Luu lượng thời gian thực VBR trong mạng truy cập không dây băng rộng IEEE 802.16 - pdf 15

Download miễn phí Đồ án Luu lượng thời gian thực VBR trong mạng truy cập không dây băng rộng IEEE 802.16



MỤC LỤC
 
LỜI MỞ ĐẦU 1
LỜI CẢM ƠN 2
MỤC LỤC 3
HÌNH VẼ 5
CHƯƠNG 1 Giới thiệu chung về WiMAX 9
1.1. Tổng quan về WiMAX 9
1.2. Đặc điểm nổi bật của công nghệ WiMAX 9
1.3. Quá trình phát triển các chuẩn WiMAX 10
CHƯƠNG 2 Chuẩn IEEE 802.16 12
2.1. Lớp giao thức trong IEEE 802.16 12
2.1.1 Lớp PHYsical 13
2.1.1.1 Cơ bản về OFDM 14
2.1.1.2 Cơ bản về OFDMA 17
2.1.1.3 Các hình thức kênh con (subchannelization) 19
2.1.1.4 Mã hóa và điều biến thích nghi (AMC) 21
2.1.2 Đặc trưng lớp MAC của IEEE 802.16 22
2.1.2.1 Lớp con hội tụ dịch vụ đặc trưng(CS) 22
2.1.2.2 Lớp con phần chung ( MAC CPS) 24
2.1.2.3 Lớp con an ninh 32
2.1.3 Cấu trúc của MAC frame TDD 33
2.1.3.1 Frame con Downlink OFDM PHY 33
2.1.3.2 Frame con Uplink OFDM PHY 35
2.2 Luồng dịch vụ và các lớp dịch vụ 35
2.2.1 Service Flow 35
2.2.2. Classes of service 37
2.3. Kiểu kiến trúc QoS và QoS Scheduling 37
2.3.1. Kiến trúc QoS 37
2.3.2. QoS Scheduling 38
2.3.2.1 UGS scheduling 39
2.3.2.2 rtPS scheduling 40
2.3.2.3 nrtPS scheduling 40
2.3.2.4 BE scheduling 40
2.3.2.5 ErtPS scheduling 40
CHƯƠNG 3 Thuật toán yêu cầu-cấp phát băng thông động dựa trên phản tiếp kép 41
3.1. Giới thiệu 41
3.2. Kiến trúc QoS của IEEE 802.16 43
3.2.1. Cơ cấu lập lịch (Scheduling framework) 43
3.2.2 Kỹ thuật yêu cầu-cấp phát băng thông uplink 44
3.3 Thuật toán yêu cầu băng thông động 45
3.3.1 Cơ sở thiết kế 45
3.3.1.1. Giới thiệu về mục tiêu trễ (target delay) 45
3.3.1.2 Phương pháp phản tiếp kép (dual feedback) 47
3.3.2. Thuật toán và các vấn đề thực thi 49
3.4. Phân tích thuật toán 51
3.4.1. Mô hình hệ thống 51
3.4.2. Ảnh hưởng của những tham số điều khiển 52
3.4.3. Phân tích tính ổn định 53
CHƯƠNG 4 Mô phỏng sử dụng Matlab 54
4.1 Thuật toán cải tiến 54
4.2 Mô phỏng 55
CHƯƠNG 5 Kết luận 60
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

hỉ thị không mật mã hóa.
CID sẽ cho biết kết nối cho SS yêu cầu băng thông đường lên.
Trường BR (Bandwidth Request) sẽ cho biết số các byte được yêu cầu.
Các loại yêu cầu băng thông được cho phép là 000 cho tăng dần và 001 cho toàn bộ.
Một SS nhận một tiêu đề yêu cầu băng thông trên đường xuống sẽ hủy bỏ PDU.Mỗi tiêu đề được mã hóa, bắt đầu với các trường HT và EC. Mã hóa các trường này là để byte đầu tiên của tiêu đề MAC sẽ không bao giờ có giá trị 0xFF. Điều này ngăn chặn lỗi phát hiện các byte đệm.
Các trường tiêu đề yêu cầu băng thông:
BR (19 bit)- Số lượng các byte của băng thông đường lên được yêu cầu bởi SS. Yêu cầu băng thông là để cho CID. Yêu cầu sẽ không bao gồm bất kì mào đầu PHY nào.
