Nghiên cứu thiết kế máy cán tôn định hình - pdf 15

Download miễn phí Đồ án Nghiên cứu thiết kế máy cán tôn định hình



MỤC LỤC
 
Lời nói đầu 1
Chương 1. TỔNG QUAN 3
1.1 Tình hình nghiên cứu thiết kế chế tạo máy cán trên thế giới và trong nước 3
1.2 Đặc điểm của sản phẩm nguội 9
1.3 Lựa chọn sản phẩm và thiết bị 9
 
Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ BIẾN DẠNG KIM LOẠI 11
2.1 Các khái niệm cơ bản 11
2.1.1 Vật liệu kim loại 11
2.1.2 Mạng tinh thể – Lệch mạng 11
2.2 Biến dạng dẻo và phá hủy 15
2.2.1 Khái niệm 15
2.2.2 Lý thuyết trượt 17
2.3 Áp dụng biến dạng dẻo trong cán kim loại 32
2.3.1 Lý thuyết cán 32
2.3.2 Điều kiện vật cán ăn vào trục cán: 34
Chương 3. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ MÁY CÁN 35
3.1 Sơ đồ động máy thiết kế 35
3.2 Tính toán phôi cán 37
3.2.1 Phôi liệu 37
3.2.2 Sản phẩm tấm chắn xô và yêu cầu kỹ thuật 37
3.2.3 Tính toán quá trình biến dạng dẻo 38
3.2.4 Tính góc uốn 41
3.3 Tính toán thiết kế máy cán 43
3.3.1 Tính lực uốn 43
3.3.2 Tính mômen 43
3.3.3 Chọn động cơ 45
3.3.4 Phân phối tỷ số truyền 46
3.3.5 Tính toán thiết kế bộ truyền đai 47
3.3.6 Tính chọn hộp giảm tốc 50
3.3.7 Tính toán bộ truyền xích dẫn động từ hộp giảm tốc đến trục trung gian 51
3.3.8 Tính toán bộ truyền xích dẫn động các trục cán đồng tốc 54
3.3.9 Tính toán thiết kế quả cán 57
3.3.10 Tính toán trục 61
3.3.11 Tính toán then 74
3.3.12 Tính chọn ổ đỡ cho trục truyền lực: 77
3.3.13 Tính chọn ổ đỡ cho trục cán 79
3.3.14 Thiết kế khung cán chính 79
3.3.15 Thuyết minh bản vẽ chế tạo 80
3.3.15 Thuyết minh bản vẽ chế tạo 80
Thông số kỹ thuật



