Một số vấn đề về triển khai bảo hiểm y tế tự nguyện tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam - pdf 15

Download miễn phí Luận văn Một số vấn đề về triển khai bảo hiểm y tế tự nguyện tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam



Mục lục
 
 
Phần Mở đầu 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BẢO HIỂM Y TẾ VÀ BẢO HIỂM Y TẾ TỰ NGUYỆN 3
I. Lý luận chung về BHYT 3
1. Sự cần thiết khách quan của BHYT. 3
2. Khái niệm, bản chất, vai trò và chức năng của BHYT. 4
2.1. Khái niệm BHYT 4
2.2. Bản chất của BHYT 7
2.3. Vai trò của BHYT 9
2.4. Chức năng của BHYT. 12
3. Những nội dung cơ bản của BHYT. 13
3.1. Mục đích: 13
3.2. Đối tượng của BHYT. 14
3.3. Phạm vi của BHYT 15
3.4. Các cách BHYT. 16
3.5. Hoạt động của BHYT. 16
4. Quỹ và cơ chế quản lý quỹ BHYT. 18
5. Giám định BHYT. 22
6. Thanh toán chi trả trong BHYT. 25
II. BHYT tự nguyện, lý luận chung và kinh nghiệm của một số nước trên thế giới. 30
1. Lý luận chung về BHYT tự nguyện. 30
2. Kinh nghiệm một số nước trong việc thực hiện BHYT tự nguyện. 34
2.1. BHYT tự nguyện ở Cộng hoà Liên bang Đức. 34
2.2. BHYT tự nguyện tại Trung Quốc. 35
2.3. BHYT tự nguyện ở Thái Lan. 36
 
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG THÁCH THỨC TRONG TRIỂN KHAI BHYT TỰ NGUYỆN TẠI BHXH VIỆT NAM 37
I. Đôi nét về sự hình thành và phát triển của BHYT và BHYT tự nguyện tại Việt Nam 37
1. Sự hình thành và phát triển của BHYT. 37
2. Sự hình thành và phát triển của BHYT tự nguyện. 40
2.1. Sự hình thành và phát triển của BHYT tự nguyện tại Việt Nam. 40
2.2. Những nội dung cơ bản của BHYT TN tại BHXH Việt Nam. 42
2.2.1. Hình thức tổ chức của BHYT TN 42
2.2.2. Đối tượng và phạm vi của BHYT TN: 42
2.2.3. Trách nhiệm và quyền lợi của các bên tham gia BHYT TN. 43
2.2.4. Mức đóng và cách đóng 47
2.2.5. cách thanh toán chi phí KCB 48
II. Thực trạng triển khai BHYT TN tại BHXH Việt Nam 50
1.Thuận lợi 50
2.Khó khăn 51
3. Tình hình thực hiện BHYT TN tại BHXH Việt Nam 53
3.1. BHYT học sinh – sinh viên. 53
3.2. Kết quả thực hiện BHYT nhân dân 57
III. Những thách thức trong việc triển khai BHYT TN trong thời gian tới tại BHXH Việt Nam 61
1. Đối tượng tham gia BHYT TN. 63
2. Mức đóng và khung mức đóng 65
3. cách thanh toán, chi trả chi phí KCB. 66
4. Công tác giám định y tế. 67
5. Quản lý và sử dụng quỹ BHYT TN 68
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI CÔNG TÁC TRIỂN KHAI BHYT TỰ NGUYỆN TẠI BHXH VIỆT NAM 70
I. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về BHYT TN 70
II. Một số ý kiến đề xuất về vấn đề BHYT TN tại BHXH Việt Nam 72
1. Về chính sách BHYT TN 72
1.1. Định hướng đối tượng tham gia BHYT TN. 73
1.2. Đa dạng hoá các loại hình BHYT TN tại Việt Nam 74
1.3. Xây dựng khung mức đóng phí hợp lý. 75
1.4. Quy định rõ các cách thanh toán chi phí KCB. 75
1.5. Nâng cao quyền lựa chọn cơ sở KCB ban đầu của người dân trong việc sử dụng dịch vụ KCB bằng BHYT TN. 77
2. Đối với BHXH Việt Nam trong triển khai BHYT TN. 77
2.1. Đào tạo bài bản các lớp huấn luyện đại lý thu BHYT TN. 77
2.2. Công tác tuyên truyền BHYT và BHYT TN đến với người dân 78
2.3. Ràng buộc cơ sở khám chữa bệnh. 78
2.4. Làm tốt công tác thống kê phục vụ việc triển khai BHYT TN những năm sau. 79
3. Đối với các cơ quan liên quan. 79
Kết Luận 81
Tài liệu tham khảo 83
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

