Tăng cường năng lực tự kiểm tra đánh giá của học sinh THPT bằng hệ thống bộ đề kiểm tra đánh giá kiến thức kĩ năng hoá học lớp 11 – Nâng cao - pdf 15

Download miễn phí Khóa luận Tăng cường năng lực tự kiểm tra đánh giá của học sinh THPT bằng hệ thống bộ đề kiểm tra đánh giá kiến thức kĩ năng hoá học lớp 11 – Nâng cao



Cần bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng ở mỗi lớp, mỗi chương, phần để đảm bảo thực hiện đúng yêu cầu của chương trình Hoá học THPT.
– Đánh giá được mục tiêu giáo dục của môn Hoá học ở cấp học THPT nói chung và mỗi líp, mỗi chương nói riêng.
– Đánh giá được mức độ nắm kiến thức kĩ năng hoá học ở mỗi bài, mỗi chương, học kì, năm học, cấp học,
– Tuỳ loại đánh giá, việc đánh giá kết quả học tập của HS có những mục tiêu khác nhau, v.v.
+ Đánh giá tổng kết: Đánh giá sản phẩm đầu ra nhằm xác nhận một trình độ nhất định sau mét giai đoạn học tập hoá học nhất định, thí dụ như sau một chương, sau một học kì, cuối năm, sau một cấp học (tốt nghiệp THCS, tốt nghiệp THPT, thi HS giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia, tuyển sinh đại học v.v.).
+ Đánh giá quá trình: Đánh giá trong quá trình dạy học các môn học ở trường THCS, thí dụ như đánh giá trong tiết học, kiểm tra 1 tiết, kiểm tra miệng,v.v. Đánh giá này vừa giúp GV biết được mức độ nắm kiến thức, kĩ năng một bài, một nội dung hay một phần nội dung như thế nào đồng thời biết được sự nắm kiến thức kĩ năng của HS còn yếu ở chỗ nào và cần bổ sung điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy của thày hay phương pháp học tập của HS cho phù hợp.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

