Thiết kế hệ thống xử lý nước thải quân y viện 175, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh, công suất 750 m3/ngày - pdf 15

Download miễn phí Đồ án Thiết kế hệ thống xử lý nước thải quân y viện 175, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh, công suất 750 m3/ngày



MỤC LỤC
Chương I : MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Tính cấp thiết 1
1.3. Nhiệm vụ của luận văn 2
1.4. Nội dung của luận văn 2
Chương II : TỔNG QUAN VỀ QUÂN Y VIỆN 175 VÀ NƯỚC THẢI QUÂN Y VIỆN 4
2.1. Điều kiện tự nhiên môi trường – địa lý: 4
2.2. Lịch sử hình thành và phát triển bệnh viện 5
2.3. Tổ chức bệnh viện và hoạt động khám chữa bệnh 8
2.4. Các vấn đề vế môi trường 8
Chương III : TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN VÀ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ 10
3.1. Tổng quan về nước thải bệnh viện 10
3.2. Các phương pháp xử lý nước thải 24
3.3. Công nghệ xử lý nước thải bệnh viện trong thực tế 41
Chương IV : LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI 46
4.1. Đặc tính nước thải đầu vào: 46
4.2. Tiêu chuẩn xả thải: 46
4.3. Các yêu cầu thiết kế khác : 47
4.4. Đề xuất công nghệ xử lý và thuyết minh công nghệ : 47
4.5. Lựa chọn công nghệ xử lý 53
4.6. Nhiệm vụ của các công trình trong hệ thống xử lý 53
Chương V : TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CÁC CÔNG TRÌNH XỬ LÝ 55
5.1. Hố thu gom 55
5.2. Song chắn rác 55
5.3. Bể điều hòa 57
5.4. Bế lắng 1 59
5.5. Bể lọc sinh học 62
5.6. Bể lắng 2 70
5.8. Bể phân hủy bùn 75
5.9. Bể nén bùn 76
5.10. Máy ép bùn 80
Chương VI : TÍNH TOÁN KINH PHÍ 82
6.1. Chi phí xây dựng và thiết bị 82
6.2. Chi phí vận hành 84
Chương VII : VẬN HÀNH VÀ QUẢN LÝ 85
7.1. Nguyên tắc chung của hệ thống 85
7.2. Đưa công trình vào họat động 86
7.3. Quy trình vận hành hằng ngày 87
7.4. Sự cố và biện pháp khắc phục 89
7.5. An toàn lao động và vệ sinh môi trường 91
Chương VIII : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 92
8.1. Kết luận 92
8.2. Kiến nghị 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
PHỤ LỤC 95
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

riêng lớn. Thêm vào đó, vận tốc nước chảy trên bề mặt màng phải đủ lớn.
Kị khí tầng giá thể lơ lửng:
Trong quá trình này, nước thải được bơm từ dưới lên qua lớp vật liệu hạt giá thể cho vi sinh bám vào. Vật liệu này có đường kính nhỏ vì vậy tỉ lệ diện tích mặt/ thể tích rất lớn ( cát, than hoạt tính,…) tạo sinh khối bám dính lớn. Dòng thải ra tuần hoàn trở lại tạo vận tốc nước đi đủ lớn tạo cho lớp vật liệu hạt ở dạng lơ lửng, giãn nở khoảng 15-30% hay lớn hơn. Hàm lượng sinh khối có thể lớn 10.000- 40.000 mg/l. Do lượng sinh khối lớn và thời gian lưu nước nhỏ, quá trình này có thể ứng dụng xử lý nước thải sinh hoạt.
