Trầm tích đevon ở đới Quảng Ninh - pdf 15

Download miễn phí Trầm tích đevon ở đới Quảng Ninh



Trong các công trình nghiên cứu trước đây, hệ tầng Dưỡng Động được coi có tuổi D1-2 trên cơ sở các phát hiện rời rạc các điểm hoá thạch Euryspirifer cf. tonkinensis (Mans.), Syringopora cf. eifelensis Schl. trong các lỗ khoan ở Mạo Khê, Amphipora vatustior Gur. trong đá vôi ở phía bắc bến đò Quảng Yên, Atrypa ex gr. desquamata Sow. ở Khe Riềng và nam Dưỡng Động; Carinatina cf. arimaspa, Bacbochonetes janvieri, Indospirifer kwangsiensis, Aulacella zhamoidai ở Tử Lạc và nam huyện lỵ Chí Linh cũ. Trước hết cần lưu ý điểm hoá thạch Euryspirifer cf. tonkinensis (Mans.) do Safronov (1960) tìm được trong lõi khoan ở Mạo Khê là loại bảo tồn không đầy đủ và cho đến nay chưa ai phát hiện lại được các dạng tương tự ở đới Quảng Ninh . Loài Lỗ tầng Amphipora vatustior Gur. cho tuổi Eifel sưu tập trong đá vôi ở bắc bến phà Quảng Yên [3] do N. A. Flerova ở Viện Thăm dò Địa chất Liên bang Nga xác định có sự nhầm lẫn. Nghiên cứu lại các lát mỏng lưu trữ tại Phòng Cổ sinh Địa tầng, Viện NC Địa chất và Khoáng sản, chúng tôi nhận thấy chúng là phân loài Amphipora ramosa minor Riab., thường gặp trong các trầm tích Givet - Frasni ở Việt Nam. Thực tế điểm lộ chứa hoá thạch Lỗ tầng nêu trên nằm trong mặt cắt của hệ tầng Tràng Kênh. Cũng tại mặt cắt này, ở núi U Bò và núi Mỏ Vịt, Nguyễn Hữu Hùng và nnk. [12] đã sưu tập được một tập hợp Lỗ tầng và Trùng lỗ đặc trưng cho Frasni giữa-muộn gồm Amphipora pinguis Yav., A. simplet (Dong), Nanicella gallowayi (Thomas), Eonodosaria evlanensis (Lipina), Tichinella multiformis (Lipina), Multiseptida tikhinelliformis Truong, Eotournayella jubra (Lipina et Pronina) của phần trên hệ tầng Tràng Kênh.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

về phía B-TB, sát mép nước biển, lộ liên tục nhưng khá đơn điệu các lớp bột kết màu xám vàng, phân lớp mỏng xen kẽ gần như luân phiên với các lớp cát kết màu xám trắng, phân lớp cỡ 10 - 20 cm. Đá có thế nằm thoải (30o) cắm về phía T-TB (280o) và lộ liên tục trên quãng gần 1 km. Trong tất cả các lớp cát kết, bột kết của hệ tầng, đều phát hiện được thực vật thuỷ sinh Taeniocrada? cf. decheniana, Psilophytites ? sp. Bề dày của hệ tầng ở mặt cắt này ước tính >200 m. Nằm trên với thế nằm chỉnh hợp là các lớp đá phiến sét vôi xen bột kết vôi, chứa hoá thạch Tay cuộn Tulynetes nongpoensis (Mans.) của hệ tầng Dưỡng Động (D1-2 dđ).
Trên đảo Ngọc Vừng, mặt cắt tốt nhất của hệ tầng lộ dọc theo đường ô tô từ bến tàu khách Ngọc Vừng về trung tâm xã Ngọc Vừng (Hình 1.1), gồm bột kết màu xám, phong hoá có màu đỏ nâu xen các lớp cát kết màu xám. Đá cắm về phía TN, góc dốc khoảng 40-45o. Tại điểm lộ F.603 (x = 20o50’49” B; y = 107o20’36” Đ), cách cảng Ngọc Vừng 200 m về phía nam, vách bên phải đường ô tô, lộ ra các vỉa dày đặc hoá thạch thực vật thuỷ sinh Taeniocrada? cf. decheniana, Psilophytites ? sp.. Ngoài ra, trong các lớp cát kết còn thu thập được các di tích cá?, Lingula và Chân rìu. Bề dày >200 m.