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

g chuyển động vuông góc với phương của ứng suất tiếp.
Khi ứng suất tác dụng đã đạt trị số xác định nào đó thì ứng suất trượt thực tế trên những mặt trượt có định hướng bất lợi hơn đã đạt được trị số để lệch chuyển động và nguồn Frank – Read bắt đầu hoạt động. Do trượt xảy ra trên những hệ mặt phẳng cắt nhau sẽ tạo nên những vật chướng ngại và những tập hợp lệch hay cụm lệch có tác dụng cản trở mạnh chuyển động của những lệch khác hay có thể đình chỉ hoạt động của nguồn phát sinh lệch. Vì vậy muốn trượt tiếp tục thì phải tăng mạnh ứng suất tác dụng để thắng được những yếu tố hãm lệch có thể có. Đó là nguyên nhân giải thích vì sao đoạn thẳng bc có độ nghiêng lớn, tức là hệ số hoá bền tgq2 lớn gấp hàng chục lần so với giai đoạn dễ trượt. Do đó hoạt động của các hệ trượt thứ cấp cũng như tương tác giữa chúng với hệ sơ cấp ngày một mạnh mà mật độ chướng ngại tăng không ngừng. Hậu quả của quá trình này là sự tạo thành cấu trúc ô lệch, bao gồm các miền tinh thể có chứa ít lệch nằm xen kẽ các miền giàu lệch, điển hình là giai đoạn bc. Khoảng trượt tự do của lệch rất nhỏ và do kích thước miền cùng kiệt lệch quy định.
Giai đoạn biến dạng tương ứng với đoạn cong cd được đặc trưng bàng quá trình trượt ngang, khi ứng suất đã lớn thì các lệch xoắn có thẻ vượt qua chướng ngại bằng cách chuyển từ mặt trượt này sang mặt trượt khác. Trên các mặt trượt mới chúng chuyển động ít bị cản trở hơn, tức là để đạt được độ biến dạng như trước cần đòi hỏi sự tăng ứng suất bé hơn. Do đó hệ số hoá bền thấp hơn so với giai đoạn cd giảm dần. Quan hệ giữa ứng suất và biến dạng là quan hệ đường cong và giai đoạn này thường được gọi là giai đoạn phục hồi động học. Cơ chế trượt ngang ở đây làm cho cấu trúc ô lệch ba chiều hình thành ở giai đoạn trước được hoàn chỉnh thêm. Ngoài ra trượt ngang ứng suất cao hơn nếu lệch trượt trong hệ sơ cấp dễ bị tác động, tức là tinh thể năng lượng khuyết tật xếp nhỏ.
Hình 2.12. Biểu diễn sơ đồ song tinh của đơn tinh thể.
Trước khi xảy ra hiện tượng song tinh
Sau khi xảy ra hiện tượng song tinh
Một cơ chế khác gây biến dạng dẻo là song tinh. Song tinh là sự dịch chuyển tương đối của một loạt mặt phẳng các nguyên tử này so với một loạt các nguyên tử khác, các nguyên tử đối xứng nhau qua mặt phẳng song tinh (AA). Khoảng dịch chuyển các nguyên tử không phải là số nguyên lần khoảng cách giữa các nguyên tử (hằng số mạng).
Hiện tượng song tinh xảy ra rất nhanh và càng mạnh khi biến dạng đột ngột và tốc độ biến dạng lớn. Song tinh có ảnh hưởng đến trượt: Tạo điều kiện cho mặt trượt ở vào vị trí thuận lợi nhất giúp biến dạng dễ dàng (vì song tinh gây biến dạng ít và sự trượt chỉ xảy ra theo phương và trong các mặt trượt nhất định). Trong quá trình trượt nếu có xuất hiện song tinh thì đặc điểm nổi bật nhất là ứng suất tiếp tới hạn giảm xuống.
Biến dạng dẻo trong đa tinh thể.
Đa tinh thể là tập hợp của nhiều hạt có phương mạng định hướng một cách ngẫu nhiên. Vùng ranh giới giữa các hạt có cấu tạo, tính chất khác với vùng trung tâm và được gọi là biên giới hạt (tinh giới hạt). Đây là yếu tố cần xét đến khi nghiên cứu biến dạng dẻo của đa tinh thể. Dưới đây là một số đặc điểm của biến dạng dẻo đa tinh thể:
Các hạt trong đa tinh thể định hướng khác nhau. Khi tác dụng lên mẫu đa tinh thể một tải trọng, những hạt nào có định hướng thuận lợi chúng biến dạng dẻo với ứng suất s tương đối nhỏ, còn những hạt có định hướng bất lợi hơn chúng biến dạng dẻo với ứng suất lớn hơn. Đối với mạng sáu phương xếp chặt thậm chí có thể có những hạt có định hướng hoàn toàn bất lợi, biến dạng dẻo không xảy ra. Quan hệ giữa ứng suất kéo chung cho toàn mẫu và ứng suất tiếp thực tế trong mỗi hạt có dạng:
m: gọi là chỉ số định hướng .
Chúng ta nghiên cứu ứng suất tới hạn để trượt trong đơn tinh thể, các quan hệ giữa ứng suất và độ biến dạng. Vấn đề đặt ra là trên cơ sở của những quy luật đó tìm ra quy luật biến dạng của da tinh thể.
Giả sử các hạt trong đa tinh thể có đường cong biến dạng như nhau và sự biến dạng của các hạt này không ảnh hưởng đến sự biến dạng cảu các hạt khác. Trên cơ sở đó có thể tính được chỉ số định hướng trung bình m của các hạt và tìm quan hệ giữa ứng suất và độ biến dạng đơn tinh thể.
Ký hiệu N(m) là hàm phân bố nói lên số lượng hạt trong đa tinh thể có chỉ số định hướng m bất kỳ nào đó. Lúc đó số lượng hạt có chỉ số định hướng nằm trong khoảng mi và mi + Dm sẽ là N(mi).Dm và chỉ số định hướng trung bình của tất cả các hạt có thể tính theo biểu thức:
Đối với mạng lập phương tâm diện, tính toán của Sachs theo nguyên lý đó cho thấy kết quả m = 2,238 – trong lúc thì m = 1 tức ứng suất tác dụng s để gây ra biến dạng dẻo trong đa tinh thể hơn hai lần so với đơn tinh thể với định hướng thuận lợi nhất định. Tuy nhiên, đấy mới chỉ là sự gần đúng ban đầu vì nó dựa trên giả thiết cho rằng khả năng biến dạng của các hạt là độc lập nhau và chỉ phụ thuộc vào sự định hướng các hạt đó. Giả thiết đó hoàn toàn không phù hợp với thực tế và các hạt gắn với nhau trong đa tinh thể thành một khối liên tục, sự thay đổi hình dáng và kích thước của các hạt này cong phụ thuộc vào sự biến dạng của các hạt chung quanh, nếu không liên kết giữa các hạt trên miền ranh giới sẽ bị phã vỡ. Những nghiên cứu của Miss cho thấy rằng để đảm bảo tính liên tục của toàn đa tinh thể, trượt xảy ra ít nhất là theo 5 hệ trượt, tức là theo 5 mặt và hướng trượt khác nhau. Trong số đó có những hệ trượt có định hướng bất lợi với chỉ số m lớn vì thế chỉ số định hướng trung bình tính cho đa tinh thể cao hơn so với trị số = 2,238. Nếu chú ý đến quan hệ giữa ứng suất và độ biến dạng của đa tinh thể:
và thì
Sự so sánh khả năng biến dạng của đơn tinh thể và đa tinh thể ở đay chỉ là tương đối vì đối với đơn tinh thể nó phụ thuộc rất mạnh vào góc định hướng trượt của mặt trượt. Góc định hướng là bất lợi thì đơn tinh thể còn khó biến dạng hơn đa tinh thể.
Ngoài yêu cầu và tính liên tục của vật liệu khi biến dạng còn phải yêu cầu tính liên tục của ứng suất: ứng suất sinh ra trong hạt này không thể không phụ thuộc vào ứng suất ở những hạt xung quanh, từ đó cho thấy rằng trường ứng suất trong mỗi hạt là không đồng nhất, ứng suất phải phân bố thế nào để các lực tác dụng lên tinh giới từ các phía phải được cân băng với nhau. Yêu cầu này Taylo không đề cập đến trong tính toán của mình, tuy nhiên theo sự phân tích của một số nhà nghiên cứu thì nó không ảnh hưởng mấy đến kết quả đã đạt được, tức là hầu như không ảnh hưởng đến khả năng hóa bền.
Ranh giới giữa các hạt là vùng có sắp xếp nguyên tử không theo trật tự nhất định như các vùng phía trong. Nhìn chung có thể xem như các nguyên tử sắp xếp không có trật t
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status