CID (16 bit) nhận dạng kết nối
HT có giá trị là 1
Type ( 3 bit) - Chỉ thị loại tiêu đề yêu cầu băng thông.
Các kết nối quản lí MAC
Có 4 loại kết nối quản lí.:
Kết nối cơ bản: Các bản tin quản lí MAC khẩn cấp về thời gian và ngắn.Các bản tin quản lí MAC như yêu cầu hủy, thiết lập ARQ...
Kết nối quản lí sơ cấp :Các bản tin quản lí dung sai trễ lớn hơn và dài hơn.Các bản tin quản lí MAC như quản lí khóa bảo mật, yêu cầu thay đổi dịch vụ...
Kết nối quảng bá : Các bản tin quản lí MAC như miêu tả kênh, DL-MAP, UL-MAP...
Kết nối quản lí Initial Ranging :Các bản tin quản lí yêu cầu Ranging.
Định dạng bản tin quản lí MAC
Bản tin quản lí MAC có thể được gửi trên các kết nối cơ bản, các kết nối sơ cấp, kết nối quảng bá và các kết nối Initial Ranging.
Lược đồ mã hóa TLV (type/ length/ value) được sử dụng trong bản tin quản lí MAC ví dụ như trong bản tin UCD (miêu tả kênh đường lên) cho trạng thái burst đường lên.
• ( type=1, length=1, value=1)-> điều chế QPSK.
• ( type=1, length=1, value=2)-> điều chế 16-QAM.
• ( type=1, length=1, value=3)-> điều chế 64-QAM.
Một số kỹ thuật trong lớp MAC_SAP
Kĩ thuật ARQ:
Kĩ thuật ARQ dùng để truyền lại các khung bị lỗi không sửa được bởi FEC. Khi được bổ sung, ARQ có thể được cho phép trên mỗi kết nối. Mỗi kết nối ARQ sẽ được định rõ và thương lượng trong khi tạo kết nối. Một kết nối không thể có sự pha trộn giữa lưu lượng ARQ và không ARQ.
Với các kết nối ARQ, cho phép phân đoạn là tùy chọn. Khi phân đoạn được cho phép, đầu phát có thể phân chia mỗi SDU thành nhiều phân đoạn để truyền dẫn riêng biệt dựa trên giá trị của tham số ARQ_BLOCK_SIZE. Khi việc phân đoạn không được phép, kết nối sẽ được quản lí giống như khi được phép. Trong trường hợp này, liên quan đến kích cỡ khối đã thỏa thuận, mỗi phân đoạn được định dạng để truyền dẫn sẽ chứa tất cả các khối dữ liệu kết hợp với SDU gốc.
Kỹ thuật này cho phép tăng độ tin câyh của dịch vụ nhưng đồng thời giảm dung lượng đường truyền và tăng thời gian trễ
Kĩ thuật yêu cầu và cấp phát băng tần
Để thực hiện quá trình yêu cầu và cấp phát băng tần sẽ có các quá trình như polling yêu cầu và cấp phát:
Phần Polling:
Polling là quá trình được sử dụng bởi BS để cấp phát các cơ hội yêu cầu băng tần cho các SS. Khi BS muốn thông báo cho một SS một cơ hội yêu cầu băng tần đang đến, nó sẽ sử dụng một phần tử thông tin IE bản tin UL-MAP để làm việc đó. UL- MAP IE sẽ chấp nhận băng tần đủ cho SS hay các SS để xem xét các yêu cầu băng tần của chúng trong chu kì yêu cầu theo lí thuyết. Cấp phát cơ hội yêu cầu băng tần sẽ được thực hiện trên cơ sở đơn điểm, đa điểm, hay quảng bá.
Polling đơn điểm :Trong trường hợp này, một SS được kiểm soát vòng một cách riêng biệt bởi BS. SS sẽ trả lời với các byte trộn nếu băng tần được cấp là không cần thiết.
