Phân tích vai trò của Đảng cộng sản Việt Nam trong hệ thống chính trị theo pháp luật hiện hành - pdf 15

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

NỘI DUNG
I. Khái niệm về hệ thống chính trị và đặc điểm của hệ thống chính trị ở Việt
Nam hiện nay.
1. Khái niệm hệ thống chính trị
Hệ thống chính trị là một bộ phận kiến trúc thượng tầng xã hội, bao gồm
các tổ chức, các thiết chế có quan hệ với nhau về mặt mục đích, chức năng trong
việc thực hiện, tham gia thực hiện quyền lực chính trị hay đưa ra các quyết định
chính trị.
Hệ thống chính trị bao gồm các tổ chức, các thiết chế với tư cách là chủ thể
của các quyết định chính trị. Hệ thống có tính hợp pháp, là hệ thống tổ chức được
Hiến pháp, pháp luật quy định, được xã hội, Nhà nước thừa nhận, không đối lập
với Nhà nước, pháp luật, chế độ chính trị hiện hành. Các tổ chức, thiết chế trong
hệ thống có mục địch, chức năng thực hiện, tham gia thực hiện quyền lực nhà
nước, quyền lực chính trị; thực hiện hay tham gia vào các quyết định chính trị,
vào việc thực hiện các chính sách quốc gia. Đây là cơ sở quan trọng để phân biệt
các tổ chức của hệ thống chính trị với các tổ chức có mục đích hay chức năng
kinh tế - xã hội rất đa dạng khác.
Cấu trúc của hệ thống chính trị rất đa dạng, nhưng cơ bản bao gồm ba bộ
phận: Đảng chính trị, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội của nhân dân.
Trong đó, Đảng chính trị khi đã trở thành Đảng cầm quyền, được Nhà nước bảo
trợ, hoạt động tuân theo luật pháp, nhưng mang tính tự nguyện, tự chủ và tự
quyết, lôi cuốn đông đảo quần chúng nhân dân vào đời sống chính trị, đảm nhận
những công việc mà Nhà nước không làm được hay làm kém hiệu quả.
2. Đặc điểm hệ thống chính trị ở Việt Nam
Ở Việt Nam, hệ thống chính trị ra đời từ sau Cạch mạng tháng Tám và sự
hình thành Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Hệ thống chính
trị hiện nay là kết quả của quá trình Cách mạng, quá trình đấu tranh của nhân dân
ta vì độc lập, tự do, lý tưởng xã hội chủ nghĩa (XHCN). Khái niệm hệ thống
chính trị được Đảng ta sử dụng từ Hội nghị Trung ương khóa VI (thay cho khái
niệm “hệ thống chuyên chính vô sản”). Hệ thống đó bao gồm: Đảng, Nhà nước,
Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội. Hệ thống chính trị ở nước ta
vận hành theo cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý nhân dân làm chủ. Trong
đó, Đảng vừa là bộ phận của hệ thống chính trị, vừa là hạt nhân lãnh đạo hệ
thống đấy, hoạt động trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật. Nhà nước
pháp quyền của dân, do dân và vì dân, do Đảng lãnh đạo có chức năng thể chế
hóa và tổ chức thực hiện đường lối, quan điểm của Đảng và quản lý đất nước.
Nhân dân là người làm chủ xã hội, làm chủ thông qua cơ chế dân biết, dân bàn,
dân làm, dân kiểm tra, làm chủ thông qua các hình thức dân chủ trực tiếp, dân
chủ đại biểu và hình thức tự quản.
II. Vai trò lãnh đạo của Đảng trong hệ thống chính trị ở Việt Nam.
1. Cơ sở lí luận
1.1 Dựa trên cơ sở học thuyết Mác – Lê-nin.
Theo học thuyết Mác- Lênin, nhà nước XHCN ra đời là kết quả của cuộc
cách mạng xã hội mà lực lượng chính là liên minh giữa giai cấp công nhân và
giai cấp nông dân với tầng lớp trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản.
Đảng Cộng Sản là đội ngũ tiền phong của giai cấp công nhân, theo chủ nghĩa
Mác – Lê-nin, là đại biểu trung thành cho lợi ích của giai cấp công nhân và toàn
thể dân tộc. Bởi vậy, nhà nước đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản là một
trong những nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước
XHCN.
Bên cạnh đó, Đảng Cộng Sản là tổ chức chính trị cao nhất của giai cấp
công nhân, đại biểu cho lợi ích và trí tuệ của giai cấp công nhân và toàn thể nhân
dân lao động; nhà nước XHCN lại là nhà nước thay mặt cho toàn thể nhân dân lao
động trong xã hội. Vì vậy, Đảng Cộng Sản đóng vai trò lãnh đạo trong hệ thống
chính trị là điều tất yếu.
Theo Mác, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân chỉ được thực hiện khi
những chủ trương, đường lối của Đảng Cộng Sản được thực hiện. Như vậy, với
tư cách là nhà nước của nhân dân lao động, các nước XHCN phải tuyệt đối đi
theo sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản, các chủ trương chính sách của Đảng phải
được thể chế hoá và đưa vào thực hiện trong đời sống.
Như vậy, trong hệ thống chính trị, Đảng đóng vai trò lãnh đạo một cách
toàn diện, từ công tác tổ chức đến mọi hoạt động của bộ máy nhà nước.
Theo Mác, Đảng lãnh đạo nhà nước nhưng không phải là người làm thay
công việc của nhà nước. Trên cơ sở chủ trương, định hướng của Đảng, nhà nước
ra quyết định thực hiện nội dung quyết định đó, chịu trách nhiệm về quyết định
đó. Do những chủ trương, chính sách của Đảng được thể chế hoá trong Hiến pháp
nên làm trái những chủ trương, đường lối của Đàng cũng được coi là vi phạm
