Mô hình chất lượng dịch vụ IP trong MPLS - pdf 15

Download miễn phí Chuyên đề Mô hình chất lượng dịch vụ IP trong MPLS



MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
MỤC LỤC HÌNH 3
MỤC LỤC BẢNG 5
BIỂU TƯỢNG HÌNH VẼ 5
TỪ VIẾT TẮT 6
LỜI NÓI ĐẦU 7
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ IP 9
1. Tìm hiểu chung về chất lượng dịch vụ QoS 9
1.1. Định nghĩa về QoS 9
1.2. Cấp độ dịch vụ, kiểu dịch vụ, lớp dịch vụ 12
1.3. Các tham số chất lượng dịch vụ 13
2. Các vấn đề bảo đảm QoS 14
2.1. Cung cấp QoS 15
2.2. Điều khiển QoS 15
2.3. Quản lý QoS 16
3. Vấn đề trong mạng IP hiện nay 16
4. Kết luận chương 17
CHƯƠNG II: CÁC KỸ THUẬT VÀ MÔ HÌNH ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ IP 18
1. Kỹ thuật đảm bảo chất lượng dịch vụ IP 18
1.1. Các tham số ảnh hưởng tới QoS trong thực tế 18
1.2. Yêu cầu chức năng chung của QoS IP 21
1.3. Các kỹ thuật đảm bảo chất lượng dịch vụ IP 24
1.3.1. Kỹ thuật đo lưu lượng và màu hóa lưu lượng 24
1.3.2. Kỹ thuật quản lý hàng đợi tích cực 27
a. Kỹ thuật loại bỏ gói ngẫu nhiên sớm RED 27
b. Kỹ thuật loại bỏ gói ngẫu nhiên sớm theo trọng số WRED 28
c. Thông báo tắc nghẽn hiện ECN 28
1.3.3. Kỹ thuật lập lịch gói tin 29
a. Hàng đợi FIFO 29
b. Hàng đợi ưu tiên PQ 29
c. Hàng đợi cân bằng FQ 30
d. Hàng đợi quay vòng trọng số WRR 31
e. Hàng đợi cân bằng trọng số WFQ và hàng đợi dựa theo lớp cân bằng trọng số CBQ 32
1.3.4. Kỹ thuật chia cắt lưu lượng 32
a. Kỹ thuật chia cắt lưu lượng thuần 32
b. Chia cắt lưu lượng kiểu gáo rò 33
2. Mô hình đảm bảo chất lượng dịch vụ IP 34
2.1. Mô hình tích hợp dịch vụ IntServ 34
2.1.1. Các yêu cầu của Intserv 34
2.1.2. Giao thức RSVP 36
2.2. Mô hình phân biệt dịch vụ DiffServ 38
2.2.1. Bộ phân loại gói tin 40
2.2.2. Tính cước 41
2.2.3. Gán lớp chuyển tiếp 41
2.2.4. Hành vi cho mỗi chặng – PHB 41
2.3. Miền phân biệt dịch vụ DS và điểm mã phân biệt dịch vụ DSCP 43
3. Kết luận chương 44
CHƯƠNG III: CHẤT LƯỢNG IP VÀ CÔNG NGHỆ CHUYỂN MẠCH NHÃN ĐA GIAO THỨC MPLS 45
1. Động lực và phát triển của MPLS 45
2. Mô hình và giải pháp cung cấp QoS trong MPLS 47
2.1. Kiến trúc của MPLS 47
2.2. Giải pháp cung cấp QoS trong MPLS 48
3. Các Thành phần cơ bản của MPLS 50
3.1. Các thuật ngữ 50
3.2. Kiểu của Node MPLS 52
4. Giải pháp định tuyến QoS 53
4.1. Điều khiển gán nhãn độc lập và theo yêu cầu 54
4.2. Phát hiện và chống vòng lặp 55
4.3. Các thuật toán định tuyến QoS trong MPLS 62
5. Giải pháp báo hiệu đảm bảo QoS 64
5.1. Mô hình IntServ và MPLS 64
5.2. Mô hình DiffServ và MPLS 70
6. Kết luận chương 73
KẾT LUẬN 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO 75
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ên cơ sở trạng thái tài nguyên dự phòng được tính toán trên mặt bằng điều khiển.
Giao thức RSVP
RSVP được xác định trong RFC 2205.17 RSVP là một giao thức thiết lập tài nguyên dự phòng RSVP hỗ trợ cả IPv4 và IPv6 và thích hợp cho cả hai kiểu multicast và unicast của IP.
