Nghiên cứu định hướng quy hoạch mảng xanh đô thị tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 - pdf 15

Link tải luận văn miễn phí cho ae
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
Phần I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 2
Chương1: ĐẶT VẤN ĐỀ, SỰ CẦN THIẾT, MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHẠM VI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU. 2
1. Đặt vấn đề: 2
2. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu. 3
3. Nội dung của đề tài nghiên cứu. 4
4. Phạm vi nghiên cứu. 4
5. Phương pháp nghiên cứu. 5
5.1.Phương pháp thu thập số liệu: 5
5.2.Phương pháp khảo sát thực địa: 5
5.3.Phương pháp phân tích tổng hợp số liệu. 5
5.4.Phương pháp phân tích hệ thống: 5
5.5.Phương pháp bản đồ, GIS: 5
5.6.Phương pháp chuyên gia. 6
Chương 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ
ĐỒNG HỚI TỈNH QUẢNG BÌNH. 7
2.1.KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI. 9
2.2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN: 9
2.2.1 Vị trí địa lý 9
2.2.2 Địa hình địa mạo chung trên thành phố Đồng Hới. 10
2.2.3 Khí hậu: 10
2.2.4. Đặc điểm thủy văn, hải văn: 11
2.2.5. Tổng quát chung về đặc điểm địa chất công trình và địa chất thủy văn: 13
2.3. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ – XÃ HỘI: 14
2.3.1. Tình hình xã hội và dân số: 14
a. Dân số: 14
b. Lao động: 16
2.3.2. Tình hình phát triển kinh tế: 17
a.Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. 18
b.Sản xuất nông nghiệp 18
c.Thương mại và dịch vụ 18
2.3.3.Giáo dục- Y tế 19
a.Giáo dục 19
b.Y tế 19
2.3.4.Cơ sở hạ tầng 20
a.Đối với giao thông vận tải 20
b.Đối với các vấn đề cấp điện 21
2.4.NHẬN XÉT: 21
Phần 2: NỘI DUNG, KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. 23
Chương 3: TỔNG QUAN VỀ QUY HOẠCH, QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG,
QUY HOẠCH MẢNG XANH ĐÔ THỊ. 23
3.1. Tổng quan về quy hoạch. 23
3.1.1. Khái niệm Quy hoạch. 23
3.1.2.Các kiểu Quy hoạch. 23
3.1.3.Quy trình Quy hoạch. 24
3.2.Tổng quan về quản lý môi trường, quy hoạch môi trường. 25
3.2.1.Quản lý môi trường: 25
3.2.2.Quy hoạch môi trường: 26
3.2.3.Khái quát về lịch sử Quy hoạch môi trường. 27
3.2.4.Thực trạng Quy hoạch Môi trường ở Việt Nam. 28
3.2.5.Các cấp độ và hình thức Quy hoạch Môi trường. 35
3.2.6.Cơ sở pháp lý trong Quy hoạch môi trường ở Việt Nam. 37
3.2.7.Đặc điểm của Quy hoạch môi trường. 39
3.2.8.Các nguyên tắc Quy hoạch môi trường. 40
3.2.9.Quy trình Quy hoạch môi trường. 40
3.2.10. Các phương pháp chủ yếu được sử dụng trong Quy hoạch môi trường. 41
3.3 Tổng quan về quy hoạch mảng xanh đô thị. 46
3.3.1 Khái niệm mảng xanh đô thị. 46
3.3.2 Thành phần mảng xanh đô thị. 47
3.3.3 Tác dụng của mảng xanh đô thị đối với môi trường đô thị. 48
a.Tác dụng làm trong sạch bầu không khí: 48
b.Tác dụng giảm bức xạ mặt trời của cây xanh: 49
c.Tác dụng của cây xanh, mặt nước tới nhiệt độ và độ ẩm không khí. 50
d.Ảnh hưởng của cây xanh mặt nước tới chế độ gió. 51
e.Hạn chế tiếng ồn: 52
f.Hạn chế ô nhiễm không khí: 53
g.Kiểm soát sự rửa trôi và xói mòn đất. 55
h.Quản trị nước thải 55
i.Giảm sự chói sáng và phản chiếu: 56
j.Kiểm soát giao thông 57
k.Giá trị thẩm mỹ của cây xanh, mặt nước: 57
h.Các công dụng khác 58
3.3.4.Thực trạng Quy hoạch mảng xanh ở Việt Nam 59
Chương 4: HIỆN TRẠNG MẢNG XANH THÀNH PHỐ ĐỒNG
HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH. 61