Hiến pháp.
1.2 Dựa trên cơ sở của Tư tưởng Hồ Chí Minh.
Sức mạnh to lớn của nhân dân chỉ phát huy khi được tập hợp, đoàn kết và
được lãnh đạo bởi một tổ chức chính trị là Đảng Cộng Sản. Hồ Chí Minh khẳng
định: “Lực lượng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động là rất to lớn, là vô
cùng vô tận. Nhưng lực lượng ấy cần có Đảng lãnh đạo mới chắc chắn thắng lợi”,
nếu không có Đảng lãnh đạo thì giai cấp không thể làm cách mạng được. Trong
cuốn Đường cách mệnh xuất bản năm 1972, Hồ Chí Minh viết: “Cách mệnh
trước hết phải có cái gì?”. Câu hỏi như cho mọi người thấy sự cần thiết phải có
Đảng đến nhường nào. Điều này được rút ra từ kinh nghiệm trong những năm
tháng bôn ba tìm đường cứu nước và hoạt động cách mạng ở nước ngoài của Hồ
Chí Minh. Người đã nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của một chính Đảng
cách mạng và Người đã chuyển nhận thức đó vào thực tiễn cách mạng Việt Nam.
Người cho rằng: “Muốn thoát khỏi đi lạc phương hướng, quần chúng phải có
Đảng lãnh đạo để nhận rõ tình hình, đường lối và nhận định phương châm cho
đúng”.
2. Cơ sở thực tiễn
2.1 Trong các văn kiện đầu tiên của Đảng
Nội dung cơ bản của Sách lược văn tắt nêu lên những nhận thức đúng đắn
về vai trò của Đảng. Nguyên văn văn kiện như sau:
- Đảng là đội tiên phong của vô sản giai cấp, phải thu phục cho được đại bộ
phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng.
- Đảng phải thu phục cho được đại bộ phận dân cày và phải dựa vào hạng dân cà
cùng kiệt làm thổ địa cách mạng đánh trục bọn đại địa chủ và phong kiến.
- Đảng phải làm cho các đoàn thể thợ thuyền và dân cày (công hội, hợp tác xã)
khỏi ở dưới quyền lực và ảnh hưởng của bọn tư sản quốc gia.
- Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông, thanh niên, Tân
Việt… để kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp. Còn đối với bọn phú nông, trung,
tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phản lợi
dụng, ít lâu mới làm cho họ đứng trung lập. Bộ phận nào đã ra mặt phản cách
mạng (Đảng lập hiến,…) thì phải đánh nó. Trong khi liên lạc với các giai cấp,
phải cẩn thận, không khi nào nhượng một chút lợi ích gì của công nông mà đi vào
đường thỏa hiệp, trong khi tuyên truyền cái khẩu hiệu nước An Nam độc lập,
phải đồng tuyên truyền và thực hành liên lạc với các dân tộc bị áp bứa và vô sản
giai cấp thế giới, nhất là vô sản giai cấp Pháp.
2.2 Trong những bản Hiến pháp của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam
Trong lịch sử lập hiến Việt Nam, vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng đối với
Nhà nước và hệ thống chính trị luôn được thể hiện trong các bản Hiến pháp.
- Trong Hiến pháp 1946 mặc dù không có một điều khoản riêng quy định về sự
lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và hệ thống chính trị nhưng thông qua chế
định chủ tịch nước và với vị trí, vai trò đặc biệt của Chủ tịch Hồ Chí Minh –
Người sáng lập ra Đảng Cộng Sản Việt Nam và là vị chủ tịch nước đầu tiên của
Việt Nam, nên các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng đã tổ chức thực
hiện thắng lợi.
- Hiến pháp 1959 đã thực hiện quyền lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và hệ
thống chính trị trong phần Lời nói đầu của Hiến pháp: “…dưới sự lãnh đạo sáng
suốt của Đảng Lao Động Việt Nam, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa và Chủ tịch Hồ Chí Minh, toàn dân ta đoàn kết rộng rãi trong mặt trận dân
tộc thống nhất, nhất định sẽ giành thắng lợi vẻ vang trong sự nghiệp xây dựng
chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và thực hiện thống nhất nước nhà…”.
- Trong Hiến pháp 1980 đã thể chế hóa vai trò lãnh đạo của Đảng một cách cụ
thể cả trong phần Lời nói đầu và tại Điều 4 của Hiến pháp. Lần đầu tiên, thuật
ngữ mới “Hiến pháp thể chế hóa đường lối của Đảng” được sử dụng.
- Hiến pháp 1992, đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001 có cách thể hiện ngắn
gọn, chặt chẽ và đầy đủ hơn vai trò lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước và hệ
thống chính trị. Điều 4 của Hiến pháp 1992 ghi nhận: “Đảng Cộng Sản Việt
Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành
quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ
nghĩa C.Mác – Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước
và xã hội”.
3. Tính tất yếu phải có sự lãnh đạo của Đảng
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, trưởng thành và phát triển đến nay đã hơn
70 năm. Đó là một chặng đường đầy gian lao, khó khăn và thử thách. Nhiều thời
kỳ, nhiều giai đoạn cách mạng với nhiệm vụ, tính chất và nội dung khác nhau
Đảng ta đều vượt qua và giành thắng lợi. Lịch sử đã chứng minh vai trò lãnh đạo
của Đảng Cộng Sản Việt Nam qua cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trong thế kỷ

8S020AwVe0I0NLK
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status