Cao ốc văn phòng Etown 3 quận Tân Bình thành phố Hồ Chí Minh + bản vẽ - pdf 15

Linjk t

MỤC LỤC
PHẦN I: GIỚI THIỆU KIẾN TRÚC
CHƯƠNG 1: KIẾN TRÚC Trang 4
I. Tổng quan công trình Trang 5
II. Kết cấu công trình Trang 5
PHẦN II: GIẢI PHÁP KẾT CẤU
CHƯƠNG 1: TÍNH SÀN LẦU 1 Trang 6
I. Mặt bằng hệ dầm sàn Trang 8
II. Sơ bộ chọn kích thước bản sàn Trang 9
III. Cấu tạo bản sàn Trang 10
IV. Xác định nội lực các ô sàn Trang 11

CHƯƠNG 2: TÍNH DẦM TRỤC C Trang 55
I. Sơ đồ truyền tải lên dầm trục C Trang 19
II. Xác định tải trọng tác dụng lên dầm trục C Trang 20
III. Các cấu trúc tổ hợp Trang 24
IV. Xác định nội lực dầm trục C Trang 25
V. Tính cốt thép dầm trục C Trang 27
CHƯƠNG 3: TÍNH CẦU THANG Trang 20
I. Kích thước bản thang Trang 30
II. Sơ đồ tính bản thang Trang 31
III. Tính toàn cốt thép cho bản thang Trang 35
IV. Tính dầm thang Trang 36

CHƯƠNG 4: TÍNH BỂ NƯỚC MÁI Trang 33
I. Lượng nước cần sử dụng cho công trình Trang 33
II. Kích thước bể nước mái Trang 37
III. Tính nắp bể Trang 37
Tính bản nắp Trang 37
Tính dầm nắp DNB Trang 38
IV. Tính bản đáy Trang 40
V. Tính đáy bể Trang 43
Tính bản đáy Trang 43
VI. Tính dầm đáy bể Trang 42
VII. Tính bản thành Trang 45



CHƯƠNG 5: TÍNH KHUNG TRỤC 6
I. Sơ đồ tính Trang 48
II. Chọn sơ bộ tiết diện khung ngang Trang 49
III. Xác định tải trọng tác dụng lên khung ngang Trang 61
IV. Tính cốt thép dầm khung trục 3 Trang 71
V. Tính cốt thép cột khung trục Trang 79

CHƯƠNG 6: MÓNG Trang 81
Điều kiện địa chất thủy văn công trình Trang 88
PHƯƠNG ÁN 1: MÓNG CỌC ÉP Trang 154
I. Phân loại móng cho công trình Trang 89
II. Tính sức chịu tải của cọc đơn Trang 90
III. Tính móng M2 (Trục 3-C, 3-B) Trang 91 IV. Tính móng M1 (Trục 3-A, 3-D) Trang 102

PHƯƠNG ÁN 2 MÓNG CỌC NHỒI Trang 184
I. Vật liệu sử dụng Trang 114
II. Tính sức chịu tải của cọc đơn Trang 115
III. Tính móng M2 (Trục 3-B, 3-C) Trang 116
IV. Tính móng M1 (Trục 3-A, 3-D) Trang 127
V. Lựa chọn phương án móng Trang 137


