Khảo sát sự hạn chế phát triển bệnh vàng lùn trên cây lúa của chế phẩm Exin R - pdf 15

Download miễn phí Luận văn Khảo sát sự hạn chế phát triển bệnh vàng lùn trên cây lúa của chế phẩm Exin R



MỤC LỤC
NHIỆM VỤ CỦA ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC ĐỒ THỊ, HÌNH ẢNH
CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu của đề tài 1
CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU VỀ CÂY LÚA
2.1 Nguồn gốc và phân loại
2.1.1 Nguồn gốc 2
2.1.2 Phân loại 3
2.2 Đặc điểm hình thái và sinh học của cây lúa
2.2.1 Đặc điểm hình thái 4
2.2.2 Đặc điểm sinh học 5
2.2.2.1 Đời sống của cây lúa 5
Giai đoạn tăng trưởng 6
Giai đoạn sinh sản 6
Giai đoạn chín 6
2.2.2.2 Quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa
Thời kì nảy mầm 6
Thời kì mạ 7
Thời kì đẻ nhánh 7
Thời kì làm đốt làm đòng 7
Thời kì trổ bông tạo hạt 8
2.3 Đặc điểm sinh thái, sinh lý của cây lúa
2.3.1 Đặc điểm sinh thái
2.3.1.1 Nhiệt độ 8
2.3.1.2 Nước 9
2.3.1.3 Ánh sáng 9
2.3.2 Đặc điểm sinh lý của cây lúa
2.3.2.1 Quang hợp 9
2.3.2.2 Dinh dưỡng khoáng 10
Dinh dưỡng đạm 10
Dinh dưỡng lân 10
Dinh dưỡng Kali 11
2.4 Giá trị của cây lúa
2.4.1 Giá trị kinh tế 11
2.4.2 Giá trị dinh dưỡng 12
2.5 Tình hình trồng và sản xuất lúa gạo trên thế giới và Việt Nam
2.5.1 Trên thế giới 13
2.5.2 Tại Việt Nam 17
CHƯƠNG III: BỆNH VÀNG LÙN VÀ TÁC NHÂN GÂY BỆNH VÀNG LÙN
3.1 Bệnh vàng lùn 19
3.2 Tác nhân gây bệnh 20
3.2.1 Phổ kí chủ 21
3.2.2 Sự truyền bệnh 21
3.2.3 Cấu trúc thể bộ gene 22
3.2.4 Cấu trúc phân tử bộ gene 23
3.2.5 Li trích virus 25
3.2.6 Huyết thanh học 26
CHƯƠNG IV GIỚI THIỆU VỀ RẦY NÂU
4.1 Đặc điểm nhận dạng rầy nâu
4.1.1 Pha trứng 28
4.1.2 Pha ấu trùng 28
4.1.3 Pha trưởng thành 29
4.2 Đặc điểm sinh vật học của rầy nâu
4.2.1 Thời gian phát dục và các pha vòng đời 30
4.2.2 Khả năng đẻ trứng 31
4.2.3 Thời gian đẻ trứng 31
4.2.4 Tỷ lệ giới tính của trưởng thành rầy nâu trong quần thể 32
4.3 Tác động gây hại của rầy nâu
4.3.1 Tác động gây hại trực tiếp 32
4.3.1.1 Sự chích hút dinh dưỡng của rầy nâu 32
4.3.1.2 Triệu chứng hại do rầy nâu 33
4.3.2 Tác động gây hại gián tiếp 34
4.4 Quy luật phát sinh hình thành quần thể rầu nâu trong một ruộng lúa
4.4.1 Giai đoạn “du nhập” của trưởng thành rầy nâu dạng cánh dài
vào ruộng lúa 35
4.4.2 Giai đoạn tích lũy quần thể 35
4.4.3 Giai đoạn đỉnh cao của mật độ quần thể 36
4.4.4 Giai đoạn phát tán 36
4.5 Nguyên nhân chính làm cho rầy nâu trở thành sâu hại nguy hiểm
trên lúa ở vùng Đông Nam Á
4.5.1 Vấn đề cung cấp nước 37
4.5.2 Việc dùng phân bón 37
4.5.3 Sử dụng giống mới 38
CHƯƠNG V SƠ LƯỢC VỀ CHẾ PHẨM EXIN R 39
5.1 Sơ lược về chế phẩm Exin R
5.1.1 Hoạt chất 40
5.1.2 Công dụng 40
5.1.3 Hướng dẫn sử dụng 40
5.2 Sơ lược về cơ chế tác động của chế phẩm Exin R
5.2.1 Tính kháng của cây trồng 40
