2.4.3.2.1 Hiệu quả lọc của lưới lọc thực tế 23
2.4.3.2.2 Anh hưởng của các yếu tố khác nhau đến hiệu quả lọc 24
2.4.3.2.3 Các dạng khác nhau của lứơi lọc bụi 25
2.4.4 Thiết bị lọc bụi bằng điện 26
2.4.4.1 Nguyên tắc làm việc 26
2.4.4.2 Phương trình của thiết bị lọc bụi bằng điện 27
2.4.5 Thiết bị lọc bụi kiểu ướt 29
2.4.5.1 Buồng phun – thùng rữa khí rỗng 31
2.4.5.2 Thiết bị khử bụi có lớp đệm bằng vật liệu rỗng được tưới nước 31
2.4.5.3 Thiết bị lọc bụi ( rửa khí ) có đĩa chứa nước sủi bọt 31
2.4.5.4 Thiết bị lọc bụi ( rửa khí ) với lớp hạt hình cầu di động 32
2.4.5.5 Thiết bị lọc bụi kiểu ướt dưới tác động va đập quán tính 32
2.4.5.6 Xiclon ướt 33
2.4.5.7 Thiết bị lọc bụi phun nước bằng ống Venturi 33
B – Xử lý bụi tại các không gian hở 33
Chương 3: Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường không khí tại Tp.HCM
35
3.1 Đặc điểm chung về tình hình phát triển kinh tế – xã hội tại Tp.HCM 35
3.1.1 Vị trí địa lý, địa hình 35
3.1.2 Đặc điểm khí hậu 36
3.1.3 Tình hình phát triển Kinh tế – Xã hội 38
3.1.3.1 Tình hình phát triển Kinh tế – Xã hội 38
3.1.3.2 Định hướng phát triển Kinh tế – Xã hội đến năm 2010 41
3.2 Hiện trạng ô nhiễm môi trường tại Tp.HCM 43
3.2.1 Hiện trạng giao thông đô thị 46
3.2.2 Quá trình phát tán các chất ô nhiễm không khí và các yếu tố ảnh hưởng tại Tp.HCM 49
3.3 Ô nhiễm môi trừơng không khí tại Tp.HCM 53
3.3.1 Từ các phương tiện giao thông 53
3.3.2 Từ quá trình sản xuất công nghiệp 56
3.3.3 Giải pháp giải quyết ô nhiễm môi trường không khí ở Tp.HCm 59
Chương 4: Đánh giá hiện trạng ô nhiễm bụi tại các nút giao thông chính trong Tp.HCM 62
4.1 Đánh giá nồng độ bụi tại nút giao thông Vòng Xoay Hàng Xanh 62
4.2 Đánh giá nồng độ bụi tại nút giao thông Ngã 4 Điện Biên Phụ – Đinh Tiên Hoàng 64
4.3 Đánh giá nồng độ bụi tại nút giao thông Vòng Xoay Phú Lâm 66
4.4 Đánh giá nồng độ bụi tại nút giao thông Ngã 5 Gò Vấp 67
4.5 Đánh giá nồng độ bụi tại nút giao thông chính trong Tp. HCM 69
Chương 5: Đề xuất biện pháp giảm thiểu bụi tại nút giao thông Vòng Xoay Hàng Xanh 71
5.1 Nồng độ bụi tại nút giao thông Vòng Xoay Hàng xanh 71
5.1.1 Kế họach đo bụi 71
5.1.2 Kết quả đo 72
5.1.2.1 Phương pháp đo đạc, lấy mẫu, phân tích 72
5.1.2.2 Kết quả 73
5.2 Biện pháp quản lý 73
5.2.1 Trồng cây xanh trên khu vục vòng xoay Hàng xanh 73
5.2.2 Phân lọai xe di chuyển trên các tuyến đường 75
5.2.3 Mở rộng không gian, mặt bằng đường đi 76
5.2.4 Quy định tốc độ các lọai xe khi đi ngang qua Vòng xoay 76
5.2.5 Biện pháp giáo dục cộng đồng 77
5.2.6 Tổ chức giám sát chất lượng môi trường 78
5.3 Biện pháp kỹ thuật 78
5.3.1 Sự dụng thiết bị lọc tay áo 78
5.3.1.1 Nguyên tắc hoạt động 79
5.3.1.2 Nguyên tắc lựa chọn thiết bị xử lý 79
5.3.1.3 Tính toán 80
5.3.1.3.1 Buồng lắng bụi 80
5.3.1.3.2 Thiết bị lọc vải – tay áo 83
5.3.1.4 Ưu điểm – Nhược điểm 87
5.3.1.5 Tính toán giá thành 88
5.3.2 Phương pháp sử dụng vòi phaun sương 88
5.3.2.1 Nguyên tắc hoạt động 88
5.3.2.2 Ưu điểm – Nhược điểm 89
5.3.2.3 Tính toán – Lựa chọn thiết bị 89
5.3.2.4 Tính toán giá thành của thiết bị phun sương 90
5.3.3 Sử dụng xe hút bụi lưu động do công nhân đẩy tay 90
5.3.3.1 Nguyên tắc hoạt động 90
5.3.3.2 Ưu điểm – Nhược điểm 91
5.3.3.3 Lựa chọn thiết bị 91
5.3.3.4 Tính toán giá thành thiết bị 91
Chương 6: Kết luận - Kiến nghị 93
6.1 Kết luận 93
6.2 Kiến nghị 94
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

u kiện khí hậu tại thành phố Hồ Chí Minh
Tháng
Nhiệt độ TB ngày
( oC )
Độ ẩm trung bình
( % )
Tốc độ gió trung bình
( m/s )
1
25,7
