Hình thái học phấn hoa các loài cây thân gỗ ở lâm trường Tân Phú, tỉnh Đồng Nai - pdf 15

Download miễn phí Luận văn Hình thái học phấn hoa các loài cây thân gỗ ở lâm trường Tân Phú, tỉnh Đồng Nai



MỤC LỤC
Lời Thank . i
Tóm lược . ii
Danh lục hình . iii
Danh lục bảng . vii
MỞ ĐẦU.1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN.2
1.1 Lược sửnghiên cứu.2
1.1.1 Kỷnguyên của kính hiển vi quang học.2
1.1.2 Kỷnguyên của kính hiển vi điện tửvà tin học .5
1.1.3 Sơlược vềnghiên cứu phấn hoa ởViệt Nam .7
1.2 Khu vực nghiên cứu .8
1.2.1 Vịtrí địa lý, ranh giới hành chính .8
1.2.2 Diện tích .9
1.2.3 Địa hình, địa mạo .10
1.2.4 Thổnhưỡng .10
1.2.5 Khí hậu thủy văn .10
1.2.6 Thảm thực vật .11
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.12
2.1 Đối tượng nghiên cứu.12
2.2 Nội dung nghiên cứu .12
2.2.1 Tính đối xứng và sựphân cực.12
2.2.2 Hình dạng .14
2.2.3 Kích thước.16
2.2.4 Cấu tạo vỏhạt phấn.17
2.2.4.1 Thành phần .17
2.2.4.2 Các kiểu kiến trúc bềmặt của hạt phấn .18
2.2.5 Cửa .21
2.2.5.1 Cấu tạo .21
2.2.5.2 Các kiểu cửa .23
2.2.5.3 Sốlượng và cách sắp xếp.24
2.3 Phương pháp nghiên cứu.25
2.3.1 Dụng cụ.25
2.3.2 Hóa chất .25
2.3.3 Thời gian, địa điểm thu mẫu .26
2.3.4 Phương pháp .26
2.3.4.1 Thu mẫu .26
2.3.4.2 Xửlý mẫu.27
2.3.4.3 Phân tích mẫu.28
2.3.4.4 Mô tả, lập chìa khóa nhận diện, sốhóa dữliệu.29
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ- THẢO LUẬN.31
3.1 Chìa khóa nhận diện.31
3.2 Phần mềm nhận diện .38
3.3 Mô tả.40
3.4 Thảo luận.112
3.4.1 Đặc điểm hình thái .112
3.4.2 Phân loại học .114
3.4.3 Phương pháp và công cụ.114
3.4.4 Phần mềm nhận diện .116
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ.117
4.1 Kết luận .117
4.1.1 Vềhình thái và phân loại .117
4.1.2 Vềphương pháp và công cụ.118
4.1.3 Vềphần mềm nhận diện.118
4.2 Kiến nghị.118
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH .
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
PHỤLỤC.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
2
1.1 Lược sử nghiên cứu
Phần lược sử nghiên cứu được tổng hợp chủ yếu từ tài liệu của Wodehouse
(1935), Michael Hesse và cộng sự (2009).
Thuật ngữ Phấn hoa học (Palynology) do hai nhà thực vật học người Anh là
Hyde và William đưa ra vào năm 1944. Bắt nguồn từ một số từ ngữ của Hy Lạp
động từ “Paluno” và “Palunein” (có nghĩa là rải hay rắc), danh từ “Pale” (có nghĩa
là bụi hay bột mịn) cũng đồng nghĩa với từ “Pollen” trong tiếng Latin, và danh từ
“Logos” (nghĩa là nói hay cách nói) [20].
Phấn hoa học (Palynology) là ngành khoa học nghiên cứu hình thái học của hạt
phấn. Và đối tượng chính khi nghiên cứu hình thái học hạt phấn là lớp vỏ hạt phấn.