Polling đa điểm và quảng bá: BS sẽ sử dụng đến kiểm soát vòng đa điểm hay quảng bá đến các SS nếu băng tần đang sẵn có không đủ để kiểm soát nhiều SS một cách riêng biệt. Các CID bất kì được dự trữ cho các nhóm đa điểm và cho các bản tin quảng bá. Kiểm soát vòng đa điểm hay quảng bá cũng được thực hiện qua bản tin UL-MAP trong cùng một kiểu với polling đơn điểm. Sự khác biệt cơ bản ở đây là bản tin polling được định hướng đến một CID đa điểm hay quảng bá thay vì CID cụ thể hay SS.
Poll-me bit: Poll-me bit được sử dụng bởi các SS sử dụng dịch vụ UGS để thông báo cho BS rằng chúng cần được kiểm soát vòng. Poll-me bit là một phần của tiêu đề con quản lí cấp phát. Khi poll-me bit được phát hiện, BS sẽ sử dụng một polling đơn điểm đến SS yêu cầu nó. Để giảm thiểu nguy cơ BS làm mất Poll-me bit, SS có thể thiết lập bit trong tất cả tiêu đề con quản lí cấp phát MAC UGS ở khoảng thời gian lập lịch đường lên.
Phần Yêu cầu:
là kĩ thuật mà các SS sử dụng để thông báo cho BS rằng nó cần được cấp phát băng tần đường lên. Một yêu cầu có thể đến như một tiêu đề yêu cầu băng tần đứng một mình hay có thể đến như một PiggyBack Request.
Bởi vì profile burst đường lên có thể thay đổi linh động, nên tất cả các yêu cầu băng tần sẽ được tạo thành số hạng của số các byte cần để mang tiêu đề và tải trọng MAC, nhưng không tính lớp vật lí. Bản tin yêu cầu băng tần có thể được phát trong bất kì thời điểm nào đường lên ngoại trừ trong khoảng thời gian Initial Ranging.
Bandwidth Request Header: SS có thể yêu cầu cấp phát băng tần vào bất kì thời điểm nào bằng cách gửi một MAC PDU yêu cầu băng tần với một tiêu đề yêu cầu băng tần và không có tải trọng. Tiêu đề yêu cầu băng tần được sử dụng để yêu cầu thêm băng tần.
Piggyback Request : Phương pháp thông dụng để yêu cầu băng tần sử dụng một tiêu đề con quản lí cấp phát để mang một yêu cầu cho băng tần thêm vào để cho cùng một kết nối trong MAC PDU. Mang một bản tin BW Request trên một gói dữ liệu.
Yêu cầu băng tần có thể là tăng dần hay toàn bộ. Khi BS nhận một yêu cầu băng tần tăng dần, nó sẽ ghi nhớ số lượng băng tần được yêu cầu hiện thời của kết nối. Trường Type trong tiêu đề yêu cầu băng tần cho biết yêu cầu là tăng dần hay toàn bộ. Do PiggyBack Request không có trường Type, nên nó sẽ luôn là tăng dần.
Phần Cấp phát
Cấp phát trên mỗi kết nối (GPC): SS chỉ nhận các cấp phát cho các kết nối cụ thể (bao gồm cả các kết nối quản lí) và kết quả phải yêu cầu băng tần cho mỗi kết nối cụ thể khi có nhu cầu. Hơn nữa, SS phải yêu cầu thêm băng tần để đáp ứng các yêu cầu của RLC không được mong đợi. Vì thế, các hệ thống GPC là đơn giản nhưng không hiệu quả. Việc cấp phát được quyết định dựa trên băng tần đã yêu cầu và các yêu cầu QoS và tài nguyên sẵn có.
Cấp phát trên mỗi trạm thuê bao (GPSS): SS nhận một cấp phát băng tần được sử dụng để đáp ứng các nhu cầu của tất cả các kết nối của nó. Tự SS phải quản lí bao nhiêu băng tần được cấp phát cho mỗi kết nối. Nếu một kết nối yêu cầu nhiều hơn băng tần có thể phục vụ, SS có thể “lấy cắp” băng tần từ một kết nối khác để lấp đầy lượng băng tần còn thiếu. BS cũng đảm nhận hàng đợi ưu tiên trên cơ sở các loại lưu lượng. SS sau đó có thể gửi một yêu cầu đến BS để yêu cầu tăng thêm băng tần nhằm đáp ứng các nhu...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status