4.1 Hiện trạng mảng xanh đô thị thành phố Đồng Hới. 61
4.2 Đánh giá hiện trạng cây xanh, mảng xanh thành phố Đồng Hới, tỉnh
Quảng Bình. 70
4.3 Dự báo nhu cầu mảng xanh thành phố Đồng Hới
đến năm 2015 và 2020. 71
4.3.1. Dự báo tốc độ tăng dân số đến năm 2015 và năm 2020. 71
4.3.2. Dự báo năm nhu cầu về mảng xanh đô thị thành phố
Đồng Hới đến năm 2015 và năm 2020. 73
Chương 5: CƠ SỞ QUY HOẠCH MẢNG XANH THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI ĐẾN NĂM 2015, ĐỊNH HƯỚNG 2020. 75
5.1 Các văn bản pháp lí phục vụ quy hoạch mảng xanh đô thị. 75
5.2 Hiện trạng, quy hoạch sử dụng đất của thành phố Đồng Hới. 75
5.3 Phân vùng sinh thái đô thị. 76
5.3.1.Cơ sở khoa học của phân vùng sinh thái đô thị: 77
5.3.2.Phân vùng sinh thái đô thị thành phố Đồng Hới. 78
5.4 Các nguyên tắc tổ chức cây xanh, mặt nước trong đô thị. 78
5.4.1 Tổ chức công viên thành phố. 80
5.4.2 Tổ chức cây xanh, mặt nước đường phố và quảng trường. 81
5.4.3 Tổ chức cây xanh trong các công trình kiến trúc, quần thể kiến trúc. 82
5.4.4.Tổ chức cây xanh mặt nước trong khu nhà ở: 85
5.4.5.Tổ chức cây xanh mặt nước trong các khu công nghiệp: 86
5.5 Nguyên tắc lựa chọn cây trồng trong đô thị. 87
Chương 6: ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH MẢNG XANH
THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH. 89
6.1. Định hướng phát triển mảng xanh theo vùng sinh thái: 89
6.1.1.Vùng sinh thái đô thị: 89
6.1.2.Vùng sinh thái đệm ven đô: 90
6.1.3. Vùng sinh thái rừng, sinh thái nông nghiệp: 91
6.2. Nội dung quy hoạch mảng xanh: 91
6.2.1 Đối với toàn thành phố: 91
6.2.2 Đối với từng thành phần mảng xanh nội thành. 91
Chương 7 : ĐỀ XUẤT CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN NHẰM THỰC HIỆN
QUY HOẠCH CÂY XANH, MẢNG XANH THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI. 99
7.1. Các chương trình nhằm thực hiện quy hoạch cây xanh, mảng xanh thành
phố Đồng Hới. 99
7.2. Các dự án nhằm thực hiện quy hoạch cây xanh, mảng xanh thành phố
Đồng Hới. 101
Chương 8: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP HỖ TRỢ NHẰM THỰC HIỆN QUY
HOẠCH CÂY XANH, MẢNG XANH THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI. 106
8.1.Giải pháp về cơ chế quản lý và chính sách. 106
8.1.1. Về tổ chức quản lý đối với rừng và cây xanh: 106
8.1.2 Về cơ chế quản lý và chính sách để phát triển mảng xanh đô thị. 106
a. Về cơ chế quản lý: 106
b. Về chính sách: 107
8.2.Giải pháp khoa học kỷ thuật. 108
8.2.1 Đối với cây xanh đường phố. 108
a. Khi thiết kế cây đường phố tuân thủ theo các nguyên tắc cụ thể sau: 108
b. Quản lý cây xanh đường phố. 110
8.2.2 Mảng xanh công viên: 110
8.2.3 Các thành phần mảng xanh khác. 111
Chương 9: XÂY DỰNG BẢN ĐỒ QUY HOẠCH MẢNG XANH
ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI VÀ THUYẾT MINH BẢN ĐỒ. 111
Chương 10: PHÂN CÔNG THỰC HIỆN QUY HOẠCH MẢNG XANH THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI, TỈNH QUẢNG BÌNH ĐẾN NĂM 2015
VÀ ĐỊNH HƯỚNG 2020. 112
10.1 Các bước triển khai thực hiện : 112
10.2. Phân công trách nhiệm thực hiện : 112
Chương 11: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 114
11.1 KẾT LUẬN 114
11.2 KIẾN NGHỊ 116
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
PHỤ LỤC.



độ không khí mùa hè 2– 40C, tăng độ ẩm tương đối 5 – 12%. Nhiệt độ không khí vùng ven các hồ nước giảm 1 – 1,50C và vùng ven sông giảm 4 – 50C.