Trong giao thức dành trước tài nguyên RSVP, các nguồn tài nguyên được dành trước theo hướng độc lập. Máy chủ nguồn và máy chủ đích trao đổi các bản tin RSVP để thiết lập các trạng thái chuyển tiếp và phân loại gói tại mỗi node.
RSVP không phải là một giao thức định tuyến mà là giao thức báo hiệu. Các bản tin RSVP truyền đi trên cùng một con đường mà các gói tin IP truyền đi, nó được xác định bằng các bảng định tuyến bên trong các bộ định tuyến IP. RSVP cung cấp nhiều kiểu dành riêng. RSVP là một giao thức phức tạp. Ngoài ra RSVP được sử dụng để duy trì và làm tươi trạng thái cho luồng ứng dụng yêu cầu QoS.
Một số đặc tính cơ bản của RSVP như sau:
RSVP là giao thức báo hiệu để dành trước tài nguyên trong đường truyền dẫn từ nguồn tới đích.
RSVP báo hiệu tới tất cả các thiết bị mạng về yêu cầu QoS của ứng dụng.
RSVP yêu cầu các ứng dụng khởi tạo yêu cầu.
RSVP hoạt động liên điều hành với các kỹ thuật QoS khác để cải thiện độ đảm bảo cho các tài nguyên dành trước.
Giao thức RSVP thường được dùng cho các ứng dụng yêu cầu cần đảm bảo các tham số băng thông, độ trễ. Để hiểu rõ được các vấn đề trên chúng ta đi xem xét hoạt động của giao thức RSVP.
Một phiên làm việc gồm 3 tham số: Địa chỉ đích, nhận dạng giao thức, địa chỉ cổng đích.
Hình 2.23 chỉ ra nguyên lý hoạt động của RSVP. Máy chủ nguồn gửi một bản tin Path tới đích cho một luồng dữ liệu hay còn gọi là một phiên truyền thông. Bản tin Path chứa các đặc tính cho một luồng dữ liệu được gửi, bản tin Path đi qua các bộ định tuyến trên đường dẫn tới đích. Các bộ định tuyến trên tuyến đăng ký nhận dạng và các đặc tính luồng vào cơ sở dữ liệu. Bản tin Resv được máy chủ nhận phát ngược lại trong bản tin Path, đây là các thông tin về dự phòng tài nguyên cho đường dẫn mà gói tin sẽ được chuyển qua.
Hình 2.23: Nguyên lý hoạt động của RSVP
Kỹ thuật IntServ (Integrated Service) sử dụng giao thức RSVP để dành trước tài nguyên trước khi truyền dữ liệu. Phía gửi sử dụng RSVP để gửi một bản tin PATH tới phía nhận để xác định các thuộc tính của lưu lượng sẽ gửi. Mỗi node trung gian sẽ chuyển tiếp bộ bản tin PATH tới các node kế tiếp. Khi nhận được bản tin PATH, bên nhận sẽ gửi bản tin RESV để yêu cầu tài nguyên cho luồng. Các node trung gian trên đường đi có thể chấp nhận hay từ chối các yêu cầu chứa trong bản tin RESV. Nếu yêu cầu bị từ chối, bộ định tuyến sẽ gửi bản tin báo lỗi cho bên nhận, quá trình báo hiệu kết thúc. Nếu yêu cầu được chấp nhận, tài nguyên được dành cho luồng và các thông tin trạng thái liên quan của luồng sẽ được cài đặt vào bộ định tuyến. RSVP có nhiều cấp bậc khác nhau và khó khăn trong việc thực hiện vì việc chuyển tiếp các gói dựa trên trạng thái của gói tại mỗi node, các định tuyến này yêu cầu các gói RSVP phải mang một số thông tin “tóm tắt” để định phiên làm việc của chúng. Các bộ định tuyến trung gian phải có một bảng định tuyến động chứa phương pháp sử lý các thông tin “tóm tắt” đó và thông tin về việc dành trước tài nguyên. Khi bộ định tuyến nhận được một gói thuộc một phiên làm việc RSVP nó phải tham chiếu vào bảng để biết cách xử lý gói như thế nào.
Hình 2.24: Mô hình tích hợp dịch vụ sử dụng RSPV
RSPV hỗ trợ 3 kiểu dành sẵn tài nguyên sau:
Wildcard-Filter (WF): Tài nguyên được chia sẻ với tất cả người dùng (tài nguyên dùng chung).
