Những biện pháp gây hứng thú trong dạy học hóa học ở trường phổ thông - pdf 15

Download miễn phí Luận văn Những biện pháp gây hứng thú trong dạy học hóa học ở trường phổ thông



Kiến thức vềhóa học rất hấp dẫn, lý thú nhưng cũng rất mênh mông,
rộng lớn. Đểcó được những thông tin mới lạvềhóa học, giáo viên phải
thường xuyên thu thập trên các báo, đài, internet và trao đổi với các đồng
nghiệp. Các thông tin mới lạrất nhanh bịlạc hậu vì thếgiáo viên phải biết
cách tìm kiếm, cập nhật thường xuyên.
- Với những thông tin trên các báo, đài, giáo viên nên ghi chép cẩn
thận, có thểgạch dưới hay tô màu (đối với báo in) những ý chính, những nội
dung liên quan đến bài giảng, kiến thức cần đềcập, giới thiệu cho học sinh.
Những bài báo, thông tin mới lạthường được trình bày rất dài nhưng thời
gian trên lớp thì hạn chế. Đểchủ động khi giới thiệu cho học sinh, giáo viên
nên viết lại vắn tắt theo văn phong của mình giúp việc giới thiệu trôi chảy, ít
tốn thời gian.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

gười, về việc gì đó”; hai là “có tác dụng làm cho vui”.
81
Theo chúng tôi, thơ vui là những câu thơ, bài thơ có tác dụng làm cho
người đọc cảm giác vui, thích thú. Thơ vui về hóa học là dựa trên những tính
chất cơ bản, đặc trưng để sáng tác thành những câu thơ hay bài thơ ngắn giúp
người đọc dễ nhớ, dễ khắc ghi nội dung kiến thức. Những bài thơ vui về hóa
học đem đến cảm giác nhẹ nhàng, dễ chịu cho học sinh. Các em tiếp nhận
kiến thức trong tâm trạng vui vẻ, thoải mái. Có thể đưa vào nhiều nội dung
trong một bài thơ, nhưng đôi khi chỉ cần một nội dung quan trọng giúp cho
học sinh dễ đọc, dễ nhớ.
2.2.3.2. Thơ đố về hóa học
Theo Đại từ điển tiếng Việt [45, tr.542], đố mang ý nghĩa: “hỏi, yêu
cầu người khác trả lời, làm để biết trí thông minh và khả năng của người ấy”.
Theo chúng tôi, thơ đố là những câu thơ, bài thơ được sáng tác để hỏi,
yêu cầu người khác trả lời. Thơ đố về hóa học được sáng tác dựa trên những
tính chất cơ bản, đặc trưng để thành những bài thơ ngắn, dễ nhớ nhưng nội
dung, kiến thức bị ẩn dấu và đòi hỏi học sinh phải suy nghĩ, trả lời. Thơ đố là
cách hỏi kiến thức của học sinh một cách nhẹ nhàng, các em không bị đặt vào
tâm trạng căng thẳng. Ngược lại, các em tiếp nhận câu hỏi và giải đáp trong
sự thích thú. Khi học sinh tìm ra đúng lời giải sẽ gây sự thích thú cho các em,
khiến các em thêm yêu thích tìm hiểu để mở rộng tầm hiểu biết của mình.
2.2.4. Cách sáng tác và sử dụng thơ về hóa học
Để có được những câu thơ, bài thơ về hóa học, giáo viên có thể sáng
tác hay sưu tầm. Công việc sáng tác thơ về hóa học có thể thực hiện theo các
bước sau:
- Bước 1: Chọn những bài giảng và nội dung kiến thức cần truyền đạt.
- Bước 2: Xác định thể loại thơ để sáng tác.
- Bước 3: Tìm từ ngữ phù hợp sắp xếp thành những câu thơ giàu vần
điệu, nhịp điệu có nội dung hóa học.
82
- Bước 4: Đọc toàn bài thơ và chỉnh sửa ngôn từ cho phù hợp với từng
thể loại thơ và nội dung kiến thức cần truyền đạt.
Với những bài thơ vui hay thơ đố về hóa học, giáo viên có thể sử dụng
trong các bài giảng trên lớp, trên bảng tin hay trong những buổi ngoại khóa
đều có thể mang lại hiệu quả cao.
- Khi dùng thơ để khai thác những kiến thức về hóa học trong các bài
giảng, người giáo viên cần lưu ý đặc biệt đến nội dung cần thể hiện cũng như
kết hợp với thủ pháp về tâm lý để học sinh cảm nhận được sâu sắc. Giáo viên
có thể ngâm hay đọc với những giọng điệu vui tươi, hài hước kết hợp cùng
cao độ, trường độ, âm sắc của giọng nói giúp học sinh bất ngờ, thích thú. Với
những bài thơ dài, giáo viên có thể sao thành nhiều bản và phát cho học sinh
để các em làm tài liệu tham khảo.
- Trong những buổi ngoại khóa, đố vui hóa học, giáo viên nên khai thác
những bài thơ vui, thơ đố đơn giản, dễ đọc, dễ nhớ. Như vậy, ngoài việc làm
cho không khí thêm phần sinh động, học sinh cũng dễ dàng nắm bắt kiến
thức, giải đố nhanh chóng. Giáo viên cần tránh việc sử dụng những bài thơ
