Nghiên cứu và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn nguy hại tại Công ty xi mạ Hưng Long – Thị trấn Lái Thiêu – Tỉnh Bình Dương - pdf 15

Download miễn phí Đồ án Nghiên cứu và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn nguy hại tại Công ty xi mạ Hưng Long – Thị trấn Lái Thiêu – Tỉnh Bình Dương



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
GIẢI THÍCH CÁC THUẬT NGỮ
DANH SÁCH CÁC BẢNG
DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ VÀ ẢNH CHỤP
CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU
I.1 Đặt vấn đề 1
I.2 Mục tiêu của đề tài 2
I.3 Giới hạn của đề tài 2
I.3.1 Phạm vi nghiên cứu 2
I.3.2 Đối tượng nghiên cứu 2
I.3.3 Thời gian thực hiện đề tài 2
I.4 Nội dung và phương pháp nghiên cứu 2
I.4.1 Nội dung nghiên cứu 2
I.4.2 Phương pháp nghiên cứu 2
I.5 Bố cục của đề tài 3
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ KỸ THUẬT MẠ CRÔM – MẠ KẼM
II.1 Giới thiệu về ngành xi mạ trên Thế giới và ở Việt Nam 5
II.2 Khái quát về xi mạ 6
II.2.1 Mục đích - Chức năng của xi mạ 6
II.2.2 Quy trình công nghệ tổng quát của ngành xi mạ 7
II.2.2.1 Sơ đồ công nghệ xi mạ tổng quát 8
II.2.2.2 Mô tả sơ đồ công nghệ xi mạ tổng quát 9
II.2.3 Một số quy trình công nghệ mạ điển hình ở Việt Nam 11
II.2.3.1 Quy trình công nghệ xi mạ Ni – Cr cho các chi tiết kim loại 11
II.2.3.2 Quy trình công nghệ sản xuất tôn mạ kẽm 13
II.3 Mạ Kẽm 14
II.3.1 Tính chất – Ứng dụng của lớp mạ Kẽm 14
II.3.2 Các kỹ thuật mạ Kẽm 14
II.3.2.1 Dung dịch mạ kẽm xianua 14
II.3.2.2 Dung dịch mạ kẽm không có xianua 15
II.3.2.2.1 Dung dịch mạ kẽm acid 15
II.3.2.2.2 Dung dịch mạ kẽm muối amôn 17
II.3.2.2.3 Dung dịch mạ kẽm kiềm Zincat 17
II.3.2.2.4 Dung dịch mạ kẽm glixin – Amôn clorua 18
II.3.2.2.5 Dung dịch mạ kẽm muối acid citric 19
II.3.2.3 Xử lý sau khi mạ kẽm 29
II.4.3 Độc tính của hợp chất Kẽm 22
II.4 Mạ Crôm 22
II.4.1 Tính chất – Ứng dụng của lớp mạ Crôm 22
II.4.2 Các kỹ thuật mạ Crôm 23
II.4.2.1 Mạ crôm bảo vệ trang sức 24
II.4.2.2 Mạ crôm cứng 25
II.4.2.3 Mạ crôm màu trắng sữa và mạ crôm hai lớp màu trắng sữa - mạ crôm cứng 25
II.4.2.4 Mạ crôm xốp 25
II.4.2.5 Mạ crôm đen 26
II.4.2.6 Mạ crôm quay 27
II.4.2.7 Mạ crôm trên bề mặt phun cát 28
II.4.3 Độc tính của hợp chất Crôm 28
II.5 Đặc trưng ô nhiễm ngành mạ Crôm – kẽm 29
II.5.1 Đặc trưng ô nhiễm và phương pháp XLNT mạ Crôm – mạ kẽm 29
II.5.1.1 Nguồn gốc phát sinh nước thải 29
II.5.1.2 Một số phương pháp XLNT xi mạ phổ biến hiện nay 30
II.5.1.2 .1 Các phương pháp chung 30
II.5.1.2.2 Các phương pháp cụ thể 31
II.5.2 Đặc trưng ô nhiễm và phương pháp XL CTRNH mạ Crôm – mạ kẽm 33
II.5.2.1 Nguồn gốc phát sinh CTRNH xi mạ 33
II.5.2.2 Một số phương pháp XLCTRNH xi mạ phổ biến hiện nay 34