5.2.2 Salicylic acid và quá trình trao đổi chất 42
5.2.3 Quá trình tổng hợp Salicylic acid trong cây 43
CHƯƠNG VI NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1 Thời gian và địa điểm tiến hành 45
6.2 Vật liệu thí nghiệm
6.2.1 Đối tượng nghiên cứu 45
6.2.2 Dụng cụ, thiết bị 46
6.3 Phương pháp nghiên cứu
6.3.1 Thí nghiệm ban đầu 46
6.3.1.1 Thí nghiêm khảo sát khả năng ngừa bệnh vàng lùn của Exin R 46
6.3.1.2 Thí nghiệm khảo sát khả năng phục hồi của cây lúa nhiễm
bệnh vàng lùn. 46
6.3.1.3 Tạo nguồn rầy 46
6.3.1.4 Thí nghiệm lây nhiễm bệnh 47
6.3.2 Thí nghiệm thực hiện 47
6.3.3 Phương pháp thực hiện 47
6.3.3.1 Phương pháp phân tích trên phổ hồng ngoại 47
6.3.3.2 Phương pháp phân tích trên quang phổ tử ngoại 48
6.3.3.3 Phương pháp định lượng đường tổng số 49
6.3.4 Phương pháp định lượng Nito tổng 51
6.3.3.5 Phương pháp định lượng phospho tổng số bằng quang phổ kế 52
6.3.3.6 Phương pháp định lượng kali tổng số 55
CHƯƠNG VII KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
7.1 Kết quả phân tích phổ hồng ngoại 59
7.2 Kết quả phân tích phổ tử ngoại 69
7.3 kết quả phân tích hàm lượng Đạm tổng số 71
7.4 Kết quả hàm lượng phosphor tổng 72
7.5 Kết quả phân tích hàm lượng Đường tổng số 73
7.6 Kết quả hàm lượng kalium tổng số 74
CHƯƠNG VIII KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
8.1 Kết luận 75
8.2 Kiến nghị 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

i dịch lỏng này lên một dung dịch đường có nồng độ biến đổi đều từ 10 – 45% hoà tan trong 0,01 M phosphate buffer và ly tâm ở 70.000 g trong 3 giờ. Dịch ly tâm sẽ tạo ra 3 lớp. Tách các lớp này ra. Sau đó, các lớp này có thể được cô đặc bằng cách ly tâm ở 130.000 vòng trong 2 giờ. Virus hiện diện ở lớp giữa và dưới nhiều hơn gấp 3 lần so với virus ở lớp trên.
Hình 3.4 - Sơ đồ cấu trúc bộ gene của RGSV. Các thanh đen hình sợi chỉ tượng trưng cho các RNA với chiều di động được xác định. Các mũi tên đen tượng trưng cho các sản phẩm protein. Chiều mũi tên l chiều của quá trình dịch mã để tạo ra chuỗi polypeptide.
A260/A280 của các lớp dung dịch đường biến đổi từ 1,16 – 1,29. Virus trong các lớp dịch này không nhiễm lên rầy nâu N. lugens bằng cách chích trực tiếp.
3.2.6 Huyết thanh học
RGSV có khả năng gây phản ứng huyết thanh mạnh. Kháng huyết thanh với độ pha loãng từ 1/256 – 1/2048 trong thí nghiệm kết tủa vòng (ring precipitin test) đã được sản xuất từ thỏ. Thí nghiệm kết dính (latex agglutination test) có thể chẩn đoán virus trong dịch trích lá lúa ở độ pha loãng cho đến 1/5120 và dịch trích rầy nâu ở độ pha loãng cho đến 1/1024 – 1/2400. Thí nghiệm ELISA có thể phát hiện virus trong dịch trích lá lúa ở độ pha loãng cho đến 1/100.000 và trong dịch trích rầy nâu ở độ pha loãng cho đến 1/5120. ELISA đã được sử dụng để chẩn đoán RGSV.