quá dài vì sẽ làm cho học sinh bị rối, không nhớ được ý chính, ý cần hỏi.
- Bảng tin hóa học sẽ vui và hấp dẫn hơn khi có dán những bài thơ về
hóa học. Những bài thơ này khi dán trên bảng tin sẽ có được những ưu điểm
sau: truyền tải được nhiều nội dung hóa học, không ảnh hưởng đến thời gian
của tiết học, một số lượng lớn học sinh có thể cùng xem, đọc nhiều lần hay
ghi chép lại. Với những bài thơ vui, chúng ta có thể giúp học sinh liên hệ với
kiến thức cũ bằng cách cho các em trả lời câu hỏi “Những kiến thức nào đã
được đề cập trong bài thơ”. Bên cạnh đó, chúng ta có thể kết hợp tổ chức đố
vui, học sinh sẽ gửi đáp án vào hộp thư. Cuối mỗi ngày kiểm tra thư. Mỗi kì
(có thể một tháng, hai tháng tùy theo bảng tin), trao phần thưởng cho học sinh
có câu trả lời chính xác và nhanh nhất. Tuy giá trị phần thưởng có thể không
83
cao nhưng đây là nguồn động viên tinh thần học sinh, giúp các em hứng thú
học tập, say mê tìm hiểu tri thức.
Ngoài ra, giáo viên có thể cho học sinh thể hiện năng khiếu văn chương
khi sáng tác thơ về hóa học. Sau đó, cho học sinh trao đổi, đố các bạn khác
hay chia sẻ tác phẩm của mình với thầy cô, bạn bè trên bảng tin, các em sẽ
thêm phần hứng thú, yêu thích bộ môn hơn.
2.2.5. Một số bài thơ về hóa học
Từ các ý tưởng đã trình bày ở các phần trên, chúng tui đã sáng tác 7 bài
thơ vui và 9 bài thơ đố hóa học giúp học sinh hứng thú học tập. Ngoài những
bài thơ tự sáng tác, chúng tui giới thiệu 28 bài thơ sưu tầm về hóa học (trong
đó có 10 bài thơ vui và 18 bài thơ đố) ở phụ lục 8.
2.2.5.1. Thơ vui về hóa học
Bài 1: CÁC PHÂN NHÓM CHÍNH
hay BÉ ÍT ĂN
Hãy lên nhanh không rồi chịu phạt IA _ H, Li, Na, K, Rb, Cs, Fr
Bé mải chạy sang bảo rằng: IIA_ Be, Mg, Ca, Sr, Ba, Ra
- Bạn ăn gì ít thế? IIIA_ B, Al, Ga, In, Tl
- Cần sẽ gọi, sẽ phần IVA_ C, Si, Ge, Sn, Pb
- Nhớ phải ăn sáng bánh VA_ N, P, As, Sb, Bi
- Ô! sao sang trả phần VIA_ O, S, Se, Te, Po
- Phần cô bé ít ăn VIIA_ F, Cl, Br, I, At
- Hãy nhớ ăn không xẻ ra (nhé!) VIIIA_He, Ne, Ar, Kr, Xe, Rn
(Bài thơ này có chữ cái đầu mỗi từ là kí hiệu hóa học của các nguyên tố trong
từng phân nhóm chính. Có thể sử dụng khi dạy bài “Bảng tuần hoàn các nguyên tố
hóa học”, lớp 10).
84
Bài 2: IA NHỚ HIĐRO
H Hồi trước có hiđrô
Li Lấy vui mừng cả nhóm
Na Nay đi sang nhóm bảy
K Không thấy hắn ngồi trên
Rb Rồi chợt muốn buồn thêm
Cs Chẳng thiết cười, thiết nói
Fr Phải bắt hắn về ngay.
(Bài thơ này có chữ cái đầu mỗi câu thơ là kí hiệu hóa học các nguyên tố trong
phân nhóm chính IA. Nội dung bài thơ dựa trên đặc điểm khác biệt của hiđro trong
bảng hệ thống tuần hoàn:
- Dựa vào số electron lớp ngoài cùng có thể xếp hiđro vào nhóm IA;
- Dựa vào khả năng nhận 1 electron để đạt đến cấu hình electron bền như khí
hiếm và tính chất của hiđro giống các nguyên tố nhóm halogen nên có thể xếp vào
nhóm VIIA.
Có thể sử dụng khi dạy bài “Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học”, lớp 10).
Bài 3: PHẢI CHI BÉ YÊU ANH (F Cl Br I At)
Anh chàng ion bạc điển trai
Đến nhà halogenua hỏi chuyện
Gặp anh, clorua thành trắng trẻo,
Nàng bromua hóa nhạt vàng,
Rực rỡ tươi vàng nàng iotua,
Mà anh thơ thẩn mãi tìm
Em florua ơi!
Sao trốn anh hoài… không gặp.
(Bài thơ có tên với những chữ cái đầu là kí hiệu các nguyên tố nhóm VIIA và nội
dung được dựa trên kiến thức nhận biết các ion halogenua:
85
- Ag+ không tác dụng với F-.
- Ag+ tác dụng với Cl-, Br-, I- tạo kết tủa AgCl (trắng), AgBr (vàng nhạt), AgI
(vàng).
Có thể sử dụng khi dạy bài “Luyện tập nhóm halogen”, lớp 10).
Bài 4: CHUYỆN NÀNG CLO
Tên em là khí cờ lo
Vàng lục, rất độc, xốc lòng bao anh.
Ngẩn ngơ anh mãi chạy quanh,
Từ chàng kim loại đến anh hi đrồ.
Hầu hết kim loại không trừ,
Gặp, oxi hóa anh thành clorua.
Hiđrô, em chẳng chịu thua,
Chỉ cần ánh sáng, em hùa mất anh.
Hiđrô clorua tạo nhanh,
Không màu, mùi xốc, tan trong nước nhiều.
Thành anh axit th...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status