1.1.1 Kỷ nguyên của kính hiển vi quang học
Những hiểu biết của con người về hạt phấn và bào tử đã bắt đầu từ rất lâu. Tuy
nhiên những hiểu biết này chỉ giới hạn ở vai trò sinh lý do hạn chế về phương tiện
quan sát. Khi ra đời, kính hiển vi quang học đã trở thành một công cụ hỗ trợ đắc lực
trong nghiên cứu hình thái học của hạt phấn.
Năm 1662, Grew trong công trình nổi tiếng của mình “The Anatomy of Plants”
đã mô tả về tính ổn định của hình dạng hạt phấn trong cùng một loài thực vật. Ông
là người đặt nền móng cho hình thái học phấn hoa và ông cũng là người đầu tiên
nhận thấy có sự khác biệt về hình dạng và kích thước của hạt phấn ở các loài thực
vật [20].
Malpighi (1628 – 1694) cũng nhận thấy có những nhóm hạt phấn khác nhau.
Những mô tả của ông khá trùng khớp với những mô tả của Grew [29].
3
Trong suốt thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX có sự phát triển đáng kể những nghiên
cứu về phấn hoa cũng như những hiểu biết về sinh học của sự thụ phấn. Carl von
Linné (1751) lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ “Pollen” (tiếng Latin). Joseph Gottlieb
Koelreuter (1766) cùng với Christian Konrad Sprengel đã nhận thấy sự quan trọng
của côn trùng trong sự thụ phấn, và ông cũng nhận ra rằng hạt phấn đóng vai trò rất
quan trọng mang tính quyết định trong những đặc điểm của thế hệ con [20].
Christian Konrad Sprengel (1793) lần đầu tiên nhận ra sự hiện diện của lỗ
(pores) và rãnh (furrows) trên vách của hạt phấn. Đồng thời ông cũng giải thích hiện
tượng thụ phấn chéo, hiện tượng chín không cùng lúc của cơ quan đực và cơ quan
cái, phân biệt thụ phấn trùng môi và thụ phấn phong môi [20].
Johannes Purkinje và Franz Andreas Bauer cũng có những đóng góp rất lớn.
Purkinje (1830) nhận thấy hạt phấn có nhiều hình dạng khác nhau. Một số họ thực
vật hạt phấn có hình dạng này, một số họ thực vật hạt phấn lại có hình dạng khác,
đôi khi có nhiều hình dạng trong cùng một họ. Ông là người đã xây dựng nên một
hệ thống thuật ngữ để mô tả hạt phấn [26].
Bauer cũng rất nổi tiếng với những bản vẽ hạt phấn khá chính xác bằng màu
nước. Cho đến nay, những bản vẽ của ông vẫn còn được gìn giữ tại Thư viện Thực
vật thuộc Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên (Botanical Library of the Natural History
Museum), London. Robert Brown (1828 – 1833) đã tổng kết và ghi nhận lại những
nghiên cứu từ rất sớm của Bauer, đồng thời ông đưa ra những nhận định đầu tiên về
nguồn gốc của ống phấn [20].
Sự ra đời của những loại kính hiển vi mới tốt hơn vào thế kỷ XIX đã giúp ích rất
nhiều trong nghiên cứu bào tử và hạt phấn. Hugo von Mohl (1834) trong công trình
nghiên cứu về cấu tạo và hình dạng của màng hạt phấn, đã nêu lên đặc trưng hình
thái hạt phấn các thay mặt của các họ thực vật, và ông cũng cho rằng đặc điểm của
4
cửa (aperture) là quan trọng nhất. Tuy nhiên ông cũng đã không chính xác khi cho
rằng vỏ ngoài của hạt phấn có cấu tạo đa bào. Đến năm 1837, Carl Julius Fritzsche
đã đính chính lại điều này, ông cũng mở rộng nghiên cứu nhiều đặc điểm khác của
hạt phấn. Chính ông là người đã khẳng định vỏ hạt phấn có hai lớp là Exine và
Intine [26].
Johann Heinric Robert Goppert (1837) và Christian Gottfried Ehrenberg (1838)
là những người đầu tiên đã vẽ và mô tả những hạt phấn hóa thạch [20].