74
2,6
2
26,6
71
2,9
3
27,8
71
3,2
4
28,8
74
3,2
5
28,8
80
2,9
6
27,4
84
3,4
7
27,0
84
3,4
8
27,0
85
3,9
9
26,7
86
3,0
10
26,6
83
2,7
11
26,3
82
2,5
12
25,7
78
2,4
Năm
27,0
79,5
3,6
( Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn – Khu vực phía Nam )
3.1.3 Tình hình phát triển Kinh tế – Xã hội:
3.1.3.1 Tình hình phát triển Kinh tế – Xã hội:
Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 0,6% dân số so với cả nước, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là trung tâm kinh tế của cả nước, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao.
Thành Phố Hồ Chí Minh là nơi hoạt động kinh tế năng động nhất, đi đầu trong cả nước về tốc độ tăng trưởng kinh tế. Nếu như năm 2001 tốc độ tăng GDP của thành phố là 7,4% thì đến năm 2005 tăng lên 12,2%. Phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao đã tạo ra mức đóng góp GDP lớn cho cả nước. Tỷ trọng GDP của thành phố chiếm 1/3 GDP của cả nước.
Có thể nói thành phố là hạt nhân trong vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam và trung tâm đối với vùng Nam Bộ. Với mức đóng góp GDP là 66,1% trong vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam và đạt mức 30% trong tổng GDP của cả khu vực Nam Bộ.
Kinh tế thành phố có sự chuyển dịch mạnh mẻ. Năm 2005, năng suất lao động bình quân toàn nền kinh tế thành phố đạt 63,63 triệu đồng/người/năm, năng suất lao động công nghiệp xây dựng đạt 67,05 triệu đồng (bằng 105,4% năng suất lao động bình quân toàn nền kinh tế), năng suất lao động dịch vụ đạt 66,12 triệu đồng (bằng 103,12%),năng suất lao động nông nghiệp đạt 13,66 triệu đồng (bằng 21,5%).
Thành phố là nơi thu hút vốn đầu tư nước ngoài phát triển nhất cả nước, kể từ khi Luật đầu tư được ban hành. Số dự án đầu tư vào thành phố chiếm khoảng 1/3 tổng số dự án đầu tư nước ngoài trên cả nước. Năm 2005, đầu tư trực tiếp của nước ngoài tăng khá so với năm 2004, 258 dự án đầu tư nước ngoài được cấp phép với tổng vốn 577 triệu USD, tăng 4,5% về số dự án và 43,7% về vốn đầu tư. Có 145 dự án tăng vốn với số vốn đều chỉnh tăng 330 triệu USD. Tính chung tổng vốn đầu tư kể cả tăng vốn là 907 triệu USD, tăng 7,7%. Bên cạnh đó, có 5 dự án đầu tư ra nước ngoài có tổng vốn là 29,1 triệu USD.
Thành phố luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng thu ngân sách của nhà nước, mặc dù gặp nhiều khó khăn song thu ngân sách thành phố vẫn không ngừng tăng. Năm 2005, tổng thu nân sách trên địa bàn 58.850,32 tỷ đồng tăng 22,21% so với năm 2004, đạt 108,27% dự toán cả năm.
Về thương mại, dịch vụ: thành phố là trung tâm xuất nhập khẩu lớn nhất nước. Kim ngạch xuất khẩu của thành phố ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. Năm 2005, kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn đạt 12,4 tỷ USD tăng 26,1 % so với năm 2004 (nếu không tính dầu thô, kim ngạch xuất khẩu tăng 17%). Trong đó, khu vực kinh tế trong nước tăng 28,5%; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 23,5%. Tổng mức hàng hóa bán lẻ tăng 21,1%, nếu loại trừ yếu tố biến động giá, tăng 11,4%. Cơ sở vật chất ngành thương mại được tăng cường với khoảng 400 chợ bán lẻ, 81 siêu thị, 18 trung tâm thương mại, 3 chợ đầu mối. Khu vực dịch vụ tăng trưởng vượt kế hoạch, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất – kinh doanh và phục vụ đời sống dân cư. Giá trị gia tăng các ngành dịch vụ tăng 12,2% so với năm 2004. Năng suất lao động của các ngành dịch vụ nói chung là 66,12 triệu đồng/người/năm (bằng 78% năng suất lao động ngành dịch vụ).