Do các khả năng trên mà tại những khu vực có nhiều cây xanh, mặt nước, mật độ xây dựng thấp có nhiệt độ không khí thấp hơn và độ ẩm cao hơn các khu vực có mật độ xây dựng cao, ít cây xanh. Theo các số liệu nghiên cứu tiến hành tại Khoa kiến trúc trường đại học xây dựng Hà Nội tại một số vùng dân cư Việt Nam thì vào mùa hè, nhiệt độ không khí tại các khu vực có nhiều cây xanh, mặt nước thường thấp hơn nhiệt độ tại các khu dân cư ít cây xanh tới 2 – 30C.
Số liệu quan trắc của một số tác giả nước ngoài cũng cho thấy trong những giờ có nhiệt độ cực đại, nhiệt độ không khí dưới tán lá cây thấp hơn nhiệt độ không khí nơi trống trải 0,8 – 30C và độ ẩm tương đối cao hơn 5 – 8%.
d.Ảnh hưởng của cây xanh mặt nước tới chế độ gió.
Sự di chuyển của không khí, hay gió cũng làm ảnh hưởng đến tiện nghi cuộc sống của con nguời. Tác động này có thể là tích cực hay tiêu cực phụ thuộc rất lớn vào sự hiện hữu của cây xanh. Cây xanh làm giảm tốc độ gió và tạo nên các vùng yên tĩnh trước và sau gió. Do đó, ở nhiều nơi trên thế giới, cây xanh được sử dụng như là phương tiện kiểm soát gió hiệu quả. Cây to và cây bụi kiểm soát gió bởi sự cản trở là lệch hướng và lọc. Hiệu quả và mức độ kiểm soát thay đổi tùy theo kích thước loài, hình dáng độ dày tán lá vị trí cụ thể của cây xanh. Cây xanh tự nhiên hay kết hợp với kiến trúc khác có thể tạo nên sự thay đổi hướng gió xung quanh nhà ở. Nhặn thẳng góc hướng gió có thể làm giảm gió từ 2- 5 lần chiều cao cây cao nhất ở phía trước hàng cây, và 30 - 40 lần ở phía sau hàng cây… tốc độ gió giảm tối đa đến 50% trong khoảng cách 10 - 20 lần chiều cao cây cao nhất sau hàng cây. Mức độ bảo vệ, chắn gió phụ thuộc vào chiều cao, chiều rộng, khả năng xuyên qua, sự xắp xếp hàng cây và chủng loại cây xanh.
Vùng yên gió phụ thuộc rất nhiều vào chiều cao cây. Cây càng cao, khoảng cách được bảo vệ càng xa. Tuy nhiên, khi cây càng cao, khoảng trống bên dưới cành nhiều gió gia tăng ở phần thấp. Do đó cần có sự kết hợp giữa cây to và cây bụi bên dưới để tăng hiệu quả chắn gió. Vì vậy, hiệu quả chắn gió phụ thuộc vào chiều cao và độ thông gió. Khi đai chắn gió quá dày tạo nên một sự giảm gió nhiều hơn ở phía sau ngọn gió thì lại quá kín tạo ra gió xoáy ở phía trước. Loài cây là hết sức quan trọng đối vơi hiệu quả của việc chắn gió.
Chức năng này của cây xanh đặc biệt có hiệu quả ở các vùng luôn có gió bão, gió lạng và trong các đai cách li giữa KCN, KCX và KDC chung quanh.
Cây xanh có tán lớn khi được trồng hai bên đường phố sẽ tạo ra những hành lang thông gió mát trong đô thị, nhất là khi hệ thống “hành lang thông gió” này được phối kết tốt đối với các công viên lớn, có nhiều cây xanh, mặt nước. Tuy nhiên đường phố hướng Tây – Đông của thành phố Vinh cũ lại trở thành hành lang dẫn gió Tây khô nóng vào sâu trong thành phố và gây hỏa hoạn lớn thiêu rụi nhiều dãy phố trước đây.
Những khối cây xanh lớn, trồng cây dày đặc có thể làm thay đổi hướng gió thổi, cho phép hướng luồng gió mát vào khu vực mà mình mong muốn hay hạn chế gió lạnh đối với miền khí hậu phía Bắc Việt Nam.
e.Hạn chế tiếng ồn:
Tiếng ồn là một phần cuộc sống đô thị. Từ những ngày xa xưa, Nero đã thông qua một đạo luật cấm xe ngựa di chuyển trong đêm ở La Mã cổ đại do bởi âm thanh của bánh xe rên xiết trên đường phố. Vấn đề này càng trở nên nghiêm trọng hơn ở các đô thi hiện đại, nơi mà các dịch vụ giao thông bộ, thủy, hàng không hiện diện 24/24, chưa kể tiếng ồn đến từ các nguồn khác như sửa chữa, xây dựng… các nhà nghiên cứu khuyến cáo, tiếng ồn thường xuyên sẽ gây nên rối loạn về tâm lý và đe dọa cuộc sống xã hội.
