Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng trong thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn Thành phố Hà Nội - pdf 15

Download miễn phí Chuyên đề Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng trong thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn Thành phố Hà Nội



MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG I: GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG - KHÂU QUAN TRỌNG HÀNG ĐẦU TRONG THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
1.1. Dự án đầu tư
1.2.Vai trò của công tác giải phóng mặt bằng trong thực hiện các dự án đầu tư
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm, tính chất và vai trò của công tác GPMB
1.2.2. Các bước tiến hành công tác giải phóng mặt bằng trong một dự án
1.2.3. Vai trò của các cấp Chính quyền và sự tham gia của cộng đồng trong công tác giải phóng mặt bằng
1.2.3.1. Vai trò của các cấp chính quyền trong công tác giải phóng mặt bằng
1.2.3.2. Sự tham gia của các tổ chức, đoàn thể và cộng đồng trong công tác giải phóng mặt bằng
1.2.4. Sự cần thiết của công tác giải phóng mặt bằng
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đền bù giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư
1.4. Vấn đề giải phóng mặt bằng và đền bù với việc quản lý dự án.
1.5. Làm thế nào đền bù và giải phóng mặt bằng kịp thời cho các dự án xây dựng
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội.
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.2. Phát triển kinh tế - xã hội của thủ đô Hà Nội trong 10 năm qua.
2.2. Những quy định của Nhà nước và Thành phố Hà Nội về bồi thường thiệt hại giải phóng mặt bằng
2.2.1. Giai đoạn trước năm 1992
2.2.2. Giai đoạn sau năm 1992.
2.3. Giới thiệu một số dự án đầu tư trên địa bàn Thành phố Hà Nội
2.4. Kết quả thực hiện công tác giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2002.
2.4.2. Tiếp tục tập trung bố trí vốn cho giải phóng mặt bằng, xây dựng hạ tầng các khu tái định cư và xây dựng nhà ở tạo quỹ nhà đất phục vụ di dân.
2.4.3. Tổ chức triển khai thực hiện chính sách giải phóng mặt bằng.
2.4.4. Các cấp các ngành quan tâm đúng mức đến công tác giải quyết đơn thư khiếu nại của công dân, kiên quyết áp dụng các biện pháp hành chính đối với các trường hợp cố tình gây khó khăn cho công tác giải phóng mặt bằng.
2.5. Những hạn chế và tồn tại trong công tác giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư.
2.6. Bài học kinh nghiệm về công tác giải phóng mặt bằng khi thực hiện các dự án đầu tư xây dựng.
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐẨY NHANH CÔNG TÁC GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG
3.1. Quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và định hướng chung về công tác giải phóng mặt bằng ở Hà Nội trong những năm tới.
3.1.1. Các quan điểm về chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng.
3.1.2. Định hướng chung.
3.1.3. Mục tiêu, nhiệm vụ.
3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
3.2.1. Nhóm giải pháp về hoàn thiện khung khổ pháp lý và các chính sách liên quan tới công tác giải phóng mặt bằng.
3.2.2. Nhóm giải pháp về cơ chế tài chính, tạo nguồn vốn hình thành quỹ cho công tác giải phóng mặt bằng.
3.2.3. Nhóm giải pháp về hỗ trợ và tái định cư phục vụ cho công tác giải phóng mặt bằng.
3.2.4. Nhóm giải pháp định hình phương pháp tính giá trị đất đai trong khu vực giải phóng mặt bằng.
3.2.5 Nhóm giải pháp về công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
3.2.6. Nhóm giải pháp tăng cường tổ chức thực hiện.
3.2.7. Nhóm giải pháp tăng cường vai trò của cộng đồng trong việc tham gia công tác giải phóng mặt bằng
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ụng đất để làm nhà ở.
Trong trường hợp phương án bồi thường đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, được công bố công khai và có hiệu lực thi hành theo quy định của pháp luật mà người bị thu hồi đất không thực hiện quyết định thu hồi đất thì cơ quan quyết định thu hồi đất có quyền ra quyết định cưỡng chế. Trong trường hợp Chính phủ quyết định thu hồi đất thì UBND tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương ra quyết định cưỡng chế.
Trong trường hợp cộng đồng dân cư xây dựng các công trình phục vụ lợi ích công cộng của cộng đồng thei quy hoạch bằng nguồn vốn do nhân dân đóng góp hay Nhà nước có hỗ trợ thì việc bồi thường hay hỗ trợ cho người có đất được sử dụng để xây dựng công trình do cộng đồng dân cư và người có đất đó thoả thuận.
*Các quy định về bồi thường, giải phóng mặt bằng theo Nghị định số 90/CP ngày 17/8/1994( áp dụng từ 17/8/1994 đến 8/5/1998)
Để đảm bảo nhu cầu về đất xây dựng các công trình quốc phòng, an ninh các công trình phục vụ mục đích công cộng, lợi ích quốc gia, đồng thời đảm bảo quyền lợi của người sử dụng đất, ngày 17/8/1994, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 90/CP ban hành quy định về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào nục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.
Về phạm vi áp dụng, Điều 1 của bản quy định ban hành kèm theo Nghị định số 90/CP quy định như sau:
“ Quy định này chỉ áp dụng để đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng…”
Về khung giá các loại đất để áp dụng khi đền bù thiệt hại về đất, Giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất. Chính phủ quy định tại Nghị định số 87/ CP ngày 17/8/1994.
Điều 4 của Nghị định quy định:
“ 1…Trong trường hợp cùng một loại đô thị mà đất có khả năng sinh lợi khác nhau, mức độ hoàn thiện cơ sở hạ tầng khác nhau, thì địa phương được phép vận dụng hệ số K điều chỉnh khung giá từ 0,8-1,2 lần mức giá của cùng loại đô thị, cùng loại đường phố và vị trí đất quy định trong bảng khung giá đất đô thị.