Hình 3.5 - Sơ đồ ly trích virus lùn lúa cỏ (RGSV).
Về mối quan hệ với các virus khác, trong phản ứng vòng nhẫn, kháng huyết thanh của RGSV phản ứng yếu với RSV, nhưng không phản ứng với Maize stripe virus (MSpV) hay Rice hoja blanca virus (RHBV). RSV, MSpV và RHBV tương tự với RGSV về hình thể và vật truyền bệnh và có thể được xếp vào cùng nhóm.
CHƯƠNG IV
GIỚI THIỆU VỀ RẦY NÂU
4.1 ĐẶC ĐIỂM NHẬN DẠNG RẦY NÂU
Rầy nâu là loài côn trùng có chu kì phát triển theo kiểu biến thái không hoàn toàn, phải trải qua 3 pha phát dục: pha trứng, pha âu trùng (rầy non) và pha trưởng thành.
4.1.1 Pha trứng
Trứng rầy nâu hình trụ dài, cong, một đầu thon, giống hình quả chuối, dài 0,89 mm. Trướng mới đẻ màu nâu vàng, sau chuyển màu nâu đen. Trứng đẻ thành ổ, xếp 1 hàng theo kiểu úp thìa, đôi khi sếp hàng đôi. Trứng được đẻ trong 1 bẹ lá lúa, hơi nhô đầu ra ngoài. Phía ngoài các đầu trứng được phủ lớp sáp trong. Vết đẻ trứng chuyển thành lớp màu nâu hơi đỏ.
Hình 4.1 - Trứng rầy nâu
4.1.2 Pha ấu trùng
Pha ấu trùng (hay còn gọi là pha rầy non) của rầy nâu có 5 tuổi. Các đặc điểm hình thái cơ bản của các tuổi rầy non như sau:
Rầy non tuổi 1 màu đen xám, có đường thẳng trên lề ngực sau, thân dài 1,1mm.
Rầy non tuổi 2 màu nâu vàng nhạt, lề ngực sau lõm ra phía trước, thân dài 1,5mm.
Rầy non tuổi 3 nâu vàng lẫn lộn, có mầm cánh rõ, thân dài 2,0mm.
Rầy non tuổi 4 nâu vàng lẫn lộn, mầm cánh sau nhọn, thân dài 2,4mm
Rầy non tuổi 5 nâu vàng lẫn lộn, mầm cánh trước dài hơn mầm cánh sau, thân dài 3,2mm
Hình 4.2 - Ấu trùng của rấy nâu
4.1.3 Pha trưởng thành
Pha trưởng thành của rầy nâu có 2 dạng hình thái là dạng cánh ngắn và dạng cánh dài. Trưởng thành dạng cánh dài có kích thước cơ thể lớn hơn trưởng thành dạng cánh ngắn, chân và máng đẻ trứng cũng dài hơn.
Trưởng thành dạng cánh dài
Trưởng thành dạng cánh dài có thân dài 4,5 – 5 mm kể cả cánh. Mặt lưng cơ thể màu nâu vàng hay nâu tối, ống ánh dạng dầu. Mặt bụng cơ thể màu nâu vàng. Đỉnh đầu nhô ra phía trước. Đường gờ giữa trán rõ ràng. Mắt kép màu đen. Hai mắt đơn nâu đỏ. Phần gốc râu đầu có 2 đốt gốc phình to. Đốt roi râu dài nhỏ. Trên mảnh lưng ngực trước và phiến thuẫn điều có 3 đường gờ nổi rõ nét, màu vàng xám. Phần bụng nở rộng, cuối bụng có rãnh.
Trưởng thành đực dạng cánh dài có thân dài 3,6 – 4,1mm (kể cả cánh). Đa số có cơ thể màu nâu tối. phiến thuẫn màu nâu đen. Phần cuối bụng có dạng loa kèn.
Trưởng thành dạng cánh ngắn.
Trưởng thành cái dạng cánh ngắn có thân dài 3.5 – 4 mm. Phiến thuẫn màu nâu vàng. Cánh trước, dài bằng một nửa chiều dài cánh trước của dạng cánh dài, kéo dài tới đốt bụng thứ 6.