II.6 Giới thiệu sơ đồ quản lý CTRNH xi mạ phù hợp với điều kiện Việt Nam hiện nay 35
CHƯƠNG III: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHÀ MÁY XI XẠ HƯNG LONG
III.1 Lịch sử hình thành và phár triển 36
III.2 Sơ đồ tổ chức và bố trí nhân sự 38
III.3 Các sản phẩm của nhà máy 40
III.4 Quy trình công nghệ sản xuất 41
III.4.1 Sơ đồ công nghệ sản xuất 41
III.4.2 Mô tả quy trình công nghệ của nhà máy 41
III.5 Nhu cầu nguyên nhiên liệu 43
III.6 Danh mục các trang thiết bị sản xuất 44
III.7 Các vấn đề môi trường hiện nay tại nhà máy 45
III.7.1 Các nguồn gây ô nhiễm chính tại nhà máy 45
III.7.2 Đánh giá thực trạng các nguồn gây ô nhiễm 47
III.7.2.1 Ô nhiễm môi trường không khí 47
III.7.2.2 Ô nhiễm nước thải 49
III.7.2.4 Ô nhiễm CTR 51
CHƯƠNG IV: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CTRNH TẠI NHÀ MÁY
IV.1 Sơ đồ quản lý CTRNH tại nhà máy 52
IV.2 Tình hình thu gom CTRNH 53
IV.3 Tình hình vận chuyển CTRNH 54
IV.4 Tình hình lưu trữ và chứa CTRNH 54
IV.5 Tình hình xử lý CTRNH 55
IV.6 Đánh giá chung hệ thống quản lý CTRNH tại nhà máy 57
CHƯƠNG V: ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CTRNH
V.1 Một số biện pháp quản lý CTRNH 60
V.1.1 Biện pháp nâng cao hiệu quả thu gom CTRNH 60
V.1.2 Biện pháp nâng cao hiệu quả vận chuyển CTRNH 62
V.1.3 Biện pháp an toàn cho kho lưu trữ CTRNH 63
V.1.4 Biện pháp về an toàn lao động trong phân xưởng mạ 64
V.1.5 Biện pháp về sản xuất sạch hơn trong phân xưởng mạ 65
V.1.6 Một số biện pháp quản lý bổ sung 67
V.2 Biện pháp cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả QL CTRNH 68
V.2.1 Tăng cường hiệu quả xử lý Cr – Zn từ HTXL NT 68
V.2.2 Đề xuất biện pháp xử lý bổ sung bùn thải 69
V.3 Dự toán kinh phí đầu tư thêm cho nhà máy 71
CHƯƠNG VI: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
VI.1 Kết luận 73
VI.2 Kiến nghị 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
 
 
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

a thường ở bộ phận tiếp xúc ( niêm mạc, mũi, tay, cánh tay) với hơi và hoá chất. Muối crômát còn có thể gây ung thư phổi nếu tiếp xúc lâu ngày.
Theo WHO, nồng độ cho phép crôm tối đa trong nước uống là 0.05 mg/lít.
Theo TCVN 5945 -1995, nồng độ cho phép crôm trong nước thải là 0.05 mg/lít đối với nước thải đưa vào nguồn loại A hay 0.1mg/lít đối với nước thải đưa vào nguồn loại B.
Theo TCVN 5944 -1995, nồng độ cho phép crôm (VI) trong nước ngầm là 0.05 mg/lít.
Theo TCVN 5943 -1995, nồng độ cho phép crôm (VI) trong nước biển ven bờ là 0.05 mg/lít.
Nồng độ cho phép của crôm tổng trong chất thải nguy hại do Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) quy định theo phương pháp TCLP là 5mg/l, trong khi đó tiêu chuẩn chất thải rắn chôn lấp của Nhật Bản cho phép nồng độ Crôm (VI) là 1.5 mg/l.