Fixed-Filter (FF): Không chia sẻ tài nguyên giữa các người dùng.
Shared- Explicit (SE): Tài nguyên được chia sẻ trong một nhóm người dùng.
Người gửi lựa chọn
Dành riêng
Explicit
Distinct
Charsed
Kiểu
Fixed-Filter (FF)
Không được định
nghĩa
Kiểu Shared- Explicit (SE)
Kiểu Wildcard- Filter (WF)
Wildcard
Bảng 1: các kiểu dành trước tài nguyên RSPV
Mô hình phân biệt dịch vụ DiffServ
Kiến trúc mô hình phân biệt dịch vụ DiffServ được coi là bước phát triển tiếp theo của mô hình tích hợp dịch vụ IntServ. Một vấn đề lớn nhất tồn tại của IntServ là các nguồn tài nguyên cần được duy trì trạng thái thông tin thao từng luồng. Với các mạng có số lượng dịch vụ và số lượng thiết bị mạng lớn, vấn đề này trở nên khó khả thi đối với các bộ định tuyến lõi cần xử lý lưu lượng rất lớn trong mạng. Tiếp cận của mô hình phân biệt dịch vụ DiffServ là không cần sử lý theo từng luồng lưu lượng phân biệt mà ghép chúng vào số lượng hạn chế của các lớp lưu lượng. Trong DiffServ, băng thông và các tài nguyên mạng khác được chỉ định trong các lớp lưu lượng. Mặt khác DiffServ hướng tới sử lý từng vùng dịch vụ phân biệt DS (Differential Service) thay vì sử lý từ đầu tới cuối như trong mô hình tích hợp dịch vụ IntServ.
Hình 2.25 : Mô hình phân biệt dịch vụ DiffServ
Mô hình dịch vụ phân biệt DiffServ đưa độ phức tạp về phía biên mạng nhằm giảm bớt quá trình xử lý tải trên mạng lõi. Giải pháp này đẩy mạnh xử lý điều hành do giảm bớt thủ tục báo hiệu và các thông tin lưu trữ dành cho xử lý. DiffServ sử dụng việc đánh dấu gói và xếp hàng theo loại để hỗ trợ các dịch vụ ưu tiên qua mạng IP. Nguyên tắc cơ bản của DiffServ như sau:
Định nghĩa một số lượng nhỏ các lớp dịch vụ hay mức ưu tiên. Một lớp dịch vụ có thể liên quan đến đặc tính lưu lượng (băng thông min-max, kích cỡ bùng nổ, thời gian kéo dài bùng nổ).
Phân loại và đánh dấu các gói riêng biệt tại biên của mạng tương ứng với các lớp dịch vụ.
Các thiết bị chuyển mạch, bộ định tuyến trong mạng lõi sẽ phục vụ các gói theo nội dung của các bít báo hiệu đã được đánh dấu trong tiêu đề của gói.
Không yêu cầu báo hiệu cho từng luồng.
Dịch vụ ưu tiên có thể áp dụng cho một số luồng riêng biệt cùng một lớp dịch vụ. Điều này cho phép nhà cung cấp dịch vụ dễ dàng cung cấp một số lượng nhỏ các mức dịch vụ khác nhau cho rất nhiều kiểu dịch vụ của khách hàng.
Không yêu cầu thay đổi tại các máy chủ hay các ứng dụng để hỗ trợ dịch vụ ưu tiên, vì chức năng phân loại là công việc của thiết bị biên.
Hỗ trợ rất tốt dịch vụ mạng riêng ảo VPN.
Tuy nhiên có thể nhận thấy DiffServ cần vượt qua một số vấn đề như:
Không có khả năng cung cấp băng thông và độ trễ đảm bảo như dịch vụ đảm bảo GS của IntServ hay ATM.
Thiết bị biên vẫn yêu cầu bộ phân lớp dịch vụ chất lượng cao cho từng gói giống như trong mô hình IntServ.
Vấn đề quản lý trạng thái phân lớp dịch vụ của một số lượng lớn các thiết bị biên là một vấn đề không nhỏ cần quan tâm.
Chính sách khuyến khích khách hàng trên cơ sở giá cước cho dịch vụ cung cấp cũng ảnh hưởng đến giá trị của DiffServ.
Hình 2.26: Sử lý gói trong mô hình DiffServ
Mô hình DiffServ bao gồm một số thành phần như sau:
DS-Byte: byte xác định DiffServ là thành phần ToS của IPv4 và trường loại lưu lượng IPv6. Các bít trong...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status