Tiếng ồn, như vậy là một sự ô nhiễm không trông thấy, bao gồm các tác động vật lý và sinh lý. Tác động vật lý liên quan đến sự truyền sóng âm thanh xuyên qua không khí, và tác đôïng sinh lý bao gồm phản ứng của con người đối với âm thanh. Âm thanh thấp nhất mà con người có thể nhận thức được trong điều kiện hoàn toàn yên tĩnh là 0dB, cao nhất là 120dB. Lá, cành, nhánh của cây xanh ngăn cản được tiếng ồn. Thực vật có thể ngăn chặn tiếng ồn tần số cao hơn là tiếng ồn có tần số thấp. Các sóng âm thanh được hấp thụ một cách có hiệu quả bởi các cây có lá dày. Mọng nước, có cuống lá, vì các đặc trưng này cho phép mức độ co dãn và rung động cao hơn. Âm thanh cũng bị khúc xạ và bị đổi hướng bởi các cành to và thân cây.
Cook (1978) cho biết rằng một đai cây rộng 30m cao 15m có thể làm giảm tiếng ồn trên xa lộ 10 dB. Tuy nhiên đai cây rộng như thế không phải dễ dàng thực hiện trong điều kiện đô thị, nơi đất đai khá đắt đỏ. Cây xanh kết hợp với địa hình có thể làm giảm cường độ âm thanh xuống từ 5 – 8 dB. Reehof & Mc Daniel (1978) cũng đã khẳng định 1 đai cây dày, hẹp có thể làm giảm từ 3 – 5 dB. Nếu sử dụng tổ hợp cây cao, cây bụi và thảm cỏ, có thể làm giảm từ 8 – 12 dB. Tuy nhiên không có sự khác biệt lớn trong tác dụng làm giảm âm thanh giữa các loài cây.
Vị trí đai cây hết sức quan trọng. Nêu đặt gần nguồn âm thanh thì tốt hơn là đặt gần khu vực cần bảo vệ. Các nhà ở đô thị có thể được che chắn hiệu quả hơn với tiếng ồn do xe cộ với hàng cây bụi đặt sau 1 hàng cây cao có chiều rộng khoảng 6m.
f.Hạn chế ô nhiễm không khí:
Từ khoảng 4 – 6 tỷ năm trước khí quyển đã chứa các chất thải ra từ núi lửa, lửa rừng. Tuy nhiên thông qua các hoạt động ngậm nước, lắng, lọc, các phản ứng hóa học … khí quyển tự giải quyết vấn đề. Khi hoạt động của con người gia tăng, đặc biệt là ở các đô thị, lượng các chất ô nhiễm đã vượt quá khả năng tự giải quyết của khí quyển, và ô nhiễm không khí đã trở thành vấn đề sống còn của hành tinh. Để giải quyết được vấn đề này cần sử dụng tổng hợp nhiều biện pháp khoa học kỹ thuật, môi sinh, kinh tế xã hội, chính sách …
Các chất gây ô nhiễm khá phong phú gồm cả 3 dạng khí, rắn và lỏng, trong đó hạt phân tử là quan trọng nhất và vai trò của cây xanh trong việc ngăn chặn, làm giảm nồng độ các chất ô nhiễm vẫn còn chưa biết đến nhiều. Một số nghiên cứu cho thấy:
Nitrogen oxides (NO2, NO) được hấp thụ bởi bộ lá của cây xanh để lấy Nitơ (Smith,1976)
Sunlfur dioxides (SO2) cây thân gỗ có thể hấp thu một phần SO2 trong không khí, tuy nhiên nó cũng gây tổn hại không ít cho bề mặt lá. (Lampadius)
Carbon monoxide (CO) thảm thực vật thân gỗ làm giảm nồng độ CO trong không khí (Smith,1976).
Amonia (NH3) cây trồng hấp thu và sử dụng NH3 cho việc Nitrogen hóa (Smith & Dochinger,1978).
Ozone (O3) thảm thực vật hấp thu và làm giảm lượng O3 trong khí quyển một cách nhanh chóng. Smith & Dochinger(1978), đã báo cáo rằng một khu rừng có thể làm giảm 1/8 lượng O3 chỉ trong 1 giờ. Cây cao loại bỏ được nhiều O3 hơn cây thấp, cây có càng nhiều lá to, nhiều khí khổng thì việc làm giảm nồng đ


/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status