2, Giá các loại đất do địa phương quy định không được thấp hơn giá tối thiểu và không được cao hơn giá tối đa của khung giá và hệ số điều chỉnh…"
Nhưng trong thực tế việc áp dụng khung giá đất gặp nhiều khó khăn, bất cập, các tỉnh đẫ vận dụng hệ số điều chỉnh khung giá K nhưng vẫn không sát với thực tế, không phù hợp với thị trường bất động sản. Do đó ngày 13/5/1996, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 302/TTg về việc điều chỉnh hệ số K trong khung giá đất ban hành theo Nghị định số 87/CP ngày 17/8/1994 với khoảng giãn cách rộng lớn: “… từ 0,5- 1,8 lần…”.
Sau gần 4 năm thực hiện Nghị định số 90/CP cho thấy việc bồi thường, giải phóng mặt bằng đã bộc lộ những tồn tại nhất định, làm chậm tiến độ giải phóng mặt bằng, chậm tiến độ thực hiện các dự án đầu tư, sau khi Nhà nước thu hồi đất và mặc dù đã được bồi thường nhưng người sử dụng đất vẫn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là những người bị thu hồi hết đất sản xuất, phải chuyển sang ngành nghề khác. Tình trạng thất nghiệp, trẻ em phải bỏ học đối với những gia đình bị thu hồi đất khá phổ biến, gây gánh nặng cho xã hội.
Từ những vấn đề tồn tại nêu trên, đòi hỏi Nghị định số 90/CP cần được thay thế để có chính sách, pháp luật phù hợp vừa khắc phục những tồn tại, vừa đảm bảo thời gian thi công các công trình, vừa đảm bảo quyền lợi của các người sử dụng đất, đảm bảo ổn định kinh tế, chính trị, xã hội.
Các quy định về bồi thường, giải phóng mặt bằng theo Nghị định số 22/1998/NĐ- CP ngày 24/4/1998( áp dụng từ 8/5/ 1998 đến nay)
Hệ thống văn bản pháp luật:
+Nghị định số 22/1998/NĐ - CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng (Thay thế Nghị định số 90/CP ngày 17/8/1994)
+ Thông tư số 145/ TT – BTC ngày 4/11/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 22/1998/NĐ- CP.
+ Công văn số 4448/TC- QLCS ngày 4/9/1999 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý một số vướng mắc trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng.
+ Ngoài ra còn có Quyết định số 592/1999/QĐ- BGTVT ngày 12/3/1999 của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải về việc ban hành những quy định về kỹ thuật khi tiến hành giải phóng mặt bằng phục vụ các dự án xây dựng công trình giao thông.
Nội dung của Nghị định số 22/1998/ NĐ-CP và Thông tư số 145/TT- BTC:
+ Về đối tượng phạm vi áp dụng:Chính sách đền bù thiệt hại Giải phóng mặt bằng được áp dụng chung cho mọi trường hợp bị Nhà nước thu hồi đất. Với quy định này thì trường hợp các nhà đầu tư được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án xây dựng, kinh doanh bằng nguồn vốn đầu tư trong nước, vốn đầu tư nước ngoài cũng được áp dụng chung chính sách vơi trường hợp sử dụng đất để xây dựng công trình công cộng do ngân sách Nhà nước đầu tư. Việc áp dụng chung một chính sách đền bù trong thời điểm này là phù hợp cơ chế xác định giá đất của Nhà nước, có tác dụng tạo ra sự thống nhất trong quá trìng thực hiện, thúc đẩy quá trình Giải phóng mặt bằng đối với các dự án xây dựng sử dụng vốn từ ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, hiện nay quy định này đang bộc lộ những điểm không phù hợp.
+ Nguyên tắc đền bù: Người được Nhà nước giao đất sử dụng vào mục đích nào thì khi thu hồi, Nhà nước đền bù bằng cách giao đất có cùng mục đích sử dụng hay đền bù bằng tiền theo giá đất cùng mục đích sử dụng hay đền bù bằng nhà ở, khi đền bù bằng đất hay bằng nhà ở mà có chênh lệch về giá trị thì người được đền bù được nhận( hay phải trả) phần chênh lệch giá trị đó bằng tiền.
+ Về điều kiện được đền bù: Chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử đã có rất nhiều thay đổi, từ chỗ có nhiều hình thức sở hữu đất đai nay chỉ còn duy nhất một hình thức sở hữu Nhà nước về đất đai, từ chỗ quản lý đất đai chỉ đơn thuần là biện pháp hành chính đến nay đã thêm các biện pháp về kinh tế và dân sự, đối tượng sử dụng đất cũng qua nhiều lần điều chỉnh trong cải cách ruộng đất, cải tạo kinh tế tư bản tư nhân, hợp tác hoá trong nông nghiệp, khoán sản phẩm, giao đất giao rừng… Bên cạnh đó công tác quản lý đất đai, đăng ký quyền sử dụng đất, cập nhật các biến động về diện tích, loại, hạng đất, về chủ sử dụng đất lại không được thực hiện đầy đủ không được theo dõi thường xuyên dã làm cho hiện tượng quản lý, sử dụng đất thực sự đa dạng, phức tạp. Mỗi một trường hợp sử dụng đất đều có nguồn gốc, hoàn cảnh khác biệt nhau vì thế việc cụ thể, chi tiết hoá các trương hợp được đền bù thịêt hại về đất, về tài sản đã bước đầu làm cho phương án đền bù sát với thực tế và có tính khả thi cao hơn. Ng...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status