Tiểu luận: Về các hình thức sở hữu trong Bộ luật dân sự năm 2005, nhận xét và kiến nghị - pdf 15

Chia sẻ miễn phí cho các bạn tài liệu: Tiểu luận: Về các hình thức sở hữu trong Bộ luật dân sự năm 2005, nhận xét và kiến nghị
2
được ghi nhận sự bình đẳng. Vậy làm thế nào để phát huy vai trò của sở hữu nhà nước đối với nền kinh tế của đất nước? Thực tế, cần phải có một cơ chế rõ nét để sở hữu nhà nước phát huy hiệu vai trò của mình. Điều 2 Hiến pháp năm 1992 quy định:“Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức”. Điều 17 hiến pháp này cũng nêu rõ Nhà nước là đại diện cho sở hữu toàn dân. Theo quy định của Hiến pháp, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đại diện cho tầng lớp nhân dân, là đại diện chủ sở hữu đối với tài sản thuộc sở hữu nhà nước và chính là chủ thể của sở hữu nhà nước. Khác với những chủ thể khác, Nhà nước tham gia quan hệ quyền sở hữu với tư cách là chủ thể đặc biệt và là chủ thể duy nhất đối với các tư liệu sản xuất chủ yếu. Để thực hiện quyền sở hữu của mình, Nhà nước thành lập các cơ quan quyền lực, cơ quan quản lí ở trung ương và địa phương, thành lập các doanh nghiệp nhà nước.
1.2.
Khách thể của sở hữu nhà nước.
Khách thể của sở hữu nhà nước rất đa dạng, phạm vi khách thể không bị hạn chế. Để thực hiện được vai trò của chủ sở hữu đối với hình thức sở hữu này buộc nhà nước phải có tài sản thuộc sở hữu của mình.
Trên cơ sở quy định tại điều 17, Hiến pháp 1992, Điều 200, BLDS quy định phạm vi tài sản thuộc sở hữu Nhà nước như sau: “Tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước bao gồm đất đai, rừng tự nhiên, rừng trồng có nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi tự nhiên ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời, phần vốn và tài sản do Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, công trình thuộc các ngành và lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, kỹ thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác do pháp luật quy định.”
Như vậy, phạm vi tài sản thuộc sở hữu Nhà nước bao gồm:
- Đất đai: Hiến pháp 1992 (điều 17), Luật đất đai( khoản 1 điều 5), BLDS ( Điều 200) đều nêu rõ đất đai là tài sản thuộc sở hữu của Nhà nước. Đất đai bao gồm tất cả các loại đất đai trong phạm vi lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đất đai được phân thành 3 loại chính là: đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng. Người sử dụng đất chỉ có quyền sử dụng đất và các liên quan đến quyền sử dụng đất.
- Rừng, núi, sông, hồ:
Nền kinh tế xã hội của nhà nước ngày càng phát triển một cách toàn cầu hóa, theo xu hướng nền kinh tế nhiều thành phần. Nền kinh tế này dựa trên quy định về các
Dành riêng cho anh em Ket-noi, bác nào cần download miễn phí bản đầy đủ thì trả lời topic này, Nhóm Mods sẽ gửi tài liệu cho bạn qua hòm tin nhắn nhé.
- Bạn nào có tài liệu gì hay thì up lên đây chia sẻ cùng anh em.
- Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở forum, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status