TỔNG QUAN VỀ KIẾN TRÚC

1. Sự cần thiết của công trình:
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế , thương mại, dịch vụ lớn nhất Việt Nam. Cùng với sự phát triển về kinh tế, văn hoá, xã hội, thành phố phải đối mặt với sự phát triển về dân số. Việc ra đời của những chung cư là cách giải quyết tốt nhất về chỗ ở cho người dân khi diện tích thành phố không đáp ứng được với dân số quá lớn như hiện nay.
2.Giới thiệu công trình:
2.1. Vị trí công trình:
Công trình nằm tại quận Tân Bình Tp HCM, cách lộ giới đường Aáp Bắc 6m, cách ranh giới phía đông 5,4m, cách lộ giới đường dự kiến phía nam là 6m, đường qui hoạch phía tây 8m.
2.2.Qui mô và đặc điểm công trình:
_ Công trình gồm các căn hộ phục vụ cho việc sinh sống của người dân 10 tầng cao 34,2m so với mặt đất tự nhiên.
_ Tầng trệt cao 3,6m gồm sảnh và phòng quản lý bảo vệ cao ốc.
_ Sân thượng có phòng kỹ thuật và hồ nước mái.
2.3. Những chỉ tiêu xây dựng:
_ Số tầng: 1 tầng trệt, 9 lầu và sân thượng.
_ Diện tích xây dựng: 1200m2.
_ Tổng diện tích các sàn: 12000m2.
_ Kết cấu chịu lực chính: khung bê tông cốt thép đổ toàn khối.
3. Giải pháp kiến trúc:
3.1. Giải pháp mặt bằng:
Mặt bằng bố trí mạch lạc rõ ràng thuận tiện cho việc bố trí lưu thông trong công trình, đơn giản hơn cho cách giải quyết kết cấu và các giải pháp kiến trúc khác.
Tận dụng trệt để diện tích đất, sử dụng diện tích đó một cách hợp lý.
Công trình có hệ thống hành lang nối liền các căn hộ với nhau đảm bảo thông thoáng tốt, giao thông hợp lý, ngắn gọn.
3.2. Giải pháp công trình:
Công trình có dạng hình khối được tổ chức phát triển theo chiều cao.
Các ô cửa kính khung nhôm, các ban công với những chi tiết tạo thành mảng trang trí độc đáo cho công trình.
Bố trí nhiều cây cảnh, bồn hoa tại các ban công, các sảnh của căn hộ tạo dáng vẻ gần gũi với tự nhiên.
3.3. Giao thông nội bộ:
Giao thông trên từng tầng thông qua hệ thống hành lang nằm giữa mặt bằng tầng, đảm bảo lưu thông ngắn gọn, tiện lợi đến từng căn hộ.
Giao thông đứng liên hệ giữa các tầng thông qua hệ thống thang bộ và thang máy.
Tóm lại: các căn hộ được thiết kế hợp lý, đầy đủ tiện nghi, các phòng chính được tiếp xúc với tự nhiên, có ban công ở phòng khách tạo thông thoáng, khu vệ sinh có gắn trang thiết bị hiện đại.
4. Giải pháp kết cấu:
Công trình có nhiều bước cột và khoảng cách giữa các bước cột khá hợp lý, do đó khung nhà khá ổn định.
Các tiết diện kết cấu cột, dầm được tính toán và chọn theo 2 phương. Các cấu kiện kết cấu( cột, dầm) được liên kết lại thành một khối nhờ kết cấu sàn. Sàn sẽ liên kết cấu kiện giữa khung, dầm lại với nhau tạo thành khối vững chắc. Ngoài ra đối với kết cấu dưới là móng ta sẽ cấu tạo và tính toán theo điều kiện địa chất đã được thí nghiệm.
Công trình dùng bê tông cột thép toàn khối đổ tại chỗ.
5. Các hệ thống chính trong công trình:
5.1. Hệ thống chiếu sáng:
Các căn hộ, các hệ thống giao thông chính trên các tầng điều được chiếu sáng tự nhiên thông qua các cửa kính bên ngoài và các giếng trời bố trí bên trong công trình.
Ngoài ra hệ thống nhân tạo cũng được bố trí sao cho có thể phủ được những chỗ cần chiếu sáng.
5.2.. Hệ thống điện:
Điện phục vụ chung cư được lấy trực tiếp từ mạng lưới diện cao thế của Nhà nước và thông qua trạm biến áp của công trình để trở thành điện hạ thế phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, bảo vệ và phòng cháy chữa cháy.
Điện dự phòng cho toàn nhà lấy từ 2 máy phát điện Diezel với công suất vừa đủ phục vụ cho toàn cao ốc. Nguồn điện dự trữ chỉ được sử dụng khi nguồn điện lấy từ Nhà nước bị mất, lúc này máy phát điện sẽ cung cấp cho các hệ thống sau:
_ Thang máy
_ Hệ thống phòng cháy chữa cháy
_ Hệ thống chiếu sáng và bảo vệ
_ Biến áp điện và hệ thống cáp
5.3. Hệ thống cấp thoát nước:
5.3.1. Hệ thống cấp nước sinh hoạt:
Nước từ hệ thống cấp nước chính của thành phố được đưa vào bể chứa bên dưới tầng hầm.
Nước thừ bể chứa ở tầng hầm được bơm thẳng lên bể chứa trên sân thương, việc điều khiển quá trình bơm được thực hiện hoàn toàn tự động thông uqa hệ thống van phao tự động.
Ống nước được đi trong các hộp gen hay âm trong tường.
5.3.2. Hệ thống thoát nước mưa và khí gas:
Nước mưa trên mái, ban công … được thu vào phễu và chảy riêng theo một ống.
Nước mưa được dẫn thẳng thoát ra hệ thống thoát nước chung của thành phố.
Nước thải từ các buồng vệ sinh có riêng hệ thống ống dẫn để đưa về bể xử lý nước thải rồi mới thải ra hệ thống thoát nước chung.
5.4. Hệ thống phòng cháy chữa cháy:
5.4.1. Hệ thóng báo cháy:
Thiết bị phát hiện báo cháy được bố trí ở mội tầng và mội phòng. Ơû nơi công cộng và mỗi tầng mạng lưới báo cháy có gắn đồng hồ và đèn báo cháy khi phát hiện được, phòng quản lý khi nhận tín hiệu báo cháy thì kiểm soát và khống chế hỏa hoạn cho công trình.
5.4.2. Hệ thống cứu hoả:
Nước được sử dụng cứu hoả từ bể nước tầng hầm, sử dụng máy bơm xăng lưu động.
Trang bị các bộ súng cứu hoả đặt tại phòng trực, có các vòi cứu hoả ở mội tầng và ống nối được cài từ tầng một đến vòi chữa cháy và các bảng thông báo cháy.
Các vòi phun nước tự động được đặt ở tất cả các tầng và nối với hệ thống chữa cháy và các thiết bị khác gồm bình chữa cháy loại CO2 khô ở tất cả các tầng. Đèn báo cháy ở các cửa thoát hiểm , đèn báo ở tất cả các tầng.
6. Điều kiện khí hậu thuỷ văn:
Khu vực khảo sát nằm ở Tp HCM nên mang đầy đủ tính chất chung của vùng. Đây là vùng có nhiệt độ tương đối ôn hoà. Nhiệt độ hàng năm khoảng 270C, chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng cao nhất và thấp nhất khoảng 100C.
Khu vực TP giàu nắng, thời tiết hàng năm có hai mùa rõ rệt là mưa và khô. Độ ẩm trung bình từ 75 – 80 %.
Nhìn chung, Tp HCM là vùng có khí hậu khá lý tưởng, ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của hiện tượng thời tiết như: bão, áp thấp nhiệt đới… mà chủ yếu là chịu tác động gián tiếp.



https://1drv.ms/u/s!AgJa1CtKrfM4hHy4teEaZoSdcRUP
..
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status