Quyền tiếp cận thông tin của cổ đông theo luật doanh nghiệp 2005 - pdf 15

Link tải luận văn miễn phí cho ae
MỤC LỤC:
MỤC LỤC: 1
A. PHẦN MỞ ĐẦU: 2
1.Lý do chọn đề tài: 2
2. Phạm vi nghiên cứu: 3
3. Phương pháp nghiên cứu: 3
B. PHẦN NỘI DUNG: 4
CHƯƠNG 1:LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUYỀN TIẾP CẬN THÔNG TIN CỦA CỔ ĐÔNG 4
1.1 Lịch sử hình thành quyền tiếp cận thông tin. 4
1.2 Khái niệm về quyền tiếp cận thông tin của cổ đông. 5
1.2.1 Quyền tiếp cận thông tin là gì ? 5
1.2.2 Quyền tiếp cận thông tin của cổ đông. 6
1.3. Đặc điểm quyền tiếp cận thông tin của cổ đông. 6
1.3.1. Quyền tiếp cận thông tin của cổ đông là một điều kiện để thực hiện quyền con người. 6
1.3.2. Chủ thể tham gia tiếp cận thông tin. 6
1.3.3. Hình thức thực hiện quyền tiếp cận thông tin của cổ đông. 7
1.4. Các quy định hiện hành của luật doanh nghiệp về quyền tiếp cận thông tin của cổ đông. 8
1.4.1. Phạm vi thực hiện quyền tiếp cận thông tin của cổ đông. 9
1.4.2 Quản lý Nhà nước và cơ chế giải quyết tranh chấp, vi phạm, khiếu nại, tố cáo liên quan đến quyền tiếp cận thông tin của cổ đông. 10
1.4.3 Những điểm mới của Luật doanh nghiệp 2005 so với Luật doanh nghiêp 1999 về quyền tiếp cận thông tin của cổ đông. 13
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 14
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ QUYỀN TIẾP CẬN THÔNG TIN CỦA CỔ ĐÔNG 15
2.1. Thực trạng quyền tiếp cận thông tin của cổ đông theo Luật doanh nghiệp hiện hành: 15
2.1.1. Thành tựu đạt được. 15
2.1.2. Một số hạn chế còn tồn tại. 16
2.2. Một số giải pháp hoàn thiện. 21
2.2.1. Xây dựng hệ thống Luật tiếp cận thông tin. 22
2.2.2 Vai trò của cơ quan quản lý nhà nước: 23
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 23
C. PHẦN KẾT LUẬN: 25











A. PHẦN MỞ ĐẦU:
1.Lý do chọn đề tài:
Hoạt động sản xuất kinh doanh luôn diễn ra rất mạnh mẽ trên thế giới. Nhu cầu hợp tác, đầu tư đã trở thành nhu cầu bất thiết. Bất cứ một nước nào muốn phát triển nền kinh tế thì phải chú trọng đến quyền và lợi ích của các nhà đầu tư. Ở các doanh nghiệp cũng vậy, các nhà đầu tư hay các cổ đông có vai trò quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy mà họ luôn được các chủ doanh nghiệp quan tâm, quyền và lợi ích của họ luôn được coi trọng.
Ở Việt Nam, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi mà chúng ta đã tham gia vào sân chơi lớn đó là Tổ Chức Thương Mại Quốc Tế ( WTO ). Đã tạo nhiều điều kiện phát triển cho các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên cũng mang lại cho họ không ít những khó khăn về cạnh tranh, kỹ thuật và đặc biệt là thiếu vốn đầu tư. Do đó, giải pháp cho các doanh nghiệp trong nước là phải đoàn kết sát nhập vào nhau tạo thành một công ty mạnh, hay lả phải thu hút được nhiều vốn đầu tư để có điều kiện phát triển doanh nghiệp. Tuy nhiên, một thực tế đáng buồn ở nước ta đó là quyền của các nhà đầu tư chưa được chú trọng hay quan tâm đúng mức. Trong dó phải kể đến quyền được tiếp cận các thông tin của công ty như: tìm hiểu tình hình hoạt động của công ty, tình hình tài chính…lại chưa được các chủ doanh nghiệp quan tâm một cách đúng mức hay nếu có cùng chỉ là bề nổi của vấn đề. Đều này vô tình đã làm giảm lòng tin của các nhà đầu tư, các cổ đông vào doanh nghiệp mà mình đầu tư.
Đứng trước thực trạng như vậy Nhà nước ta cũng đã bước đầu quan tâm hơn điến quyền lợi ích, đặc biệt là quền được tiếp cận thông tin của các nhà đầu tư. Đều đó được thể hiện qua viêc Nhà nước ta đã bước đầu đưa vấn đề này vào trong luật doanh nghiệp tạo cơ sở pháp lý cho các nhà đầu tư bảo vệ quyền lợi cho mình, thúc đẩy họ đầu tư mạnh mẽ hơn đối với các hoạt động kinh doanh trong nước.
Trước những vấn đề mang tính cấp bách và quan trọng trên, em xin chọn đề tài “Quyền tiếp cận thông tin của cổ đông theo luật doanh nghiệp 2005” để tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu và đưa ra được những giải pháp khắc phục.
2. Phạm vi nghiên cứu:
Do quyền và lợi ích của các nhà đầu tư là một vấn đề tương đối rộng và được quy định ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau nên việc tìm hiểu và phân tich tương đối khó khăn. Vì vậy, phạm vi nghiên cứu của đề tài nghiên cứu chỉ giới hạn trong quyền tiếp cận thông tin của các cổ đông theo Luật doanh nghiệp Việt Nam 2005 chứ chưa thể đi sâu vào phân tích tất cả các vấn đề. Đề tài chỉ đi sâu vào phân tích và đánh giá các quy định của Luật doanh nghiêp về vấn đề quyền tiếp cận thông tin của các cổ đông, thực trạng quyền tiếp cận thông tin của cổ đông….
3. Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài quyền tiếp cận thông tin của cổ đông theo Luật doanh nghiệp 2005, thực trạng và giải pháp được nghiên cứu dựa trên phương pháp thu thập tài liệu có liên quan, tổng hợp, phân tích, so sánh các tài liệu và đưa ra đánh giá.


6jK4F5Wm7dXr5Ee
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status