II.5 ĐẶC TRƯNG Ô NHIỄM NGÀNH MẠ KẼM – CRÔM
II.5.1 Đặc trưng ô nhiễm và phương pháp xử lý nước thải từ mạ kẽm – crôm
II.5.1.1 Nguồn gốc phát sinh nước thải xi mạ
Xi mạ sử dụng rất nhiều nước để rửa vật gia công trong quá trình sản xuất. Vì vậy khối lượng nước thải cần xử lý sẽ rất lớn. Nước thải từ xưởng mạ thải ra có thành phần rất đa dạng, nồng độ lại thay đổi rất rộng, pH biến động từ acid, trung tính hay kiềm. Tuy nhiên nước thải từ phân xưởng mạ nói chung (hay mạ kẽm - crôm nói riêng) được chia làm 3 loại chính:
Nước thải kiềm – acid: sinh ra trong quá trình tẩy dầu mỡ các chi tiết, từ khâu hoạt hóa bề mặt. Nguồn nước thải này chứa các kiềm như Na2CO3, Na3PO4, Na2SiO3…, các acid như H2SO4, H3PO4…, các kim loại như Zn2+, Fe2+, Fe3+… và các loại muối của chúng, pH dao động từ 1 – 10.
Nước thải xyanua: ngoài CN- tự do còn có phức xianua, các chất hữu cơ và 1 ít tạp chất cơ học. Nồng độ xyanua dao động từ 5 – 300 mg/l, nồng độ tổng các KL từ 30 – 70 mg/l, pH > 7.
Nước thải Crôm: ngoài thành phần chính là Cr6+ cón có Zn2+, Fe2+, H2SO4, HCl, HNO3, tạp chất cơ học… Nồng độ các tạp chất dao động từ 30 – 300 mg/l, pH = 7 – 1.
Ngoài ra trong nước thải còn chứa cả dầu mỡ, đất cát, gỉ sắt…. Đặc trưng nước thải của ngành mạ là có chứa hàm lượng các muối vô cơ và KLN cao. Do nước thải xưởng mạ có đủ loại thành phần, nồng độ biến đổi trong một khoảng rộng nên xử lý nó phải dùng nhiều phương pháp khác nhau, phù hợp với từng loại nước thải và nồng độ tạp chất chứa trong nó, nước xử lý với mục đích dùng lại cho sản xuất của xưởng mạ hay để thải ra môi trường.
II.5.1.2 Một số phương pháp xử lý nước thải xi mạ phổ biến hiện nay
II.5.1.2.1 Các phương pháp chung
Phương pháp kết tủa hóa học
Phương pháp này dựa trên phản ứng hóa học giữa chất đưa vào nước thải với kim loại cần tách, ở độ pH thích hợp sẽ tạo thành hợp chất kết tủa và được tách ra khỏi nước thải bằng phương pháp lắng.
Phương pháp trao đổi ion
Dựa trên nguyên tắc của phương pháp trao đổi ion dùng ionot là nhựa hữu cơ tổng hợp, các gốc cao phân tử có gốc hydrocacbon và các nhóm chứa trao đổi ion. Quá trình trao đổi ion được tiến hành trong các cột cationit và anionit.
Phương pháp điện hóa
Dựa trên cơ sở của quá trình oxy hóa khử để tách kim loại trên các điện cực nhúng trong nước thải chứa KLN khi cho dòng điện 1 chiều chạy qua. Bằng phương pháp này cho phép tách các ion kim loại ra khỏi nước, không phải bổ sung hóa chất, song thích hợp với nước thải có nồng độ kim loại cao (> 1g/l), chi phí điện năng khá cao.
Phương pháp sinh học
Dựa trên nguyên tắc một số loài thực vật, vi sinh vật trong nước sử dụng kim loại như chất vi lượng trong quá trình phát triển sinh khối như bèo tây, bèo tổ ong, tảo… Với phương pháp này, nước thải phải có nồng độ KLN nhỏ hơn 60mg/l và bổ sung đủ chất dinh dưỡng (nitơ, phốt pho) và các nguyên tố vi lượng cần thiết khác cho sự phát triển của các loài thực vật như rong tảo. Phương pháp này cần diện tích lớn và nước thải có lẫn nhiều kim loại thì hiệu quả xử lý kém.
Phương pháp thông dụng để xử lý nước thải chứa KLN là phương pháp kết tủa hóa học kết hợp với đông keo tụ.
II.5.1.2.2 Các phương pháp cụ thể
Xử lý nước thải có tính kiềm – acid
Xử lý nước thải chứa acid dùng dung dịch xút NaOH hay nước vôi Ca(OH)2 để trung hòa. Ngoài việc trung hòa ion H+ trong nước rửa , dung dịch Ca(OH)2 còn có tác dụng làm kết tủa một số KLN dưới dạng hyđroxit, ion sunphate cũng bị kết tủa. Sự trung hòa tiến hành ở pH = 7 – 9 cần khuấy mạnh dung dịch.
