Acid amin không thay thế - pdf 15

Download miễn phí Đề tài Acid amin không thay thế



MỤC LỤC
 
Giới thiệu chung 2
Arginine 3
Histidine 4
Threonine 5
Isoleucine 6
Leucine 7
Valine 8
Methionine 9
Phenylalanine 10
Tryptophan 11
Lysine 12
Nhu cầu acid amin không thay thế trong cơ thể 13
Hàm lượng các acid amin không thay thế
trong một số protein thực phẩm 13
Tài liệu tham khảo 15
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
bơa
Giáo viên giảng dạy : Thạc sĩ Tôn Nữ Minh Nguyệt
Sinh viên thực hiện : Ngô Anh Thư - 60502874
Nguyễn Anh Thư - 60502875
- Tháng 11 năm 2006 -
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
bơa
Giáo viên giảng dạy : Thạc sĩ Tôn Nữ Minh Nguyệt
Sinh viên thực hiện : Ngô Anh Thư - 60502874
Nguyễn Anh Thư - 60502875
- Tháng 11 năm 2006 -
MỤC LỤC
Giới thiệu chung 2
Arginine 3
Histidine 4
Threonine 5
Isoleucine 6
Leucine 7
Valine 8
Methionine 9
Phenylalanine 10
Tryptophan 11
Lysine 12
Nhu cầu acid amin không thay thế trong cơ thể 13
Hàm lượng các acid amin không thay thế trong một số protein thực phẩm 13
Tài liệu tham khảo 15
GIỚI THIỆU CHUNG
Acid amin là đơn vị cấu trúc cơ sở tạo nên protein, hormone và enzyme, cần thiết cho các cơ thể sống, từ những loài vi khuẩn nhỏ nhất cho đến những loài động vật lớn nhất. Trong cơ thể con người, acid amin liên kết với nhau tạo nên hơn 50 000 protein và 20 000 enzyme khác nhau và các acid amin đó đều là đồng phân L- của α–acid amin, trừ Phenylalanine có thể tồn tại dạng D, L-Phenylalanine.
Nếu lượng acid amin được cung cấp không đủ, quá trình tổng hợp protein sẽ bị ảnh hưởng. Những nhân tố dẫn đến sự thiếu hụt acid amin có thể kể là: ô nhiễm môi trường, những hormone và thuốc trong thịt gia súc, thuốc trừ sâu và một vài thói quen như uống rượu, hút thuốc.
Dựa vào khả năng tổng hợp của cơ thể, người ta chia acid amin làm hai loại:
Acid amin thay thế: những acid amin cơ thể có thể tự tổng hợp được.
Acid amin không thay thế: những acid amin mà trong cơ thể không có quá trình sinh tổng hợp nào có thể tạo ra được nhưng chúng lại giữ nhiều chức năng quan trọng và cơ thể không thể thiếu. Không giống như chất béo và tinh bột, cơ thể không dự trữ được lượng acid amin dư thừa, vì vậy cần bổ sung các acid amin không thay thế thông qua chế độ ăn uống hằng ngày.
Đối với người lớn, có 8 loại acid amin không thay thế là: Threonine, Isoleucine, Leucine, Valine, Methionine, Phenylalanine, Tryptophan và Lysine.
Đối với trẻ em, do quá trình sinh tổng hợp trong cơ thể chưa hoàn chỉnh nên ngoài 8 acid amin trên còn cần thêm 2 acid amin là Arginine và Histidine.
Lưu ý rằng Tyrosine và Cysteine là hai acid amin thay thế nhưng với điều kiện phải có Phenylalanine cơ thể mới tổng hợp được Tyrosine và phải có Methionine cơ thể mới tổng hợp được Cystein. Do đó nếu trong khẩu phần ăn hằng ngày không có Phenylalanine, Methionine thì cơ thể cũng thiếu Tyrosine, Cysteine.
Arginine:
Ký hiệu: Arg, R
Tên hệ thống: 2-amino-5-(diaminomethylidene amino)pentanoic acid
Một vài thông số:
M : 174.2 g/mol
pI : 10.76
Tonc : 244oC
KLR : 1.1 g/cm3
Vài nét về cấu tạo:
Arginine là một acid amin có vị đắng, chuỗi bên phân cực tích điện dương, có nhóm guanidine phân cực. Do cấu trúc đặc biệt mà Arginine có thể kết hợp với ion phosphate, và thường được tìm thấy ở trung tâm hoạt động của protein. Khi đóng vai trò của một cation, Arginine, cũng giống như Lysine, giúp cho sự cân bằng về điện tích của protein.
Chức năng:
Arginine có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi nitơ. Trong chu trình urea, enzyme arginase thủy phân nhóm guanidinium thành lượng lớn urea và L- ornithine.