Hoạt động du lịch của thành phố phát triển mạnh, chưa bao giờ thành phố Hồ Chí Minh đón nhiều du khách như năm 2005. Lượng khách du lịch quốc tế đến thành phố trên 2 triệu lượt, tăng 27% so với năm 2004. Công suất sử dụng phòng của các khách sạn 3 đến 5 sao đạt 75% tăng 9,5%. Doanh thu ngành du lịch đạt 13,250 tỷ đồng, tăng 23%. Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch đã phát huy các phương tiện thông tin đại chúng, nâng cao chất lượng chuyên mục du lịch trên các báo lớn, truyền hình, tăng cường và nâng cao hiệu quả các đợt tham gia hội chợ du lịch chuyên nghiệp khu vực và các thị trường trọng điểm. Triển khai chương trình xét chọn và công nhận 100 điểm mua sắm đạt chuẩn du lịch. Đến nay, có 142 khách sạn được xếp hạng, trong đó 35 khách sạn 3 đến 5 sao với 5.740 phòng và 346 doanh nghiệp lữ hành đủ điều kiện kinh doanh. Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm tài chính ngân hàng lớn nhất Việt Nam, thành phố dẫn đầu cả nước về số lượng ngân hàng và doanh số quan hệ tài chính – tín dụng. Doanh thu của hệ thống ngân hàng thành phố chiếm khoảng 1/3 tổng doanh thu toàn quốc. Năm 2005, các hoạt động tín dụng – ngân hàng tiếp tục phát triển, góp phần đáp ứng nhu cầu sản xuất – kinh doanh. Nguồn vốn huy động qua ngân hàng đạt 170.890 tỷ đồng, tăng 23,1% so với năm 2004. Dư nợ tín dụng 164.600 tỷ đồng tăng 32,3%; Nhiều dịch vụ tín dụng hiện đại được đưa vào ứng dụng, mạng lưới thanh toán thông qua thẻ ATM được mở rộng. Về thị trường chứng khoán, đã có 30 công ty cổ phần, 01 công ty quản lý quỹ niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh; tổng vốn cổ phần niêm yết trên 1.600 tỷ đồng trong đó có 17 công ty cổ phần đã niêm yết có trụ sở tại thành phố, chiếm 55% về số công ty niêm yết là 75% về vốn của các công ty niêm yết. Có 14 công ty chứng khoán hoạt động trên thị trường chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, doanh số giao dịch đạt 31.000 tỷ đồng, trong đó giao dịch cổ phiếu 8.000 tỷ đồng; giao dịch trái phiếu 23.000 tỷ đồng.
Trong tương lai thành phố phát triển các ngành kinh tế chủ lực, là địa phương đầu tiên tập trung phát triển các ngành cơ khí gia dụng, sản xuất phương tiện vận tải, chế tạo máy, các ngành công nghệ cao … vẫn là đầu mối xuất nhập khẩu, du lịch của cả nước với hệ thống cảng biển phát triển. Việc hình thành các hệ thống giao thông như đường Xuyên Á, đường Đông Tây… sẽ tạo điều kiện cho kinh tế thành phố tăng trưởng mạnh mẽ.
Trong quá trình phát triển và hội nhập, thành Phố Hồ Chí Minh luôn khẳng định vai trò là một trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ của cả nước; là hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, một trong ba vùng kinh tế trọng điểm lớn nhất nước và cũng là vùng động lực cho công cuộc phát triển kinh tế – xã hội ở địa bàn Nam Bộ và cả nước theo chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
3.1.3.2 Định hướng phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2010:
- Duy trì tốc độ tăng trưởng của thành phố cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân chung của cả nước và phát triển một cách toàn diện, cân đối và bền vững về kinh tế, văn hóa, xã hội. Tốc độ tăng trưởng GDP thành Phố Hồ Chí Minh bình quân thời kỳ 2000 – 2010 phấn đấu đạt 12%/năm. Riêng giai đoạn 2001 – 2005 đạt bình quân 11,0%/năm và giai đoạn 2005 – 2010 đạt bình quân 13,0%/năm. Tương ứng với 2 giai đoạn trên, tăng trưởng của khu vực I là 2,0% và 1,7%/năm; khu vực II:13,0% và 12,7%/năm; khu vực III: 9,6% và 13,5%/năm....
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status