Tính toán thiết kế kho bảo quản đông 800 tấn, xả tuyết so le bằng gas nóng, môi chất NH3 - pdf 15

Download miễn phí Đồ án Tính toán thiết kế kho bảo quản đông 800 tấn, xả tuyết so le bằng gas nóng, môi chất NH3



Mục lục
Lời nói dầu
Mục lục Trang
Chương 1: TỔNG QUAN 1
1.1. TỔNG QUAN VỀ KỸ THUẬT LẠNH 1
1.1.1. Lịch sử phát triển của kỹ thuật lạnh. 1
1.1.2. Ứng dụng của kỹ thuật lạnh. 2
1.1.3. Kho lạnh và phân loại kho lạnh. 2
1.2. TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH LÀM ĐÔNG VÀ BẢO QUẢN ĐÔNG 4
1.2.1. Những biến đổi của thực phẩm trong quá trình bảo quản đông 4
1.2.2. Kết luận. 5
Chương 2: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ KHO LẠNH 7
2.1. CÁC THÔNG SỐ KỸ THUẬT 7
2.2. TÍNH TOÁN KÍCH THƯỚC KHO LẠNH 7
2.2.1. Phương án xây dựng 7
2.2.2. Xác định tiêu chuẩn chất tải 7
2.2.3. Thể tích kho lạnh 7
2.2.4. Diện tích chất tải 8
2.2.5. Diện tích xây dựng 8
2.2.6. Tải trọng nền. 9
2.3. TÍNH TOÁN CÁCH NHIỆT VÀ CÁCH ẨM CHO KHO LẠNH 9
2.3.1. Cách nhiệt. 9
2.3.2. Cách ẩm 12
Chương 3 : TÍNH NHIỆT TẢI KHO LẠNH 14
3.1. MỤC ĐÍCH 14
3.2. TÍNH NHIỆT TẢI CỦA KHO 14
3.2.1. Dòng nhiệt xâm nhập qua kết cấu bao che. 14
3.2.2. Dòng nhiệt do sản phẩm và bao bì toả ra. 16
3.2.3 Dòng nhiệt do vận hành. 17
3.2.4. Năng suất lạnh của máy nén 19
Chương 4: CHU TRÌNH LẠNH, TÍNH CHỌN MÁY NÉN
VÀ THIẾT BỊ LẠNH 20
4.1. CHỌN CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA HỆ THỐNG LẠNH. 20
4.1.1. Chọn phương pháp làm lạnh. 20
4.1.2. Chọn các thông số của chế độ làm việc. 22
4.2. CHU TRÌNH LẠNH 23
4.2.1. Sơ đồ chu trình và biểu diễn chu trình trên đồ thị lgp – i. 23
4.2.2. Tính toán chu trình lạnh. 25
4.3. TÍNH NHIỆT CHO MÁY NÉN VÀ CHỌN MÁY NÉN 26
4.3.1. Tính cho cấp thấp: 26
4.3.2. Tính cấp cao áp: 28
4.3.3. Công suất cao áp và hạ áp: 29
4.3.4. Nhiệt thải ra ở bình ngưng: 29
4.3.5. Chọn máy nén 30
4.3.6. Chọn động cơ 30
4.4. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ THIẾT BỊ TRAO ĐỔI NHIỆT. 30
4.4.1. Vai trò, vị trí và đặc điểm của các thiết bị trao đổi nhiệt trong hệ thống
lạnh 30
4.4.2. Thiết bị ngưng tụ. 31
4.4.3. Thiết bị bay hơi. 38
4.5. TÍNH CHỌN CÁC THIẾT BỊ PHỤ. 40
4.5.1. Tính chọn bình chứa cao áp. 40
4.5.2. Tính chọn tháp giải nhiệt. 41
4.5.3. Chọn bơm cho tháp giải nhiệt. 42
4.5.4. Bình trung gian. 43
