Cấu trúc địa chất vùng An Hải - Ninh Thuận, thiết kế phương án tìm kiếm đánh giá quặng titan sa khoáng ven biển khu Từ Thiện - pdf 15

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

Mở đầu
Nhằm vận dụng những kiến thức lí thuyết vào thực tế địa chất, sau khi hoàn thành chương trình học lí thuyết ở trường Đại học Mỏ - Địa chất, thuộc chuyên ngành Địa chất. Bộ môn Tìm kiếm - Thăm dò. Khoa Địa chất. Trường Đại học Mỏ - Địa chất đã đồng ý quyết định cho tui đi thực tập tốt nghiệp tại Liên đoàn Địa chất Trung Trung Bộ với thời gian 6 tuần, kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2008 đến hết ngày 23 tháng 2 năm 2008.
Trên cơ sở những tài liệu thu thập được trong thời gian thực tập tại cơ sở sản xuất thực tế, được sự đồng ý của Khoa Địa chất, Bộ môn Tìm kiếm - Thăm dò, Giáo viên hướng dẫn. tui đã được giao viết đồ án với đề tài: “Cấu trúc địa chất vùng An Hải - Ninh Thuận. Thiết kế phương án tìm kiếm đánh giá quặng titan sa khoáng ven biển khu Từ Thiện ”.
Nội dung đồ án gồm 2 phần, 7 chương (không kể mở đầu và kết luận).
Phần I: Đặc điểm địa chất vùng An Hải, Ninh Thuận.
Chương I: Đặc điểm địa lý tự nhiên, kinh tế nhân văn và lịch sử nghiên cứu địa chất vùng.
Chương II: Đặc điểm địa chất vùng.
Phần II: Thiết kế phương án tìm kiếm quặng titan sa khoáng ven biển khu Từ Thiện
Chương III: Mục đích nhiệm vụ.
Chương IV: Đặc điểm địa chất khu Từ Thiện.
Chương V: Các phương pháp áp dụng, kỹ thuật và khối lượng công tác.
Chương VI: Tính tài nguyên và trữ lượng.
Chương VII: Tổ chức thi công và dự toán chi phí.
Chương I
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN, KINH TẾ NHÂN VĂN
VÀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỊA CHẤT VÙNG
I.1- Vị trí địa lý và diện tích vùng nghiên cứu.
Vùng An Hải Thuộc các xã: An Hải, Phước Dinh, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Cách ngã ba giữa Quốc lộ 1A và tỉnh lộ 407 (nam thị xã Phan Rang- Tháp Chàm 12km) theo hướng tỉnh lộ 407 xuống biển khoảng 18 km đến trung tâm vùng công tác. ( Hình 1)
Diện tích nghiên cứu khoảng 139 Km2, được giới hạn bởi toạ độ địa lý:
11o 2418” - 11o 3030” vĩ độ Bắc
108o 5546” - 109o 0110” kinh độ Đông
I.2- Đặc điểm địa lý tự nhiên, kinh tế nhân văn.
I.2.1- Địa hình.
I.2.1.a- Địa hình đồi núi thấp.
Địa hình núi thấp và đồi nhỏ phân bố chủ yếu ở phần tây nam kéo dài ra tận bờ biển trùng với phương cấu trúc chung và rải rác một số nơi trong vùng. Độ cao tuyệt đối từ 100 - 380m, sườn dốc, đỉnh thường nhọn. Địa hình phân cắt khá mạnh. Thảm thực vật ở đây phát triển các loài cây thân gỗ thấp và các loài cây có gai cứng. Đây là một hạn chế cho quá trình đi khảo sát thực địa.
I.2.1.b- Địa hình đồng bằng.
Chiếm phần lớn diện tích vùng nghiên cứu là đồng bằng ven biển, được thành tạo bởi các trầm tích bở rời có nguồn gốc sông, biển, hỗn hợp sông - biển, biển - đầm lầy. Bề mặt địa hình nghiêng thoải, độ cao tuyệt đối từ vài mét đến hơn 100m. Đây là đối tượng canh tác của dân trong vùng và đồng thời là đối tượng tìm kiếm titan sa khoáng ven biển.
I.2.2.- Mạng sông, suối, bờ biển.
Mạng sông suối trong vùng khá phong phú, phía bắc vùng có sông Cái bắt nguồn từ sườn đông khối nâng Đà Lạt chảy về, kết hợp với các sông nhánh khác là nguồn cung cấp nước sinh hoạt cũng như vật liệu trầm tích chính cho vùng hạ lưu. Trung tâm vùng có các sông suối nhỏ chảy qua như: Sông Bàu Ngư bắt nguồn từ dãy núi Chà Bang huyện Ninh Phước với lưu lượng nước ít, nhưng cũng góp phần vào việc bù đắp vật liệu và điều tiết khí hậu cho vùng. Suối Tam Lang và một số suối khác, hội tụ với các bàu: Bàu Ngư, Bàu Sơn Hải tạo nên mạng thủy văn đa dạng.
Bờ biển kéo dài hướng bắc- nam khoảng 18 km, nằm về phía bờ nam cửa sông Cái, kết hợp với tác động của dòng chảy ven bờ và chịu tác động mạnh của thuỷ triều là yếu tố thuận lợi cho quá trình tích tụ sa khoáng biển.
Quá trình xâm thực, tích tụ phát triển đường bờ tạo ra dạng địa hình bờ đặc trưng với các mũi nhô ra biển: Mũi Dinh...; Các vũng, vịnh lõm sâu vào nội địa: Vũng Ninh Chữ, vũng Sơn Hải... Các yếu tố đó làm cho địa hình đường bờ thêm phức tạp.
I.2.3.- Khí hậu.


6H9tJ774kwqXJfs
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status