nguyện; cuối cùng bằng nguồn lực ngân sách to lớn, Nhà nước thực hiện bao cấp một phần mức phí, bao cấp dịch vụ y tế có chi phí lớn, bổ sung và hỗ trợ chi phí hoạt động điều hành quỹ BHYT tự nguyện.
Thực tế ở Việt Nam, vấn đề này đã được Nhà nước, cụ thể là hệ thống BHXH chú ý và triển khai đồng bộ bằng cơ chế phân phối và quản lý quỹ BHXH nói chung, quỹ BHYT bao gồm cả bắt buộc và tự nguyện nói riêng.
Nhưng về lâu dài, để có để có thể tiến tới mục tiêu mọi người dân đều có BHYT, điều cốt yếu không thể chỉ là việc tăng cường vận động tuyên truyền, không chỉ là việc xã hội hoá BHYT mà vai trò quyết định là tiềm lực kinh tế cả nước, hậu thuẫn vững chắc và khả thi để hỗ trợ mức đóng cho người dân từ ngân sách Nhà nước, nhất là đối tượng cận cùng kiệt và người lao động tự do. Chỉ khi có sự hỗ trợ của Nhà nước cả về chính sách, định hướng và kinh phí, đặc biệt là trong thời gian đầu triển khai và một số năm tiếp theo, hoạt động BHYT tự nguyện mới có cơ hội phát triển một cách bền vững, là tiền đề và là điều kiện để tiến tới BHYT toàn dân.
2. Kinh nghiệm một số nước trong việc thực hiện BHYT tự nguyện.
Bảo hiểm y tê toàn dân là một tiêu chí phấn đấu của mọi quốc gia trên thế giới, nó đánh giá sự phát triển của xã hội trong mọi lĩnh vực kinh tế xã hội và trình độ dân trí của đất nước, góp phần thực hiện mục tiêu tuyên ngôn Alma- Ata 1978 của thế giới là: được hưởng các dịch vụ y tế cơ bản là một trong các quyền cơ bản của con người.
Các mô hình BHYT xuất hiện trước hàng thế kỷ nay là vào thế kỷ 18,19 tại Cộng hoà Liên bang Đức, Pháp, Mĩ… và đến nay tại các nước trong khu vực Châu á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc,… cũng đang phát triển BHYT theo nhiều hướng. Nhìn chung ở tất cả các nước, trên cơ sở BHYT cho các đối tượng bắt buộc được mở rộng thêm các hình thực tự nguyện nhằm mục đích:
Thu hút thêm các đối tượng khác nhau nhằm mở rộng diện tham gia.
Bổ sung thêm các quyền lợi mà BHYT bắt buộc chưa có điều kiện đáp ứng.
Tạo thêm sức cạnh tranh của các loại hình BHYT
Tất cả đều nhằm thúc đẩy các dịch vụ phục vụ cho các đối tượng tham gia BHYT ngày càng tốt hơn, đẩy nhanh tiến độ của lộ trình BHYT toàn dân nhanh hơn.
Xem xét một số mô hình đã thành công và thất bại trong quá trình phát triển BHYT tự nguyện ở một số nước để có thêm bài học kinh nghiệm với chương trình phát triển BHYT tự nguyện ở Việt Nam
2.1. BHYT tự nguyện ở Cộng hoà Liên bang Đức.
Là một đất nước triển khai BHYT tương đối sớm trên thế giới từ những năm 1884, BHYT ở Cộng hoà Liên bang Đức đã tương đối hoàn thiện và đã đạt tiêu chí BHYT toàn dân trên cơ sở hoạt động BHYT theo luật định. Vì vậy, tất cả mọi người đều phải tham gia BHYT bắt buộc, BHYT tự nguyện chỉ cho phép các cá nhân có mức thu nhập cao (trên 45,900 Euro/năm) hay các công chức viên chức có mức thu nhập dưới 45,900 Euro/năm sau khi đã đóng BHYT bắt buộc đã được phép mua các loại hình BHYT bổ sung khác cho bản thân hay cho gia đình. Việc mở rộng này không áp dụng cho BHYT các xí nghiệp.
Quyền lợi của người tham gia BHYT tự nguyện vì thế cũng rất khác nhau tuỳ theo các mức phí mà có các gói dịch vụ tương ứng nhằm chi trả một phần chi phí cho người bệnh và hầu hết các loại hình BHYT tự nguyện đều do tư nhân cung cấp. Vì vậy từng mức thu và chi đều phải được xác định và cân đối cụ thể trong đó có tính đến cơ cấu lợi nhuận. Tính đến 2003 tỷ lệ người tham gia BHYT tự nguyện tại Cộng hoà Liên bang Đức chiếm có 9.7% dân số.