Đến năm 1890, Hugo Fischer đã có những nghiên cứu đầu tiên về hệ thống học
các đặc điểm hình thái của hạt phấn. Ông đã nghiên cứu hình thái hạt phấn của hơn
2000 loài thực vật, sắp xếp các loài nghiên cứu theo một hệ thống nhân tạo, và đưa
ra đặc trưng hình thái của 158 họ thực vật ở Châu Âu. Ông nhận xét, những loài
thực vật càng tiến hóa thì hạt phấn của nó cũng tiến hóa. Nhận định này của ông đã
được phát triển và bổ sung bởi những công trình nghiên cứu về sau của Wodehouse,
Kozopolianski, Takhtajan, Kuprianova. Wodehouse (1935) đã đưa ra con đường
tiến hóa của hạt phấn từ kiểu một rãnh đến các kiểu hạt phấn của bí tử [29].
Lennart von Post (1916) đã tìm ra bào tử và hạt phấn hóa thạch trong than bùn.
Ông là người đầu tiên công bố biểu đồ phấn hoa (Pollen diagram). Công trình này
đã có đóng góp rất lớn cho sự ra đời của phương pháp phân tích bào tử phấn hoa, là
công cụ hỗ trợ đắc lực trong nghiên cứu cổ thực vật học (Palaeobotany) [20].
Đến 1935, Wodehouse với tác phẩm “Pollen Grains” đã đóng góp không nhỏ về
mặt thuật ngữ cũng như nghiên cứu hình thái học của hạt phấn.
Thập niên 60 của thế kỷ XX là thời kỳ thống trị của kính hiển vi quang học. Sự
phát triển của kính hiển vi quang học trong thời kỳ này làm cho nghiên cứu hình
5
thái học phấn hoa phát triển mạnh hơn, nhiều phát hiện mới cũng đã được công bố.
Phương pháp phân tích LO (LO analysis) cũng đã ra đời trong giai đoạn này [20].
Nhà phấn hoa học người Thụy Điển Gunnar Erdtman đã góp công rất lớn cho sự
phát triển của phấn hoa học. Ông đã tổng kết và bổ sung về phương pháp cũng như
hệ thống thuật ngữ chi tiết về hình thái của hạt phấn. Một số tác phẩm của ông như
“An introduction to Pollen analysis” (1943), “Pollen morphology and Plant
taxonomy” (1945, 1952), “Pollen and Spore Morphology Plant taxonomy” (1957).
Ngoài ra còn rất nhiều tác giả với những công trình có đóng góp rất lớn về mặt
thuật ngữ trong nghiên cứu hình thái học của hạt phấn như Gerhard O.W.Kremp với
tác phẩm “Morphologic Encyclopedia of Palynology” (1965), W.Punt và cộng sự
với tác phẩm “Glossary of Pollen and Spore terminology” (1994). Và cũng có nhiều
hệ phấn hoa của nhiều vùng được xây dựng, như “An introduction to a
Scandinavian pollen flora” (1961) của Gunnar Erdtman, “Pollen Flora of the
Philippines” của Lolita Jagudilla Bulalacao (1997).
1.1.2 Kỷ nguyên của kính hiển vi điện tử và tin học
Sự ra đời của kính hiển vi điện tử đã hỗ trợ rất nhiều cho nghiên cứu vi kiến trúc
bề mặt của hạt phấn và hình thái học của hạt phấn, làm cho việc nghiên cứu phấn
hoa trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn.
Thập niên 50 và nửa đầu thập niên 60 của thế kỷ XX, là giai đoạn thống trị của
kính hiển vi điện tử cơ học (Tranmission Electron Microscope, TEM). Công cụ này
đã giúp cho việc nghiên cứu sâu hơn vi kiến trúc và sự phát triển của hạt phấn. Tuy
nhiên trong giai đoạn này, những thông tin mới trong nghiên cứu hạt phấn là không
nhiều. Tiêu tốn nhiều thời gian, nặng...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status