Vi khuẩn bacillus anthracis và bệnh thán - pdf 15

Download miễn phí Đề tài Vi khuẩn bacillus anthracis và bệnh thán



MỤC LỤC
Lời mở đầu Trang 1
1. Vi khuẩn Bacillus anthracis Trang 3
1.1 Cấu tạo Trang 3
1.2 Đặc điểm Trang 5
1.3 Đặc tính sinh hóa Trang 6
1.4 Cơ chế gây bệnh Trang 6
2. Bệnh thán Trang 7
2.1 khái niệm Trang 7
2.2 Đặc điểm Trang 7
2.3 Biện pháp phòng tránh và điều trị Trang 8
Tài liệu tham khảo Trang 9
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC - MÔI TRƯỜNG
ĐỀ TÀI:
VI KHUẨN BACILLUS ANTHRACISVÀ BỆNH THÁN
GV : Ths Phạm Thị Lan Thanh
LỚP : 10MT111
NHÓM : 9
Phạm Dũng Tiến
Nguyễn Ngọc Tiến
Trần Quang Tiến
Đào Thị Quỳnh Trang
Huỳnh Hoa Trâm
Đỗ Minh Trí
Mai Văn Trung
8.Trần Dương Nguyệt Trinh
LỜI MỞ ĐẦU
Bệnh than(hay còn gọi là bệnh nhiệt thán) phát hiện đầu tiên là ở Ai Cập, chúng gây chết hàng loạt gia súc. Đến thế kỷ 17, xảy ra một đại dịch lớn ở Châu Âu gây chết rất nhiều người và động vật. Vào thời điểm đó thì chưa ai tìm ra được nguyên nhân gây ra bệnh và cách phòng trị, vì thế mọi người đặt cho căn bệnh này với nhiều cái tên khác nhau như : "tai ương đen", "bệnh Bradford", "mụn mủ ác tính", "bệnh của người nhặt giẻ", "bệnh của người xếp len"...
Vào thế kỷ 19, Phát hiện bệnh than là do một loại vi khuẩn gây nên. Năm 1850 người ta nhìn thấy nó trong máu một con cừu mắc bệnh sắp chết.
Năm 1876 Robert Koch là người đã tìm ra vi khuẩn bệnh than đó chính là Bacillus anthracis, chúng đã tạo ra bào tử (là một tế bào mất nước với lớp vỏ dày và các lớp bổ sung khác ) bên trong nó để chống lại điều kiện bất lợi đặc biệt là thiếu ôxy, và khi điều kiện thuận lợi trở lại, bào tử có thể trở lại thành trực khuẩn. Năm 1881, trong cuộc thử nghiệm trên cánh đồng ở Pouilly-le-Fort, Pasteur đã tìm ra được vacxin ngừa bệnh than đó là dung dịch cấy Bacillus anthracis nhưng chúng đã bị làm giảm độc lực bằng cách ủ ở nhiệt độ 42-52oC.
Và sau đó, vi khuẩn bệnh than được sử dụng làm vũ khí sinh học ở các nước phát triển như Nhật, Anh, Mỹ, Iraq và Liên Xô. Chỉ 1 phần triệu gram bào tử vi khuẩn than đủ gây chết người khi hít phải. 1kg bào tử có thể giết chết hàng trăm ngàn người tại vùng trung tâm.
Tác động này càng tăng thêm khi vừa mới đây các nhà khoa học Nga tuyên bố có khả năng chèn tất cả các gen gây bệnh của Bacillus anthracis vào trực khuẩn khác như là Bacillus cereus đề kháng lại với tất cả các vacxin hiện có làm chúng trở nên vô tác dụng. Hơn nữa, vacxin có thể không bảo vệ đối với 1 số chủng B. anthracis hiếm. Và cũng có khả năng người ta sản xuất ra những chủng B. anthracis đề kháng kháng sinh.
Nhóm 9 tìm hiểu về bệnh than và vi khuẩn bacilluss anthracis.
“Mọi con đường xâm nhiễm của vi khuẩn than đều dẫn đến cái chết nhanh chóng nếu không điều trị kịp thời”
MỤC LỤC
Lời mở đầu Trang 1
1. Vi khuẩn Bacillus anthracis Trang 3
1.1 Cấu tạo Trang 3
1.2 Đặc điểm Trang 5
1.3 Đặc tính sinh hóa Trang 6
1.4 Cơ chế gây bệnh Trang 6
2. Bệnh thán Trang 7
2.1 khái niệm Trang 7
2.2 Đặc điểm Trang 7
2.3 Biện pháp phòng tránh và điều trị Trang 8
Tài liệu tham khảo Trang 9 1. Vi khuẩn Bacillus anthracis:
***Khái niệm:
Bacillus anthracis là trực khuẩn Gram dương, sinh nha bào, có khả năng gây nhiễm trùng cấp tính ở cả động vật và người. Chủ yếu gây bệnh than ở loài ăn cỏ khi tiếp xúc với đất có nha bào của vi khuẩn. Ở dạng nha bào chúng có thể tồn tại trong tự nhiên trong nhiều năm. Bệnh than phân bố ở khắp nơi trên thế giới. Bệnh xảy ra chủ yếu dưới 3 thể: thể da, thể hô hấp, thể tiêu hóa. Tần suất bệnh than đã giảm đi ở các nước phát triển, tuy nhiên bệnh vẫn còn là một vấn đề sức khỏe ở các nước đang phát triển.