Rầy nâu trưởng thành cánh ngắn Rầy nâu trưởng thành cánh dài
Hình 4.3 - Rầy nâu trưởng thành
4.2 ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC CỦA RẦY NÂU
4.2.1 Thời gian phát dục và các pha vòng đời
Rầy nâu là loại côn trùng có biến thái không hoàn toàn, nghĩa là trong chu kì phát triển của nó có ba pha phát dục: pha trứng, pha rầy non và pha trưởng thành.
Pha trứng
Trưởng thành cái của rầy nâu thường đẻ trứng vào ban đêm, trứng được đẻ trên thân, bẹ lá và gân chính của lá cây lúa, trên cỏ lồng vực mọc trong ruộng. Trưởng thành cái của rầy nâu dùng máng đẻ trứng rạch mô tế bào ở phần non để đẻ trứng vào trong. Trứng được đẻ thành ổ, số trứng trong mỗi ổ rất dao động. Tại Trung Quốc, mỗi ổ từ 3-68 trứng, thường gặp là 15-30 trứng/ổ, ở Nhật Bản thường là 2-3 trứng/ổ. Kết quả quan sát của các nhà khoa học tại Tiền Giang 1977-1978 cho thấy trứng rầy nâu có ít nhất là 1 trứng và nhiều nhất là 43 trứng, thường gặp là 2-5 trứng/ổ.
Theo tài liệu nước ngoài, thời gian phát dục của trứng rầy nâu kéo dài 6-8 ngày (trung bình là 7 ngày) ở nhiệt độ 29-300C. Quan sát của các nhà khoa học Việt Nam cho thấy giai đoạn trứng kéo dài từ 5-8 ngày.
Pha rầy non
Rầy non thường sống tập trung ở phần gốc thân cây lúa, rất ít di chuyển. Chỉ khi bị khua động mới nhảy xuống mặt nước. Ban ngày ít thấy trên lá lúa, ban đêm có thể bò lên lá.
Pha trưởng thành
Trưởng thành rầy nâu ưa thích ánh sáng, thường bay vào nguồn sáng đèn từ 8 giờ tới đến 11 giờ đêm. Trưởng thành rầy nâu thường vũ hóa vào sáng sớm.
Trưởng thành rầy nâu tiến hành giao phối ngay sau khi lột xác vũ hóa. Trong điều kiện đồng ruộng, trưởng thành cái của rầy nâu có thời gian trước đẻ trứng khoảng 3-10 ngày, nếu ở nhiệt độ 20-300C thời gian trước đẻ trứng chỉ là 1-6 ngày.
Thời gian vòng đời
Thời gian vòng đời (hay còn gọi là thời gian một thế hệ) là thời gian phát triển tính từ khi trứng được đẻ ra đến khi thành trưởng thành cái đẻ trứng đầu tiên.
Trong điều kiện 260C -290C và 80-85% ẩm độ, thời gian vòng đời thời gian vòng đời kéo dài 18-19 ngày. Còn ở nhiệt độ 200C thời gian vòng đời kéo dài hơn 27- 30 ngày.
4.2.2 Khả năng đẻ trứng
Đối với rầy nâu, khả năng đẻ trứng của trưởng thành cái rất biến động ở các điều kiện khác nhau. Tại Trung Quốc, một trưởng thành cái đẻ trung bình từ 300- 408 trứng vào tháng 6 – tháng 7 và 70 - 300 trứng vào tháng 9 – tháng 10. Theo Pathak (1977), một trưởng thành cái dạng cánh ngắn đẻ nhiều hơn trưởng thành cái dạng cánh dài. Ở Ấn Độ, một trưởng thành cái đẻ được từ 151-305 trứng. Tối đa một trưởng thành cái dạng cánh dài ở Nhật Bản có thể đẻ được 1474 trứng .
Trong điều kiện Việt Nam, các kết quả theo dõi về khả năng đẻ trứng của rầy nâu cũng không giống nhau. Tại phòng thí nghiệm Viện Khoa Học Kĩ Thuật Nông Nghiệp Miền Nam, một trưởng thành cái của rầy nâu đẻ trung bình 150-400 trứng. Nuôi thí nghiệm ở Long An, mỗi trưởng thành cái đẻ 50-200 trứng. Trong điều kiện vùng Hà Nội, mỗi trưởng...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status