Phương pháp hiếu khí:
Các giai đoạn:
Quá trình xử lý sinh học hiếu khí nước thải gồm 3 giai đoạn sau:
Oxy hóa các chất hữu cơ:
CxHyOz + O2 CO2 + H2O + DH
Tổng hợp tế bào mới:
CxHyOz + NH3 + O2 TB vi khuẩn + CO2 + H2O + C5H7NO2
Phân hủy nội bào:
Enzym
C5H7NO2 + 5O2 5CO2 + 2H2O + NH3 ± DH
Phân loại:
Hình 3.2 Các phương pháp xử lý nước thải theo công nghệ hiếu khí
Công nghệ hiếu khí
Lọc hiếu khí
Lọc sinh học nhỏ giọt
Hiếu khí tiếp xúc
Xử lý sinh học theo mẻ
Hồ sinh học hiếu khí
Sinh trưởng dính bám
Sinh trưởng lơ lửng
Đĩa quay sinh học
Aerotank
Quá trình tăng trưởng hiếu khí lơ lửng:
Bể bùn họat tính với vi sinh vật tăng trưởng (Aerotank) :
Trong bể bùn hoạt tính hiếu khí với vi sinh vật sinh trưởng dạng lơ lửng, quá trình phân huỷ xảy ra khi nước thải tiếp xúc với bùn trong điều kiện sục khí liên tục. Việc sục khí nhằm đảm bảo các yêu cầu cung cấp đủ lượng oxy một cách liên tục và duy trì bùn hoạt tính ở trạng thái lơ lửng. Nồng độ oxy hoà tan trong nước ra khỏi bể lắng đợt 2 không được nhỏ hơn 2 mg/L. Tốc độ sử dụng oxy hoà tan trong bể bùn hoạt tính phụ thuộc vào:
Tỉ số giữa lượng thức ăn và lượng vi sinh vật: tỉ số F/M.
Nhiệt độ.
Tốc độ sinh trưởng của vi sinh vật.
Nồng độ sản phẩm độc tích tụ trong quá trình trao đổi chất.
Lượng các chất cấu tạo tế bào.
Hàm lượng oxy hoà tan..
Để thiết kế và vận hành hệ thống bùn hoạt tính hiếu khí một cách hiệu quả, cần hiểu rõ vai trò quan trọng của quần thể vi sinh vật. các vi sinh vật này sẽ phân huỷ các chất hữu cơ có trong nước thải và thu năng lượng để chuyển hoá thành tế bào mới, chỉ một phần chất hữu cơ bị oxy hoá hoàn toàn thành CO2, H2O, NO3-, SO42-,… Một cách tổng quát, vi sinh vật tồn tại trong hệ thống bùn hoạt tính bao gồm: Pseudomonas, Zoogloea, Achromobacter, Flacobacterium, Nocardia, Bdellovibrio, Mycobacterium, và hai loại vi khuẩn Nitrate hoá Nitrosomonas và Nitrobacter. Thêm vào đó, nhiều loại vi khuẩn dạng sợi như Sphaerotilus, Beggiatoa, Thiothrix, Lecicothrix, và Geotrichum cũng tồn tại.
Yêu cầu chung khi vận hành hệ thống bùn hoạt tính hiếu khí là nước thải đưa vào hệ thống cần có hàm lượng SS không vượt quá 150 mg/L, hàm lượng sản phẩm dầu mỏ không quá 25 mg/L, pH = 6,5 – 8,5, nhiệt độ t = 6 – 37 0C.
Hệ thống bể bùn hoạt tính (Aerotank) gồm các loại:
Bể bùn hoạt tính truyền thống.
Bể bùn hoạt tính tiếp xúc - ổn định.
Bể bùn hoạt tính thông khí kéo dài.
Bể bùn hoạt tính thông khí cao có khuấy đảo hoàn chỉnh.
Bể bùn hoạt tính chọn lọc.
Trong quá trình bùn hoạt tính với vi sinh vật sinh trưởng lơ lửng, các vi sinh vật phát triển và tăng trưởng trong các bông cặn bùn hoạt tính ở trạng thái lơ lửng trong nước ở các bể xử lý sinh học. Bể sinh học này luôn cần được làm thoáng để cung cấp đầy đủ oxy cho vi sinh vật tiến hành quá trình phân hủy chất hữu cơ và phát triển. Ngoài bể sinh học, ta cũng cần bố trí thêm bể lắng để tách các bông bùn hoạt tính ra khỏi nước, tuần hoàn một phần bùn trở lại bể sinh học nhằm duy trì nồng độ bùn cần thiết trong bể sinh học và xả bỏ bớt lượng bùn thừa sinh ra trong quá trình phát triển. Trong một số trường hợp ta cũng có thể gộp chung 2 bể sinh học và lắng thành một công trình duy nhất. Khi đó, ta không cần tuần hoàn bùn mà chỉ phải xả bùn.
