Khảo sát khả năng nhiễm Coliforms và E.coli trong nước uống, nước uống có gas trên địa bàn quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh - pdf 15

Download miễn phí Đồ án Khảo sát khả năng nhiễm Coliforms và E.coli trong nước uống, nước uống có gas trên địa bàn quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh



Phương pháp MPN (phương pháp có số xác suất cao nhất, số tối khả) còn được gọi là phương pháp pha loãng tới hạn hay phương pháp chuẩn độ. Đây là phương pháp dùng để đánh giá số lượng vi sinh vật theo số lượng vi sinh vật có xác suất lớn nhất hiện diện trong một đơn vị thể tích mẫu. Đây là phương định lượng dựa trên kết quả tính của một loạt thí nghiệm lặp lại ở một số độ pha loãng khác nhau. Thông thường, việc định lượng này được thực hiện lặp lại 3 lần ở 3 độ pha loãng bậc 10 liên tiếp, tổng cộng 3 x 3 = 9 ống nghiệm.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

hất thải hữu cơ, phát triển và tồn tại rất lâu trong môi trường. E.coli dễ dàng nhiễm vào thực phẩm từ nguyên liệu hay thông qua nguồn nước trong quá trình sản xuất, chế biến.
2.2.2.2. Phân loại
Dựa vào đặc điểm gây bệnh gồm các đặc tính độc lực, sự tác động khác nhau lên màng nhày ruột, hội chứng lâm sàng của bệnh và sự khác nhau về mặt dịch tễ của bệnh. E.coli được chia thành 5 nhóm:
VTEC (Verotoxigenic E.coli) hay STEC (Shiga toxin – producing E.coli) và EHEC (Enterohaemorrhagic E.coli), E.coli gây xuất huyết ở ruột.
EPEC (Enteropathogenic E.coli), E.coli gây bệnh đường ruột.
ETEC (Enterotoxigenic E.coli), E.coli sinh độc tố ruột.
EAGGEC hay EAEC (Enteroaggregative E.coli), E.coli kết tập ở ruột.
EIEC (Enteroinvasive E.coli), E.coli xâm lấn niêm mạc ruột.
2.2.2.3. Đặc điểm
a. Đặc điểm chung
E.coli là trực khuẩn Gram âm, hình que ngắn, kích thước trung bình từ 0,5 x 1 – 3µm hai đầu tròn, di động bằng tiên mao quanh tế bào, đứng riêng lẻ, đôi khi xếp thành chuỗi ngắn, không tạo bào tử, loại có độc lực thì có vỏ bao capsule, loại không có động lực thì không có vỏ bao capsule.
Theo hệ thống phân loại của Bergey, vi khuẩn Escherichia coli (E.coli) thuộc:
Lớp: Schgzomycetes
Bộ: Eubacteriales
Họ: Enterobacteriaceae
Gống: Escherichia
Loài: Eschierchia Coli
Hình 2.1: Vi khuẩn Escherichia E.coli
Escherichia coli còn có tên là Bacteriam colic được ông Theodor Eschrich nhà nghiên cứu người Đức phát hiện và phân lập năm 1885 trong trường hợp tiêu chảy ở trẻ em.
b. Đặc điểm sinh hóa
E.coli lên men sinh hơi lactose, glucose, manitol, galactose, không sinh hơi đường maltose, lên men không đều saccarose, không lên men dextrin, glycogen.
E.coli không sinh H2S, không tan chảy gelatin, không phân hủy đạm, hoàn nguyên nitrate thành nitrite.
Phân biệt E.coli với các vi khuẩn đường ruột khác thông qua thử nghiệm IMViC: + + - -; phản ứng Indol dương tính (+), phản ứng Methyl Red (MR) dương tính (+), phản ứng Voges – Proskauer (VP) âm tính (-) và Citrate âm tính (-).
c. Đặc điểm nuôi cấy
E.coli là loại hiếu khí hay kỵ khí tùy nghi. Nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển từ 35 – 370C, nhưng có thể phát triển trên 400C, pH thích hợp 6,4 – 7,5 nhưng pH tối ưu nhất từ 7,2 – 7,4.
Trên môi trường thạch dinh dưỡng (NA) tạo khuẩn lạc tròn ướt (dạng S) sau 24 giờ, màu trắng đục hơi lồi, kích thước khoảng 2 – 3mm, để lâu có dạng khô rìa hơi nhăn (dạng R).
Trên thạch máu có chủng dung huyết α hay β.
Trên môi trường chẩn đoán chuyên biệt EMB (Eozin Methylen Blue) tạo khuẩn lạc có ánh kim tím.
Trên môi trường Rapid có khuẩn lạc màu tím.
Trên môi trường MacConkey (MCK) khuẩn lạc màu hồng đỏ.
Trên thạch Gelatin không tan chảy.
Trên môi trường thạch nghiêng Triple Sugar Iron Agar: E.coli tạo acid/acid màu vàng/vàng.
Trên môi trường Kliger Iron Agar (KIA) lên men đường glucose và lactose (vàng/vàng), sinh gas, không sinh H2S.
Trên môi trường Brilliant Green Agar (BGA) tạo khuẩn lạc xanh lá mạ.
Trên môi trường canh dinh dưỡng: sau 4 – 5giờ E.coli làm đục nhẹ môi trường, để càng lâu càng đục, sau lắng xuống đáy có màu tro nhạt hay xám, sinh H2S có mùi hôi thối, sau vài ngày có thể có váng mỏng nổi trên mặt môi trường.