Xử lý nước thải chứa ion OH- thường dùng acid H2SO4 kỹ thuật. Sự trung hòa tiến hành ở pH = 6 – 8.
Xử lý nước thải xyanua
Nước thải trong mạ Crôm – kẽm có chứa gốc CN-. Để trung hòa nước thải có chứa xyanua, người ta thường dùng các chất oxy hóa như nước Clo, natrihypoclorit NaOCl, Clorua vôi CaOCl2, thuốc tím KMnO4, hydrogen peroxit (oxy già) H2O2.
Hiện nay, xử lý nước thải xyanua trong mạ điện chủ yếu dùng chất oxy hóa là Clo vì Clo rẻ tiền và có hiệu quả xử lý tốt. Quá trình tách xyanua bằng chất Clo ra khỏi nước thải xi mạ được tiến hành ở môi trường kiềm (pH = 9). Xyanua có thể bị oxy hóa tới nitơ và CO2 :
CN- + 2OH- + Cl2 = CNO- + 2Cl- + H2O
2CNO- + 4OH + 3Cl2 = CO2 + 6Cl- + N2 + 2H2O
Nước thải sau xử lý có nồng độ CN- nhỏ hơn 0.01 mg/l mới được thải ra bên ngoài.
Xử lý nước thải Crôm
Dung dịch nước thải có chứa acid crômic có tính độc mạnh. Để loại trừ ion crômat Cr6+ phải khử chúng từ ion cromat (Cr6+) thành Cr3+ , sau đó loại trừ chúng bằng phương pháp kết tủa hydroxit.
Bước 1: Khử Cr6+ thành Cr3+
Khử Crômat bằng dung dịch FeSO4
Sự khử được tiến hành ở pH = 4 – 10.
2CrO3 + 6FeSO4 + 6H2SO4 = 3Fe2(SO4)3 + 6H2O + Cr2(SO4)3
Quá trình khử làm dung dịch CrO3 có màu nâu đỏ biến đổi thành màu xanh nhạt.
Khử Crômat bằng bisulfit natri NaHSO3
NaHSO3 là một chất khử tương đối mạnh nên cần được pha chế trong các bồn chứa bằng plastic hay composit.
Sự khử Crômat theo phản ứng:
4CrO3 + 6NaHSO3 + 3H2SO4 = 3Na2SO4 + 6H2O + 2Cr2(SO4)3
Bước 2: Kết tủa hyđroxit kim loại
Nguyên lý của phương pháp này dựa trên tính chất keo tụ kết tủa hydroxit các KLN có trong nước thải xi mạ. Phản ứng xảy ra như sau:
Cr2(SO4)3 + 6NaOH = 2Cr(OH)3↓ + 3Na2SO4
Kết tủa được cho qua bể lắng, tách ra, làm khô và tái sử dụng hay bỏ đi.
Nước sau khi loại trừ KLN còn chứa các muối vô cơ (như Na2SO4, NaCl, NaCN) và thải ra ngoài.
Xử lý nước thải kẽm
Nước thải có chứa kẽm được xử lý theo phương pháp kết tủa hydroxit kim loại hay trao đổi ion. Tuy nhiên, do kẽm là kim loại lưỡng tính nên xử lý kẽm theo phương pháp kết tủa hydroxit kim loại khó khống chế pH cho phù hợp. Vì vậy, tốt nhất nên xử lý nước thải kẽm theo phương pháp trao đổi ion.
Nguyên tắc của phương pháp này là cho nước thải lọc lần nượt qua hai cột cationit và anionit, các cation tạp chất sẽ được giữ lại ở cột đầu, các anion tạp chất sẽ được giữ lại ở cột cuối, nước trở nên rất sạch, hoàn toàn được phép dùng lại. Sau 1 thời gian làm việc, các cột ionit được tái sinh, cationit được lọc rửa riêng bằng H2SO4 hay HCl 3 – 10%, anionit được lọc rửa riêng bằng NaOH hay Na2CO3. Nước rửa cationit chứa các cation và acid dư được đưa đi thu hồi và dùng và...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status