4.5.5. Bình chứa tuần hoàn. 44
4.5.6. Tính chọn bơm dịch. 45
4.5.7. Bình tách dầu 47
4.5.8. Bình tập trung dầu 47
4.5.9. Bình tách khí không ngưng 48
4.5.10. Tính chọn đường ống dẫn môi chất 49
4.5.11. Phin lọc 52
4.5.12. Chọn van 53
4.6 TRANG BỊ ĐIỆN 57
4.6.1. Động cơ máy nén 57
4.6.2. Bơm nước bình ngưng 58
4.6.3. Quạt dàn lạnh 58
4.6.4. Quạt tháp giải nhiệt 59
4.6.5. Bơm dịch dàn lạnh 59
4.6.6. Chọn aptomat tổng 59
Chương 5: LẮP ĐẶT - TỰ ĐỘNG HÓA VÀ VẬN HÀNH MÁY LẠNH 61
5.1. LẮP ĐẶT HỆ THỐNG LẠNH 61
5.1.1. Yêu cầu lắp đặt 61
5.1.2. Công việc sau lắp đặt, đưa máy vào hoạt động 61
5.2. TRANG BỊ TỰ ĐỘNG HÓA 62
5.2.1. Sơ đồ nguyên lý hệ thống kho lạnh 63
5.2.2. Sơ đồ mạch điện động lực và mạch điều khiển. 64
5.2.3. Các kí hiệu bản vẽ 65
5.2.4. Nguyên lý hoạt động 66
5.3 VẬN HÀNH . 68
5.3.1. Quy trình vận hành. 68
5.3.2. Quy trình kỹ thuật vận hành. 71
5.4 KẾT LUẬN 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO 73
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

18 0C. [TL1,114]
Vậy ta có:
Vậy dòng nhiệt do sản phẩm và bao bì toả ra là :
Q2 = + =15388,9 + 2108,8 = 17497,7(W)
3.2.2.2 Khi tính nhiệt tải cho máy nén:
Khối lượng sản phẩm nhập vào kho bảo quản đông trong 1 ngày đêm (t/24h)
M = (0,027 ÷ 0,035)Eđ [TL1,111]
Lấy M = 0,035 Eđ = 0,035×800 = 28 (t/24h)
Tính toán tương tự như trên, =10499 (W)
Nhận xét: ≈ 60%
Dòng nhiệt do vận hành.
Các dòng nhiệt do vận hành gồm :
Dòng nhiệt do đèn chiếu sáng
Dòng nhiệt do người làm việc trong kho
Dòng nhiệt do động cơ điện
Dòng nhiệt do mở cửa
Tính dòng nhiệt do đèn chiếu sáng toả ra:
Dòng nhiệt do đèn chiếu sáng toả ra xác định theo công thức:
Trong đó:
F : là diện tích buồng, F = 450 (m2)
A: là nhiệt lượng toả ra khi chiếu sáng trên 1m2 diện tích (W/m2)
Chọn A = 1,2 (W/m2). [TL1-86]
Vậy
Dòng nhiệt do người toả ra.
Tính theo biểu thức:
(W)
Trong đó :
Nhiệt lượng do 1 người toả ra khi làm việc nặng nhọc là 350 (W/người)
n : Là số người làm việc trong buồng. Chọn n = 4 người.
Vậy (W)
Dòng nhiệt do các động cơ điện toả ra.
Động cơ làm việc trong kho lạnh chỉ có động cơ quạt dàn lạnh.
Dòng nhiệt này được xác định theo công thức:
N: Là công suất động cơ điện quạt dàn lạnh (W), N chọn theo gía trị định hướng :
N = 4 (kW).[TL1-116]
Vậy : (W)
Dòng nhiệt do mở cửa.
Dòng nhiệt này được xác định theo công thức.
