Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm Xuân Hương công suất 1000 m3/ngày.đêm - Khu công nghiệp Tân Tạo - pdf 15

Download miễn phí Đồ án Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải dệt nhuộm Xuân Hương công suất 1000 m3/ngày.đêm - Khu công nghiệp Tân Tạo



Khí thải của công ty chủ yếu từ công đoạn xử lý nhiệt và xử lý hoàn tất sản phẩm. Có thể nhận diện các nguồn thải hơi khí độc như sau:
- Khí clo bốc ra từ khâu tẩy trắng vải sợi bằng nước Javen.
- Khí NO2 bốc ra từ công đoạn hiện màu trong quá trình nhuộm màu với thuốc nhuộm hoàn nguyên tan loại “indigosol”
- Khu vực lò hơi (đốt dầu, than) có chứa nhiều chất ô nhiễm, đặc biệt là khí SO2, CO, NOx và bụi than. Lượng khí này rất lớn.
Hiện tại công ty không có hệ thống xử lý khí. Khí thải phát sinh được dẫn chung vào một đường ống và được thải ra ngoài qua ống khói ở độ cao 15 m.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ài thành nước thải và phần còn lại 11,6 % là lượng nước thất thoát do bay hơi.
Bên cạnh nước, các tạp chất bẩn có trong xơ cũng gây ra các chất ô nhiễm trong nước thải ngành dệt. Hầu hết các tạp chật có mặt trong xơ sợi như các kim loại và hydrocacbon được đưa vào có mục đích trong quá trình kéo sợi nhằm tăng cường những đặc tính vật lý và vận hành của sợi. Các chất này thường được tách ra trước khi tiến hành khâu xử lý cuối cùng, do đó sẽ sinh ra một lượng chất ô nhiễm trong dòng thải.
Thành phần của nước thải phụ thuộc nhiều vào đặc tính của vật liệu nhuộm, bản chất thuốc nhuộm, các chất phụ trợ và hóa chất khác được sử dụng. Nói chung, nước thải dệt nhuộm có tính kiềm, nhiệt độ cao, độ dẫn điện lớn và tỷ lệ BOD : COD thấp (có nghĩa là khả năng phân hủy sinh học thấp). Thông thường giá trị BOD : COD nằm trong khoảng 1 : 25 đến 1 : 5. Tải lượng các chất hữu cơ trong nước thải chủ yếu sinh ra từ quá trình tiền xử lý bằng hóa chất, trong trường hợp nấu kiềm vải BOD có thể lên tới 210 kg/tấn.
Nguồn nước thải bao gồm nước thải từ các công đoạn chuẩn bị sợi, chuẩn bị vải, nhuộm và hoàn tất. Các loại thuốc nhuộm được đặc biệt quan tâm vì chúng thường là nguồn sinh ra các kim loại, muối và màu trong nước thải, chất hồ vải với hàm lượng BOD, COD cao và các chất hoạt động bề mặt là nguyên nhân chính gây nên tính độc thủy sinh của nước thải dệt nhuộm. Các chất phụ trợ cho quá trình dệt nhuộm được chia thành những loại khác nhau theo mối nguy hiểm mà chúng gây ra, được thể hiện qua bảng 2.1.
Bảng2.1: Phân loại các chất ô nhiễm nước
Loại
Mô tả
Loại 0
Nhìn chung không gây tác hại cho nước (Ví dụ: axit citric, cacbonat canxi)
Loại 1
Ít gây tác hại cho nước (Ví dụ: axit axetiic, các chất tạo liên kết ngang, chất phân tán polyme)
Loại 2
Gây tác hại đối với nước (Ví dụ: amoniac, formaldehyde, dầu diezel, chất hoạt động bề mặt)
Loại 3
Rất tác hại cho nước ( Ví dụ: perchloroethylene)
Các nguồn phát sinh chất thải ô nhiễm quan trọng trong nước thải của phân xưởng nhuộm được thể hiện qua bảng 2.2.
Bảng2.2: Nguồn sinh các chất ô nhiễm trong nước thải dệt nhuộm
Thông số chất ô nhiễm
Nguồn phát sinh
Kiềm pH
Nhuộm bằng các loại thuốc nhuộm hoạt tính, thuốc nhuộm hoàn nguyên không tan, thuốc nhuộm sunphua.
Axit pH
Thuốc nhuộm axit, thuốc nhuộm phân tán.
Màu
Thuốc nhuộm hoạt tính và thuốc nhuộm sunphua.
Kim loại nặng
Thuốc nhuộm phức chất kim loại và pigment.
Hydrocacbon chứa halogen
Chất tẩy rửa, chất khử nhờn, chất tải, tẩy trắng clo.
Dầu khoáng
Làm hồ in, chất khử và chống tạo bọt.
Photpho
Các chất tạo phức.
Muối trung tính
Thuốc nhuộm hoạt tính.
b) Bản chất của nước thải dệt nhuộm
- Nước thải dệt nhuộm là hỗn hợp gồm nhiều chất thải. Các chất thải có thể chia thành các loại sau:
  Những tạp chất thiên nhiên được tách ra và loại bỏ từ bông, len như bụi, muối, dầu, sáp, mỡ,…
  Hóa chất các loại (bao gồm cả thuốc nhuộm) thải ra từ các quá trình công nghệ.
  Xơ sợi tách ra bởi các tác động hóa học và cơ học trong các công đoạn xử lý.