Ưu điểm:
Sử dụng phổ biến trong lĩnh vực xử lí nước thải
Hiệu suất cao: 85-95%, khoảng 98% cặn lơ lửng được loại bỏ
Không sinh mùi
Nhược điểm:
Nhu cầu dinh dưỡng, chất dinh dưỡng cao
Bùn sinh ra nhiều, phải tuần hoàn bùn
Phải có bể lắng đợt hai
Đòi hỏi trình độ vận hành cao
Ngoài ra, hiện nay còn có thêm một số loại bể cũng sử dụng quá trình bùn hoạt tính, là những cải tiến so với Aerotank như bể hiếu khí gián đoạn SBR, bể Unitank.
Bể họat động gián đọan (SBR):
Bể hoạt động gián đoạn là hệ thống xử lý nước thải với bùn hoạt tính theo kiểu làm đầy và xả cạn. Quá trình xảy ra trong bể SBR tương tự như trong bể bùn hoạt tính hoạt động liên tục, chỉ có điều tất cả quá trình xảy ra trong cùng một bể và được thực hiện lần lượt theo các bước: (1) làm đầy, (2) phản ứng, (3) lắng, (4) xả cạn, (5) ngưng.
Bản chất quá trình xử lý sinh học từng mẻ:
Hệ thống xử lý sinh học từng mẻ bao gồm đưa nước thải vào bể phản ứng và tạo các điều kiện cần thiết như môi trường thiếu khí (không có oxy, chỉ có NO3-), kị khí (không có oxy), hiếu khí (có oxi, NO3-) để cho vi sinh tăng sinh khối, hấp thụ và tiêu hóa các chất thải hữu cơ trong nước thải.
Chất thải hữu cơ ( C, N, P) từ dạng hòa tan sẽ chuyển hóa vào sinh khối vi sinh và khi lớp sinh khối vi sinh này lắng kết xuống sẽ còn lại nước trong đã tách chất ô nhiễm, chu kỳ xử lý trên lại tiếp tục cho một mẻ nước thải mới.
Quy trình hoạt động của hệ thống xử lý sinh học từng mẻ đơn giản, bao gồm các chuỗi chu kỳ như sau:
Nạp nước thải vào bể phản ứng.
Vừa nạp vừa tạo môi trường thiếu khí hay kị khí.
Vừa nạp vừa tạo điều kiện cho vi sinh xử lý chất thải hữu cơ.
Xử lý tách loại chất ô nhiễm hữu cơ , nitơ, photpho bằng vi sinh.
Để lắng, tách lớp bùn.
Gạn lấy nước sạch đã xử lý
Lập lại chu kỳ mới
Cho phép thiết kế hệ đơn giản với các bước xử lý cơ bản theo quy trình “từng mẻ”.
Khoảng thời gian cho mỗi chu kỳ có thể điều chỉnh được và là một quy trình có thể điều khiển tự động bằng PLC.
Hiệu quả xử lý có độ tin cậy cao và độ linh hoạt
Công nghệ kỹ thuật cao, lập trình được và khả năng xử lý vượt mức hứa hẹn và đây là quy trình xử lý bằng vi sinh đầy triển vọng trong tương lai.
Ưu điểm:
Vận hành linh hoạt, dễ dàng
Lắng tĩnh tạo nồng độ SS đầu ra thấp
Hiệu quả xử lí có độ tin cậy cao
Công nghệ kĩ thuật cao, quy trình xử lí vi sinh tốt
Cặn hỗn hợp không thể tràn ra ngoài bằng sự tràn thuỷ lực vì lưu lượng được cung cấp phù hợp
Nhược điểm:
Quá trình thiết kế phức tạp.
Chất lượng nước đầu ra phụ thuộc khả năng gạn lớp nước phía trên.
Ít được áp dụng tại Việt Nam.
Bể Unitank:
Cấu trúc chắc gọn, là một khối bê tông liền nhau, chi phí xây dựng và vật liệu xây dựng giảm. Tổng diện tích mặt bằng cho xây dựng chỉ cần khoảng 50% so với công nghệ bùn hoạt tính thông thường. Trong giới hạn về mặt bằng của bệnh viện thì đây là một trong những ưu điểm nổi bật của Unitank.
Quá trình xử lí linh hoạt theo chương trình và có thể điều ch
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status