(W)
Trong đó :
B - là dòng nhiệt khi mở cửa. Chọn B = 8 (W/m2).[TL1-117]
Vậy: (W)
Kết luận: Q4 = 9540 W
Bảng 3.2: Bảng tổng hợp kết quả tính toán tải nhiệt
Q1(W)
Q2 (W)
Q3 (W)
Q4 (W)
Q5 (W)
QTB (W)
QMN(W)
39285,2
17497,7
0
9540
0
66323
56940
Trong đó:
QTB = Q1+Q2+Q3+Q4+Q5 = 66323 (W)
QMN = 100%Q1+ + 75% Q4 = 56940(W) [TL1,120]
≈ 60%
Năng suất lạnh của máy nén đối với kho
(W) [TL1,120]
Trong đó:
K : là hệ số lạnh tính đến tổn thất trên đường ống và thiết bị của hệ thống lạnh. Chọn k = 1,07
b : là hệ số thời gian làm việc. Chọn b = 0,9.[TL1-121]
Vậy
Chương 4. CHU TRÌNH LẠNH, TÍNH CHỌN MÁY NÉN VÀ THIẾT BỊ LẠNH
CHỌN CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA HỆ THỐNG LẠNH.
Chọn phương pháp làm lạnh.
Có nhiều phương pháp làm lạnh kho, tuỳ theo yêu cầu công nghệ, đặc điểm của kho lạnh hay các điều kiện khác mà có phương pháp làm lạnh khác nhau
Gián tiếp
Nhờ chất tải lạnh
Làm lạnh kho
Trực tiếp
Nhờ môi chất lạnh
Đối lưu không khí tự nhiên
Đối lưu không khí cưỡng bức
Hình 4.1: Sơ đồ các phương pháp làm lạnh
Làm lạnh trực tiếp.
Là phương pháp làm lạnh kho lạnh bằng dàn bay hơi đặt trong kho lạnh, môi chất lạnh lỏng sôi thu nhiệt của môi trường cần làm lạnh. Làm lạnh trực tiếp có thể là dàn lạnh đối lưu tự nhiên hay đối lưu cưỡng bức.
Ưu điểm:
Thiết bị đơn giản không cần thêm một vòng tuần hoàn phụ.
Tuổi thọ cao, kinh tế vì không phải tiếp xúc với nước muối là một chất ăn mòn kim loại rất mạnh.
Đứng về mặt nhiệt động thì ít tổn thất năng lượng vì hiệu nhiệt độ giữa kho lạnh và dàn bay hơi trực tiếp bao giờ cũng nhỏ hơn hiệu nhiệt độ giữa kho lạnh với nhiệt độ bay hơi gián tiếp qua nước muối.
Tổn hao lạnh khi khởi động nhỏ nghĩa là khi làm lạnh trực tiếp thời gian từ khi mở máy đến lúc kho lạnh đạt nhiệt độ yêu cầu sẽ nhanh hơn.
Nhiệt độ kho lạnh có thể giám sát qua nhiệt độ sôi của môi chất, nhiệt độ sôi có thể xác định dễ dàng qua áp kế của đầu hút máy nén.
Dễ dàng điều chỉnh nhiệt độ bằng cách đóng ngắt máy nén (đối với máy lạnh nhỏ và trung bình).
Nhược điểm:
Đối với hệ thống máy lạnh lớn thì lượng môi chất nạp vào máy lớn, khả năng rò rỉ của môi chất lớn, khó có khả năng rò tìm ra được chỗ rò rỉ để xử lý. Tổn thất áp suất cho việc cấp lỏng cho những dàn bay khi ở xa khó hồi dầu nếu dùng môi chất Frêon, máy nén dễ hút phải ẩm, việc bảo vệ máy nén khó khăn.
Trữ lạnh của dàn lạnh trực tiếp kém khi máy lạnh ngừng hoạt động thì dàn lạnh cũng hết lạnh nhanh chóng.
Làm lạnh gián tiếp.
Là phương pháp làm lạnh kho bằng các dàn chất tải lạnh như nước muối, Glycon...thiết bị bay hơi được đặt ở ngoài kho lạnh, chất tải lạnh chạy tuần hoàn qua dàn bay hơi thải nhiệt ở đó, đến kho lạnh thu nhiệt trong kho lạnh cứ như vậy kho lạnh được làm lạnh liên tục. Dàn lạnh gián tiếp cũng có thể là dàn lạnh đối lưu tự nhiên hay đối lưu cưỡng bức.
Ưu điểm.