2.2. BHYT tự nguyện tại Trung Quốc.
Trung Quốc là đất nước có số dân cư đứng hàng đầu thế giới song nhiều năm qua BHYT của Trung Quốc chưa tìm được những hướng đi phù hợp để thu hút được cộng đồng tham gia BHYT. Tuy nhiên giai đoạn trước năm 1999 với mô hình BHYT tự nguyện cho khu vực nông thôn dựa trên cơ sở hệ thống y tế các hợp tác xã làm nòng cốt, cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ và khám chữa bệnh cho đối tượng tham gia BHYT tự nguyện của Trung Quốc đã đưa tỷ lệ người tham gia BHYT lên đến 90% dân số, tương ứng với trên 1 tỷ dân vào những năm của thập kỷ 70. Số người tham gia BHYT bắt buộc tập trung tại các khu vực đô thị trong đó có cả người ăn theo được chi trả 50% chi phí. Trong quá trình đổi mới các thành phần kinh tế của Trung Quốc dẫn đến sự tan rã của hệ thống y tế hợp tác xã, kèm theo sự yếu kém về mặt quản lý quĩ BHYT, sự thiếu thống nhất trong các chế độ BHYT, dẫn đến khả năng chia sẻ rủi ro thấp, BHYT cho khu vực nông thôn không thể tồn tại. Mặc dù đã có sự cải tổ trong chính sách BHYT trong đó Chính phủ đó là 1999 thành lập hệ thống BHYT mới với 4 nguyên tắc hoạt động là: phí thấp, diện bao phủ rộng, hai bên cùng đóng góp, phối hợp quĩ chung và tài khoản cá nhân. BHYT tự nguyện chỉ được coi như loại hình BHYT bổ sung cho BHYT bắt buộc của người lao động (mức phí dưới 4% lương) sau khi đã đóng đủ BHYT bắt buộc (6% lương do chủ sử dụng lao động và 2% lương do người lao động đóng góp), cho đến hết 2003 Trung Quốc có khoảng trên dưới 10% dân số tham gia (86.9 triệu người tham gia tính đến tháng 12/2002). Chính phủ Trung Quốc có chủ trương khôi phục lại BHYT nông thôn bằng đầu tư tài chính cho phát triển y tế nông thôn, khuyến khích cho mỗi người tham gia BHYT tự nguyện hợp tác xã mỗi người 10 nhân dân tệ/ năm nhưng vẫn chưa có kết quả khả quan.
2.3. BHYT tự nguyện ở Thái Lan.
Thái Lan là một nước nằm trong khu vực Đông Nam á, có nền kinh tế phát triển tương đối nhanh so với các nước trong khu vực đặc biệt là phát triển kinh tế du lịch. Tháng 5/2002 Thái Lan đã công bố đạt được mục tiêu chăm sóc sức khoẻ toàn dân sau thời gian 22 năm hình thành và phát triển BHYT.
BHYT tự nguyện bắt đầu hoạt động ở Thái Lan từ năm 1983 với đối tượng là khu vực nông dân và đã nhanh chong phát triển trên diện rộng, đến 2001 đạt tỷ lệ cao nhất trong các loại hình BHYT của Thái Lan.
BHYT cho công chức, doanh nghiệp Nhà nước do Bộ Tài chính quản lý chiếm 8.5% dân số.
BHYT cho doanh nghiệp tư nhân do Bộ Lao động quản ly chiếm 7.2% dân số.
BHYT thương mại chiếm 2.1% dân số.
BHYT tự nguyện do Bộ Y tế quản ly chiếm 20.8% dân số.
Trên cơ sở hoạt động của BHYT tự nguyện, Chính phủ Thái Lan đã thành lập Văn phòng BHYT Quốc gia là đầu mối quản lý và cấp ngân sách cho người cung ứng dịch vụ BHYT. Xây dựng, thí điểm chương trình “Thẻ vàng 30 bạt chữa mọi bệnh” vào năm 2001 và thực hiện trên toàn quốc và năm 2002. Tháng 7/2002 Thái Lan tuyên bố đạt mục tiêu chăm sóc sức khoẻ toàn dân.
Nội dung của “Thẻ vàng 30 bạt chữa mọi bệnh” đó là:
Trả 30 bạt/1lần khám, đăng ký khám chữa bệnh tại 1 cơ sở y tế
Đầu mối KCB ở nông thôn là bệnh viện các tuyến huyện và các văn phòng khám tại khu vực, ở thành thị là các bệnh viện tỉnh, bệnh viện trung ương, các phòm khám.
Khi KCB ngoại trú được thanh toán theo khoán định xuất, KCB nội trú được thanh toán theo nhóm chẩn đoán.
Chương II
ThỰc trẠng và nhỮng thách thỨc t...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status