2.2.2.4. Kháng nguyên
E.coli có cấu trúc kháng nguyên rất phức tạp. Năm 1947 Kauffmann đưa ra hệ thống phân nhóm huyết thanh (serotype) dựa vào việc xác định kháng nguyên bề mặt O, H, K.
a. Kháng nguyên thân O (somatic antigen): có bản chất là lipopolysaccharide của màng ngoài tế bào, bền với nhiệt và cồn. Khi đung nóng ở 1000C trong 2 giờ vẫn giữ được tính kháng nguyên, kháng cồn không bị hủy khi tiếp xúc với cồn 50%, bị hủy bởi formol 5%, rất độc chỉ cần 0,05mg đủ giết chết chuột nhắt sau 24 giờ. Kháng nguyên O có thể phát hiện được bằng phản ứng ngưng kết. Kháng nguyên O giữ vai trò nhất định đối với khả năng gây bệnh của dòng vi khuẩn và có tính chất chuyên biệt cho từng loài vật chủ. Kháng nguyên O tạo nền tảng cho việc phân loại serogroup của E.coli. Có hơn 170 serogroup kháng nguyên O và được chia làm 4 nhóm chính OI, OII, OIII, OIV. Trong mỗi serogroup có một hay nhiều serotype, kháng nguyên O bám vào nhung mao ruột làm giảm sự hấp thụ.
b. Kháng nguyên lông H (flagellar antigen): có bản chất là protein, tạo nên khả năng di động của E.coli, kém chịu nhiệt, bị hủy bởi cồn 50% và các proteinase, không bị hủy bởi formol 5% , có khoảng 50 type kháng nguyên H.
c. Kháng nguyên giáp mô K (capsular antigen): kháng nguyên K lúc đầu được xác định bằng phản ứng ngưng kết. Người ta xác định có sự hiện diện của kháng nguyên K ở vi khuẩn nếu vi khuẩn chỉ ngưng kết với kháng nguyên huyết thanh O khi bị đun nóng. Dựa vào khả năng chịu nhiệt người ta chia kháng nguyên K thành 3 type là A, L và B. Về sau người ta phân loại kháng nguyên K dựa vào thành phần hóa học của chúng và đã có hơn 80 loại kháng nguyên K được xác định.
Hình 2.2: Vị trí các loại kháng nguyên trên E.coli
2.2.2.5. Độc tố
a. Khả năng gây bệnh của STEC
STEC sản xuất độc tố Shiga toxin (Stx). Họ độc tố Stx gồm 2 nhóm chính không phản ứng chéo với nhau là Stx1 và Stx2, Stx1 có tính bảo tồn cao, trong khi đó Stx2 rất thay đổi về trình tự. Một dòng STEC có thể sản sinh Stx1 hay Stx2 hay cả Stx1 và Stx2, thậm chí nhiều dạng của Stx2.
Cả hai độc tố Stx1 và Stx2 đều được cấu tạo từ 5 tiểu đơn vị B 7,7kDa và 1 tiểu đơn vị A 32kDa. Tiểu đơn vị A gồm peptide A1 28kDa và peptide A2 4kDa nối với nhau bằng cầu disulfur. Peptide A1 có hoạt tính enzyme và peptide A2 có nhiệm vụ gắn tiểu đơn vị A vào những tiểu đơn vị B. Những tiểu đơn vị B giúp độc tố kết hợp với receptor đặc hiệu Gb3 (globotriaosylceramide) hiện diện trên bề mặt của những tế bào eukaryote (Stx2e có receptor là Gb4). Sau khi được chuyển vào bên trong tế bào tiểu đơn vị A đến tế bào chất và tác động lên tiểu phần 60S của ribosome. Peptide A1 có hoạt tính enzyme hoạt động như một N – glycosidase cắt một gốc adenine khỏi rRNA 28S của ribosome, do đó gây trở ngại cho tổng hợp ribosome. Do không tổng hợp được protein, những tế bào bị Stx tác động (tế bào nội mô của thận, tế bào biểu mô ruột, tế bào Vero, tế bào Hela hay bất cứ tế bào nào có receptor là Gb3, receptor Gb4 đối với Stx2e) sẽ chết. Hậu quả gây độc cho tế bào ruột do Stx và các yếu tố độc lực khác của STEC là gây sự hư hại những tế bào nhung mao ruột, gây tiêu chảy và viêm kết màng xuất huyết (haemorrhagic colits – HC). Sự hư hại những tế bào thành mạch máu do Stx2 gây ra sẽ dấn đến hiện tượng phù thủng. Những tổn thương ở tế bào nội mô thận gây nên hội chứng huyết niệu (haemolytic uraemic syndrome) – HUS) ở người.
b. Khả năng gây bệnh của EPEC
EPEC là nhóm E.coli gây tiêu chảy quan trọng có liên quan đến tiêu chảy ở trẻ sơ sinh tại những nước đang phát triển.
Dấu hiệu của sự nhiễm bệnh do EPEC là hình thành bệnh tích kiểu A/E, có thể quan sát được trên mẫu sinh thiết ruột từ những bệnh nhân hay những thú nhiễm bệnh và trong nuôi cấy tế bào. Kiểu hình riêng biệt này được đặc trưng bởi sự hư hại của các vi nhung mao và sự dính kết chặt giữa vi khuẩn và màng tế bào biểu mô. Moon và ctv (1983) báo cáo rằng kiểu tổn thương này liên quan rộng rãi đến EPEC thì thuật ngữ “ngắn kết và gây hư hại” (“attaching và effacing”
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status