Trên đảo Cống Tây, sau trụ sở UBND xã Thắng Lợi, trong bột kết màu xám xanh, xám trắng lộ ở vách núi, đã thu thập được di tích Eurypterid bảo tồn xấu và thực vật thuỷ sinh Psilophytites ? sp. (F.604; x = 20o53'09'' B; y = 107o18'51'' Đ). Tại bờ cực nam của đảo Cống Đông (F.607; x = 20o53'09'' B; y = 107o18'51'' Đ), trong cát kết lộ sát mép nước biển, đã thu thập được thực vật thuỷ sinh Taeniocrada? sp.. Bề dày của hệ tầng ở hai mặt cắt này quan sát được >200 m.
Trên đảo Châu Dấp (Hình 1.3), đoạn nối liền với mỏm tây nam của đảo Trà Bản, lộ ra các lớp cát kết, bột kết chứa vôi màu xám trắng, phân lớp trung bình đến dày, cắm về phía B-TB (340o), góc dốc 45o. Trên vách phải đường ô tô mới mở, cách Văn phòng Công ty Nuôi trồng Thuỷ sản Mỹ-Việt 100 m về phía tây nam, đã thu thập được các di tích cá cổ và rất phong phú các di tích Chân rìu, Chân bụng và Chân đầu kiểu Orthoceras (F. 613; x = 20o54' 21'' B; y =107o26'27'' Đ). Bề dày > 200 m. Trên đảo Trà Bản (Hình 1.5), hệ tầng Vạn Cảnh lộ dọc theo vách đường ô tô, từ trụ sở UBND xã Bản Sen đến thôn Đồng Danh, gồm cát kết, bột kết sáng màu, đá phiến sét màu đỏ nâu. Bề dày >200 m. Tại các điểm lộ F.621 (x = 20o58’13” B; y = 107o29’23” Đ), cách trụ sở UBND xã Bản Sen 300m về phía nam, trong cát kết và điểm lộ F.620 (x = 20o57'33'' B; y = 107o29'23'' Đ); tại Đồng Danh, cách trụ sở UBND xã 1,5 km về phía nam, trong bột kết màu vàng nâu đã thu thập được các di tích thực vật thuỷ sinh Psilophytites ? sp. và Vỏ cứng. Một điều đáng lưu ý, tại mặt cắt này, nằm trực tiếp trên tập bột kết chứa thực vật Đevon sớm là cát kết dạng quarzit chứa phong phú di tích cá và thực vật Lepidodendropsis của hệ tầng Đồ Sơn.
Trên bán đảo Đồ Sơn (Hình 2.4), hệ tầng thường nằm ở phần thấp của các mặt cắt. Tại sườn núi phía đông bắc làng Ngọc Xuyên, mặt cắt hệ tầng lộ ra ở đây bắt đầu bằng tập bột kết phân lớp 10-20 cm, màu xám trắng, lục nhạt, chứa nhiều vẩy sericit, xen kẽ gần như luân phiên với các lớp cát kết vôi, phân lớp 30-40 cm. Đá có thế nằm thoải, góc dốc 15o, cắm về B-TB. Tại điểm lộ F.589 (x = 20o43’03” B; y = 106o45’19” Đ), trong bột kết đã thu thập được các di tích Eurypterid, cá, Lingula. Cũng tại chân sườn núi này, sát nhà dân ở thôn Ngọc Xuyên, P. Janvier và nnk. [4-7] đã sưu tập được cá cổ: Yunnanolepis, Zhanjilepis, Wangolepis và Eurypterida Rhynocarcinosoma dosonensis, Hyghmilleria sp., thực vật Cooksonia. Bề dày tập ~ 80 m. Chuyển tiếp lên trên là tập cát kết phân lớp dày xen các lớp mỏng bột kết màu đỏ chứa phong phú Lingula kích thước lớn, lộ ra ở phần cuối dải núi này. Ngoài Lingula, trong cát kết còn gặp rất phong phú các dấu vết hoạt động của sinh vật đường kính 8-10 mm, dạng ống, cắt vuông góc mặt lớp của đá, chiều dài 20-30 cm . Bề dày tập ~ 35 m. Nằm trên tập 2 là cuội kết, sạn kết, cát kết phân lớp xiên, cát kết sáng màu lộ ra ở trên đỉnh 98, được coi thuộc hệ tầng Đồ Sơn. Mặt cắt tương tự cũng lộ ra ở mỏ đá Nam Thôn (x = 20o42’30” B, y = 106o47’08” Đ), gồm bột kết màu xám trắng, phớt lục xen các lớp cát kết sáng màu, phân lớp 0,4 - 0,5 m; chứa di tích cá cổ Galeaspis và các di tích Eurypterid giống như ở vết lộ F.598 (ở Ngọc Xuyên). Tại mặt cắt này có thể quan sát được tập cuội kết, sạn kết, cát kết phân lớp xiên của hệ tầng Đồ Sơn nằm không chỉnh hợp trên hệ tầng Vạn Cảnh mà P. Janvier [7] đã mô tả. Bề dày chung của hệ tầng quan sát được ở bán đảo Đồ Sơn >110 m; trên các đảo là >200 m.