để quay cóp.
Giúp GV tiết kiệm thời gian và công sức chấm bài. Việc tính điểm rõ ràng, cụ thể nên thể hiện tính khách quan, minh bạch.
Khuyến khích khả năng phân tích, hiểu đúng ý người khác; gây hứng thó và tích cực học tập của HS.
Áp dụng được công nghệ mới vào việc soạn thảo các đề thi, trong chấm thi và kết quả bài thi, hạn chế hiện tượng quay cóp và trao đổi bài. Sử dụng được nhiều lần. Việc chấm điểm khách quan.
Phù hợp với cuộc sống hiện đại: Cần quyết đoán nhanh, chính xác.
1.2.2. Nhược điểm
TNKQ chỉ cho biết kết quả suy nghĩ của HS mà không cho biết quá trình suy nghĩ, sự nhiệt tình, hứng thó của HS đối với nội dung kiểm tra.
HS có thể chọn đúng ngẫu nhiên.
TNKQ không cho phép kiểm tra năng lực diễn đạt (viết hay dùng lời); tư duy sáng tạo và khả năng lập luận của HS. Vì vậy với cấp học càng cao thì khả năng áp dụng của hình thức này càng bị hạn chế.
Việc soạn thảo các câu hái TNKQ tèn thời gian, công sức.
TNKQ không thể kiểm tra được kĩ năng thực hành thí nghiệm mà chỉ kiểm tra được kiến thức về kĩ năng thực hành thí nghiệm.
Phương pháp TNKQ vẫn không hoàn toàn khách quan vì phụ thuộc vào việc soạn thảo và định điểm cho câu hỏi của người soạn.
1.3. Phân loại các phương pháp TNKQ. Câu hỏi TNKQ có nhiều câu để lùa chọn
Hiện nay đa số các nhà giáo dục thống nhất chia các câu hỏi TNKQ làm 5 dạng chính sau:
+ Dạng nhiều lùa chọn
+ Dạng câu đúng – sai
+ Dạng ghép đôi
+ Dạng câu điền khuyết hay trả lời ngắn
+ Câu hỏi bằng hình vẽ
Trong tình hình thực tế hiện nay, việc kiểm tra và thi chủ yếu sử dụng hình thức TNKQ dạng nhiều lùa chọn, vì vậy trong phạm vi đề tài này chúng tui chỉ đi sâu phân tích dạng câu hỏi TNKQ dạng nhiều lùa chọn.
1.3.1. Khái niệm câu hái TNKQ có nhiều câu để lùa chọn
Đây là loại câu hỏi thông dụng nhất, được sử dụng nhiều nhất và có hiệu quả nhất. Nó cho phép kiểm tra những trình độ cao hơn về nhận thức, thuận lợi hơn so với các loại câu hỏi trắc nghiệm khác.
Câu trắc nghiệm nhiều lùa chọn gồm 2 phần: phần đầu là phần dẫn (có thể là một câu hỏi hay một câu dẫn), phần sau là từ 3 đến 5, thường là 4 hay 5 phương án trả lời với kí hiệu là các chữ cái A, B, C, D, E. Trong các phương án đó chỉ có duy nhất một phương án là đúng nhất – gọi là đáp án. Các phương án khác gọi là phương án nhiễu.
1.3.2. Tác dông, ưu điểm và hạn chế
– Khi làm bài, HS chỉ việc đánh dấu vào câu trả lời được chọn. Vì vậy có thể kiểm tra nhanh nhiều vấn đề trong một thời gian ngắn; việc chấm bài cũng nhanh.
– Độ tin cậy cao hơn khả năng đoán mò hay may rủi Ýt hơn so với các loại câu hái TNKQ khác khi số phương án lùa chọn tăng lên, buộc HS phải xét đoán, phân biệt kĩ trước khi trả lời câu hỏi.
– Có tính giá trị tốt vì có thể đo được các khả năng nhớ, áp dụng nguyên lí, định luật, tổng quát hoá của HS hiệu quả.
– Việc chấm bài thực sự khách quan. Điểm số của bài TNKQ không phụ thuộc vào chủ quan của người chấm, chữ viết và khả năng diễn đạt của HS.
– GV có thể dùng loại câu hỏi này để kiểm tra, đánh giá những mục tiêu dạy học khác nhau như:
+ Xác định mối tương quan nhân quả.
+ Nhận biết các điều sai lầm.
+ Ghép các kết quả hay các điều quan sát được với nhau.
+ Định nghĩa các khái niệm.
+ Tìm nguyên nhân của một số sự kiện.
+ Nhận biết điểm tương đồng hay khác biệt giữa 2 hay nhiều vật.
+ Xác định nguyên lí hay ý niệm tổng quát từ những sự kiện.
+ Xác định thứ tự hay cách sắp đặt giữa nhiều vật.
+ Xét đoán vấn đề đang được tranh luận dưới nhiều quan điểm.
Hạn chế của hình thức kiểm tra này:
– Đối với người soạn: Loại câu này khó soạn, tèn thời gian soạn đề, soạn câu hỏi và phải tìm được câu trả lời đúng nhất, còn các câu nhiễu thì cũng phải hợp lí. Đặc biệt, phải soạn câu hỏi sao cho có thể đo được các mức nâng cao hơn mức độ biết, nhớ và hiểu. Yêu cầu người soạn phải có độ tính toán chính xác cao để đưa ra các đáp án nhiễu phải tương đối sát với đáp án đúng, tránh hiện tượng HS không cần tính toán hay không cần tư duy nhiều vẫn có thể lùa chọn được đáp án đúng.
– Đối với HS: Với những HS thông minh, có óc sáng tạo, tư duy tốt có thể tìm ra những câu trả lời hay hơn đáp án.
– Câu hỏi nhiều lùa chọn có thể không đo được khả năng phán đoán tinh vi và khả năng giải quyết vấn đề khéo léo, sáng tạo một cách hiệu nghiệm bằng loại câu TNTL.
– Tốn kém giấy mực để in và mất nhiều thời gian để HS đọc nội dung câu hỏi.
1.3.3. Những lưu ý khi soạn câu hỏi nhiều lùa chọn
Câu hỏi nhiều lùa chọn có thể dùng để thẩm định trí năng ở mức biết, vận dụng, phân tích, tổng hợp hay ngay cả khả năng phán đoán cao hơn. Vì vậy khi soạn loại câu hỏi này cần lưu ý lùa chọn những ý tưởng quan trọng và viết ra những ý tưởng Êy một cách rõ ràng để làm căn bản cho việc soạn thảo các câu hỏi trắc nghiệm.
Cách thiết kế câu có nhiều lùa chọn:
Cấu tạo của câu gồm:
– Phần câu viết chưa đầy đủ.
– Phần chọn: Gồm 4 phương án. Trong đó chỉ có một phương án đáp ứng yêu cầu đề ra, thường là phương án đúng (có thể có chọn câu sai). Các phương án khác được gọi là nhiễu. Trước mỗi phương án thường là các chữ A, B, C, D.
– Phần yêu cầu: Nêu ngắn gọn yêu cầu đặt ra.
Yêu cầu trả lời: Chỉ chọn một phương án phù hợp để có câu đúng hay đúng nhất (hay câu sai) trong sè 4 phương án chọn bằng cách đánh dấu, khoanh tròn hay tô tròn vào một chữ đứng trước phương án trả lời.
– Yêu cầu của phần dẫn: Nội dung ngắn gọn, rõ ràng, lời văn sáng sủa và được diễn đạt rõ ràng. Câu hỏi hay cách đặt vấn đề phải rõ ràng, chính xác. Không nên dùng từ phủ định, nếu không tránh được thì phải được nhấn mạnh để HS không bị nhầm. Câu dẫn cũng phải là câu hỏi trọn vẹn để HS hiểu rõ mình đang được hỏi vấn đề gì. Câu chọn cũng phải rõ ràng, dÔ hiểu và có cùng loại quan hệ với câu dẫn, phù hợp về mặt ngữ pháp với câu dẫn. Không đưa quá nhiều thông tin không thích hợp vào trong phần dẫn tạo nên sự hiểu lệch yêu cầu.
Mỗi khi soạn xong câu trắc nghiệm loại này, cần đọc lại toàn bộ câu trắc nghiệm (cả phần dẫn và phần lùa chọn) để xem các phần Êy có kế tiếp nhau theo đúng cấu trúc văn phạm hay không.
– Yêu cầu của các phương án trả lời:
+ Mỗi câu hỏi nên có 4 – 5 phương án để chọn. Số phương án trả lời Ýt hơn thì khả năng đoán mò, may rủi sẽ tăng lên. Độ tin cậy của câu hỏi thấp. Nhưng nếu có quá nhiều phương án để chọn thì GV khó soạn và HS mất nhiều thời gian để đọc câu hỏi.
Không được đưa vào 2 câu chọn cùng ý nghĩa, mỗi câu kiểm tra chỉ nên soạn một nội dung kiến thức nào đó.
Các phương án đúng phải được đặt ở các vị trí khác nhau, sắp xếp theo thứ tự ngẫu nhiên, số lần xuất hiện ở mỗi vị trí A, B, C, D phải gần như nhau.
+ Phương án đúng phải chính xác, rõ ràng và đầy đủ nhất (đóng một cách không tranh cãi được).
+ Các đáp án “nhiễu” phải có độ dài tương đương ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status