- Nước thải gia công xử lý mỗi loại xơ sợi có thành phần, tính chất khác nhau.
- Bản chất của nước thải xử lý len lông cừu là BOD, COD, SS rất cao và hàm lượng dầu mỡ cũng khá cao.
- Nước thải xử lý ướt vải, sợi bông 100 % không ô nhiễm nặng như len, song cũng có BOD và COD cao (nhưng thấp hơn nhiều so với nước thải giặt len), hàm lượng các chất rắn lơ lửng SS tương đối thấp so với giặt len, còn dầu mỡ rất thấp.
- Nếu chỉ xử lý ướt vải, sợi bông 100 % thì COD không cao, nhưng COD sẽ tăng lên theo tỷ lệ thuận với tỷ lệ xơ sợi tổng hợp (polyeste) trong thành phần vải, sợi pha khi gia công xử lý ướt. Nguyên nhân chủ yếu là phải sử dụng nhiều PVA để hồ sợi dọc.
- Còn ở đâu làm xử lý giảm trọng vải sợi polyeste (tạo sản phẩm mềm mại giống lụa tơ tằm) càng nhiều thì nước thải ô nhiễm càng nặng nề. Trước hết có tính kiềm cao, pH từ 11 ÷ 14, nghiêm trọng nhất là nồng độ BOD có thể lên 15.000 ÷ 30.000 mg/l chủ yếu do đi natri terephtalat sản sinh, do polyester bị phân hủy.
- Ngoài ra trong các chu trình từ trồng trọt đến các quá trình gia công xử lý vật liệu dệt có sử dụng một số loại hóa chất như thuốc trừ sâu, dầu, mỡ, chất xử lý nước công nghệ và nồi hơi,…
- Khi các chất trên đi vào dòng thải sẽ làm tăng cao tải lượng ô nhiễm dòng thải chung. Thêm nữa, ngay cả các hóa chất công nghệ cũng có thể đưa thẳng vào dòng thải do rò rỉ, loại bỏ, đổ đi, hay vệ sinh thùng, bể chứa, máng thuốc thừa.
c) Đặc tính của nước thải ngành công nghiệp dệt nhuộm ở Việt Nam
- Nước thải dệt nhuộm ô nhiễm hữu cơ: mức độ ô nhiễm do các hợp chất hữu cơ và các chất vô cơ sử dụng oxy hóa được thể hiện bằng các chỉ tiêu đặc trưng, nhất là COD và BOD5. Tỷ lệ COD/BOD của nước thải dệt nhuộm của công ty dệt nhuộm ở nước ta trong khoảng giới hạn 2:1 đến 3:1, tức là còn có thể phân hủy vi sinh. Song với xu hướng tăng sử dụng xơ sợi tổng hợp thì nước thải ngày cáng khó phân hủy vi sinh.
- Nước thải dệt nhuộm có tính độc nhất định với vi sinh và cá do những yếu tố sau:
  Nước thải trực tiếp đổ ra cống rãnh không qua xử lý.
  Độ pH: nước thải dệt nhuộm ở nước ta hiện nay mà sản phẩm chủ yếu là sợi bông (100 % cotton) và sợi pha polyeste/bông, polieste/visco có tính kiềm cao. Độ pH đo được từ 9 ÷ 12. Nước thải có tính kiềm cao như thế, nếu không được trung hòa sẽ làm tổn hại hệ thống vi sinh. Cá cũng không thể sống được trong môi trường nói trên.
  Các chất độc khác: kim loại nặng (đồng, crôm, niken, coban, kẽm, chì, thủy ngân), các halogen hữu cơ, …
- Nước thải từ các cơ sở dệt nhuộm có màu rất đậm: màu đậm là do nước thải không được tận dụng hết và không gắn màu vào xơ sợi gây ra. Ngày nay thuốc nhuộm hoạt tính được sử dụng càng nhiều thì nước thải có màu càng đậm. Điều đó cộng đồng xã hội không chấp nhận. Và màu đậm của nước thải cản trở sự hấp thụ của oxy, của bức xạ mặt trời; ảnh hưởng đến sự hô hấp, sự sinh trưởng của sinh vật cũng như khả năng phân giải của vi sinh đối với các hợp chất hữu cơ có trong nước thải.
- Tóm lại nước thải các cơ sở dệt nhuộm tại nước ta có nhiều chỉ tiêu ô nhiễm vượt quá giới hạn cho phép thải ra môi trường, có màu đậm khó chấp nhận được, có tính độc nhất định với vi sinh vật và cá. Vì vậy phải nhất thiết tiến hành xử lý nước thải dệt nhuộm trước khi thải ra ngoài môi trường.
d) Các chất độc hại từ những nguồn gây ô nhiễm của nước thải dệt nhuộm
Công nghiệp dệt nhuộm sử dụng rất nhiều nước và nhiều hóa chất, chất trợ và thuốc nhuộm. Mức độ gây ô nhiễm độc hại phù thuộc vào chủng loại, số lượng sử dụng chúng và cả công nghệ áp dụng. Có thể chia ra các chất thông thường sử dụng thành 3 nhóm chính:
- Các chất độc hại với vi sinh và cá
  Xút (NaOH) và natri cacbonat (Na2CO3) được sử dụng với số lượng lớn để nấu vải sợi bông và xử lý trước khi pha (chủ yếu là pol...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status