Arginine quan trọng đối với hệ thống miễn dịch và cần cho việc chữa lành vết thương. Ngoài ra, Arginine còn trị các chứng rối loạn chức năng gan và tham gia vào chu trình tạo ra urea ở gan (chức năng giải độc ammonia ở gan) nên có tác dụng điều hoà nồng độ ammonia ở máu bị tăng trong một số bệnh gan.
Arginine còn cần cho việc tạo hormone tăng trưởng, hạn chế sự phát triển của các khối u, kích thích tuyến tuỵ giải phóng insulin.
Nguồn cung cấp:
Thực phẩm giàu Arginine bao gồm chocolate, sản phẩm từ sữa, thịt gia súc, gia cầm, cá, các loại đậu (đậu phộng, đậu nành,…), lúa mì, lúa mạch, gạo, ngô.
Arginine và bệnh tim mạch:
Arginine là nhân tố quan trọng trong chu trình nitơ. Việc bổ sung Arginine sẽ làm giảm triệu chứng của bệnh động mạch vành và làm chậm các quá trình gây bệnh xơ vữa động mạch.
Đối với những người có hàm lượng cholesterol trong cơ thể cao, việc sản xuất NO bị hạn chế, các tế bào máu dính vào mặt trong thành mạch máu, dẫn đến nghẽn mạch. Khoa học đã phát hiện rằng việc cung cấp Arginine (8-21 g/ngày) sẽ làm giảm nguy cơ trên, đồng thời tăng tốc độ dòng chảy qua động mạch vành, giảm nguy cơ bệnh thiếu máu cục bộ.
Vậy đối với những người bệnh tim mạch, việc bổ sung Arginine sẽ cải thiện sự lưu thông máu trong cơ thể.
--------------------–¯—--------------------
2. Histidine:
Ký hiệu: His, H
Tên hệ thống: 2-amino-3-(3H-imidazol-4-yl)propanoic acid
Một vài thông số:
M : 155.16 g/mol
pI : 7.59
Tonc : 287oC
Độ tan : 4.29g/100g nước
Vài nét về cấu tạo:
Histidine là acid amin có chuỗi bên phân cực tích điện dương. Histidine có nhóm imidazole, nhóm này giúp Histidine trở thành một thành phần phổ biến trong enzyme, góp phần tăng tốc độ phản ứng. Nhóm imidazole không có proton là tác nhân ái nhân, đóng vai trò như một base, còn nhóm imidazole có proton thực hiện chức năng của acid. Phần còn lại có tác dụng hình thành cấu trúc gấp nếp của protein.
Chức năng:
Histidine chiếm hàm lượng lớn trong hemoglobin, do đó rất hữu hiệu trong việc chữa lành bệnh anemia (bệnh thiếu máu). Histidine còn điều hoà lượng pH trong máu. Bên cạnh đó, Histidine được sử dụng để trị bệnh dị ứng.
Hàm lượng Histidine cao thường đi kèm hiện tượng giảm nồng độ Zn và ngược lại. Do đó sự bất thường trong hàm lượng Histidine là dấu hiệu nhận biết để kiểm tra nồng độ Zn trong cơ thể.
Nguồn cung cấp:
Nguồn thực phẩm tự nhiên chứa Histidine là gạo, lúa mì, lúa mạch đen.
--------------------–¯—--------------------
3. Threonine:
Ký hiệu: Thr, T
Tên hệ thống: (2S,3R)-2-Amino-3-hydroxybutanoic acid
Một vài thông số:
M : 119.12 g/mol
pI : 5.6
Tonc : 256oC
Độ tan : 20.5g/100g nước
Vài nét về cấu tạo:
Threonine là acid amin phân cực, ưa nước và là phân tử ái điện tử. Threonine chứa nhóm hydroxyl –OH. Threonine khác acid amin Serine vì nó có nhóm methyl thế vào một trong những nguyên tử hydro ở carbon β và khác Valine vì nhóm thế methyl được thay bằng nhóm hydroxyl. Cả carbon ở vị trí α và β đều có hoạt tính mạnh.
Ở nhiệt độ thường, Threonine tồn tại ở trạng thái tinh thể không màu.
Chức năng:
Threonine là thành phần quan trọng trong việc tạo thành collagen. Threonine giúp cho việc sản xuất kháng thể cho cơ thể, ngăn cản việc phát triển chất béo trong gan và có ích trong việc chữa bệnh trầm cảm, căng thẳng.
Nguồn cung cấp:
Hàm lượng Threonine trong ngô và ngũ cốc thấp. Threonine có nhiều trong thịt, sản phẩm từ sữa, trứng và có ở tỉ lệ thấp hơn trong mầm lúa mì, các loại đậu, đậu phộng, các loại hạt và rau.
--------------------–¯—--------------------
4. Isoleucine:
Ký hiệu: Ile, I
Tên hệ thống: (2S,3S)-2-amino-3-methylpentanoic acid
Một vài thông số:
M : 131.18 g/mol
pI : 6.02
Tonc : 284oC
Độ tan : 2.1g/100g nước
Vài nét về cấu tạo:
Isoleucine là một trong ba acid amin có mạch nhánh, nó thường có thể đổi chỗ với Leucine và...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status