Hệ thống lạnh có độ an toàn cao, chất tải lạnh không cháy, không nổ, không độc hại đối với cơ thể sống, không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm bảo quản. Nó là vòng tuần hoàn an toàn và ngăn chặn sự tiếp xúc của môi chất lạnh độc hại đối với sản phẩm.
Máy lạnh có cấu tạo đơn giản, đường ống dẫn môi chất ngắn hệ thống lạnh được chế tạo ở dạng tổ hợp hoàn chỉnh nên chất lượng cao, độ tin cậy lớn, dễ dàng kiểm tra lắp đặt và hiệu chỉnh.
Dung dịch chất tải lạnh có khả năng trữ lạnh lớn sau khi máy ngừng hoạt động, nhiệt độ kho lạnh có khả năng duy trì được lâu hơn.
Nhược điểm.
Năng suất lạnh của máy bị giảm do chênh lệch nhiệt độ lớn.
Hệ thống thiết bị cồng kềnh vì phải thêm vòng tuần hoàn cho chất tải lạnh.
Tốn năng lượng bổ xung cho bơm hay cánh khuấy chất tải lạnh.
Qua sự phân tích ưu nhược điểm của 2 phương pháp làm lạnh trên. Chọn phương pháp làm lạnh cho kho đang thiết kế là phương pháp làm lạnh trực tiếp. Nó phù hợp với điều kiện của kho lạnh, như hệ thống không cồng kềnh, dễ điều chỉnh nhiệt độ, tổn hao lạnh khi khởi động nhỏ.
Chọn các thông số của chế độ làm việc.
Chế độ làm việc của một hệ thống lạnh được đặc trưng bằng 4 nhiệt độ sau:
Nhiệt độ sôi của môi chất lạnh t0.
Nhiệt độ ngưng tụ của môi chất lạnh tk.
Nhiệt độ quá lạnh của lỏng trước van tiết lưu tql.
Nhiệt độ hơi hút về máy nén (nhiệt độ quá nhiệt) tqn.
Nhiệt độ sôi của môi chất lạnh t0
Nhiệt độ sôi của môi chất lạnh phụ thuộc vào nhiệt độ của kho lạnh. Có thể lấy như sau:
t0 = tb - Dt0 (0C)
Trong đó:
tb: là nhiệt độ kho lạnh tb = - 18 0C
Dt0 : là hiệu nhiệt độ yêu cầu.
Kho lạnh lựa chọn phương pháp làm lạnh trực tiếp, hiệu nhiệt độ yêu cầu là từ 8 ¸ 130C nên chọn Dt0 = 12 0C.[TL1-171]
Vậy: t0 = -18 - 12 = - 30 0C.
Nhiệt độ ngưng tụ.
Nhiệt độ ngưng tụ của hơi môi chất lạnh phụ thuộc vào môi trường làm mát và nhiệt độ của chất tải nhiệt chạy qua thiết bị ngưng tụ.
Thiết bị ngưng tụ của hệ thống lạnh có tác nhân làm mát là nước lấy từ nguồn nước thành phố được tuần hoàn khép kín qua tháp giải nhiệt.
Nhiệt độ ngưng tụ được xác định theo biểu thức:
tk = tw2 + Dtk (0C)
Trong đó:
tw2: là nhiệt độ nước ra khỏi bình ngưng, 0C;
Dtk: là hiệu nhiệt độ ngưng tụ yêu cầu, 0C.
Chọn nhiệt độ ngưng tụ thực ra là một bài toán tối ưu về kinh tế và kỹ thuật, để đạt giá thành một đơn vị lạnh là nhỏ nhất, nếu hiệu nhiệt độ ngưng tụ nhỏ, nhiệt độ ngưng tụ thấp, năng suất lạnh tăng nhưng phải chi phí cho điện năng chạy bơm nước ....
Dtk = 3 ¸ 50C có nghĩa là nhiệt độ ngưng tụ cao hơn nhiệt độ nước ra từ 3 ¸ 5 0C, Chọn Dtk = 50C [TL1-172]
Nhiệt độ nước đầu vào, đầu ra chênh lệch nhau ( 2 ¸ ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status