Quan hệ địa tầng và tuổi: Ở các đảo trong vịnh Bái Tử Long cũng như trên bán đảo Đồ Sơn đều không thấy được ranh giới dưới của hệ tầng Vạn Cảnh vì bị chìm dưới mực nước biển. Ranh giới trên của hệ tầng quan sát được tại bờ tây đảo Vạn Cảnh. Ranh giới này được vạch ở giữa 2 lớp: lớp cát kết chứa hoá thạch thực vật Psilophytites ? sp. nằm dưới và lớp đá phiến sét vôi chứa Tay cuộn Tulynetes nongpoensis của hệ tầng Dưỡng Động nằm trên. Trên đảo Trà Bản, theo mặt cắt từ trụ sở UBND xã Bản Sen đi Nà Sắn, hệ tầng nằm chỉnh hợp dưới các lớp đá phiến sét vôi chứa Tay cuộn và Huệ biển của hệ tầng Dưỡng Động. Trên bán đảo Đồ Sơn, ranh giới trên của hệ tầng được coi là không chỉnh hợp dưới hệ tầng Đồ Sơn chứa các hóa thạch cá và thực vật Lepidodendropsis, tuổi Givet. Vấn đề này sẽ được chúng tui đề cập chi tiết hơn ở phần sau.
Có nhiều ý kiến khác nhau về tuổi của hệ tầng Vạn Cảnh. Trước hết cần loại trừ yếu tố Givet vì thực tế các hoá thạch cá cổ Bothriolepis và thực vật Lepidodendropsis cho tuổi Givet trên bán đảo Đồ Sơn cũng như trên đảo Trà Bản không đi cùng với các lớp chứa cá và thực vật thuỷ sinh Đevon hạ, chúng có vị trí địa tầng nằm trên rất rõ ràng ở tất cả các mặt cắt. Trên cơ sở các phức hệ cá cổ Yunnanolepis, Wangolepis; Eurypterida Rhynocarcinosoma dosonensis, Hyghmilleria sp. và thực vật Cooksonia, P. Janvier và nnk. [4-7] cho rằng các lớp chứa hoá thạch kể trên thuộc Silur muộn - Đevon sớm. Tuy nhiên, cũng tại điểm lộ chứa cá cổ và Eurypterid ở Ngọc Xuyên, Zhu Huaicheng và Li Jun (Viện Địa chất và Cổ sinh Nam Kinh) đã xác định được Bào tử: Calamospora sp., Retusotriletes rotundus, R. warringtonii, Apiculiretusispora sp., Dictotriletes subgranifer, Emphanisporites neglectus, E. cf. micronatus, Archaeozonotriletes sp. và Acritarcha: Veryhachium sp. cho tuổi Đevon sớm (Vũ Khúc và nnk., 2000). Theo quan điểm của chúng tôi, trong đới Quảng Ninh, sự có mặt của các trầm tích Silur thượng thuộc hệ tầng Kiến An, cách Đồ Sơn 15 km về phía tây bắc, đảm bảo một sự khác biệt rõ ràng, kể cả thành phần trầm tích và phức hệ cổ sinh. Do vậy các yếu tố Silur muộn ở bán Đảo Đồ Sơn cần được loại trừ. Cùng với các kết quả nghiên cứu hoá thạch thực vật thuỷ sinh mới được sưu tập trên các đảo ở vùng vịnh Bái Tử Long trong mùa thực địa đầu năm ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status