1.1. Cấu tạo:
1.1.1. Thành tế bào (cell wall ):
Là thành phần quan trọng của vi khuẩn. Nó giữ cho tế bào có hình dạng nhất định, bảo vệ tế bào chống lại các tác nhân lý, hóa. Giúp duy trì áp suất thẩm thấu bên trong tế bào và là chổ bám của các thực khuẩn thể. Ngoài ra thành tế bào còn chứa các thành phần tham gia vào quá trình gây bệnh của chúng.
Thành tế bảo được cấu tạo chủ yếu bởi peptidoglycan và acid techoic :
* Peptidoglycan :
Peptidoglycan là hợp chất cao phân tử cấu tạo bởi nhiều tiểu đơn vị nối lại với nhau. Chất này có chứa 4 acid amin và 2 dẫn xuất glucose đó là :
N – acetylglucosamin ( kí hiệu G ).
Acid N – acetylmuramic ( kí hiệu M ).
1.1.2. Nhân ( nucleotid):
Nhân của vi khuẩn B. anthracis mang đặc tính của tế bào thuộc nhóm Procaryote, nhân không phân hóa rõ rệt, không có màng nhân bao bọc và không có tiểu mạch. Dưới kính hiển vi điện tử, nhân chỉ là một nhiễm sắc thể vòng gồm 2 mạch ADN xoắn lại với nhau. Sợi ADN này rất dài , hai đầu mút khép kính, cuộn thành nhiều búi và nằm trong vùng đặc biệt của tế bào chất, và nó được gọi là thể nhân. Thể nhân không nằm lơ lửng trong tế bào chất mà xuất phát từ chổ lõm của màng tế bào chất là mesosome.
Plasmid:
Là phần tử ADN xoắn kép, dạng vòng khép kính, nằm trong tế bào chất, và có kích thước nhỏ hơn nhiều so với NST. Plasmid không cần thiết cho sự sống còn của vi khuẩn, tuy nhiên nó làm cho vi khuẩn có thêm một vài đặc tính mà plasdmis quy định. Plasid tự nhân đôi độc lập và di truyền cho các thế hệ sau.
1.1.3 Màng tế bào chất (Cytoplasmic membrane):
Được cấu tạo bởi 2 lớp phospholipid chiếm (30-40% khối lượng của màng). Phần lớn phân tử phospholipid có cấu tạo không đối xứng : một đầu tích điện, phân cực, ưa nước và hướng ra 2 phía của màng ; một đầu thì không tích điện, không phân cực, kỵ nước và quay đầu vào nhau.
Ngoài ra màng tế bào còn được cấu tạo bởi các protein (chiếm 60-70% khối lượng của màng). Có 2 loại protein màng : Protein ngoại vi (20 – 30 % tổng số protein màng) hòa tan trong nước, kết hợp với màng lipid và có thể tách ra dể dàng ; Protein nội tại có cấu trúc lưỡng cực, gồm 2 phần, phần kị nước nằm sâu bên trong lớp lipid , phần ưu nước tạo thành các khối u nhô ra bề mặt ngoài.
Nhiệm vụ của màng tế bào :
Khống chế sự qua lại của các chất dinh dưỡng, các sản phẩm trao đổi chất
Bao bọc và phân chia tế bào chất với môi trường bên ngoài, duy trì áp suất thẩm thấu trong tế bào.
Là nơi sinh tổng hợp các thành phần của thành tế bào và các polyme của bao nhày.
Là nơi tổng hợp nhiều enzym, các protein của chuỗi hô hấp.
1.1.4. Tế bào chất (TBC-Cytoplasme):
Tế bào chất là phần vật chất dạng keo chứa tới 80 – 90 % là nước, còn có protein, acid nucleic, hydrat carbon, lipid, các ion vô cơ…Ở vi khuẩn trưởng thành, tế bào chất gồm các thành phần : Mesosome, ribosome, không bào, không bào khí, sắc tố và các thể hạt.
1.1.5. Tiên mao (flagella):
- Ở vi khuẩn B. anthracis có tiên mao phân bố khắp cơ thể nên được gọi là chu mao (peritrichia). Tiên mao có nguồn gốc từ chất nguyên sinh, bản chất là một loại protein có tên là flagellin
- Tiên mao là những sợi nguyên sinh chất rất mảnh xoắn lại với nhau, xuất phát từ lớp ngoại nguyên sinh chất (excytoplasm) rồi xuyên qua màng nguyên sinh chất và vách tế bào để ra ngoài.
1.1.6. Bào tử của B. anthracis (spores) :
Bào tử là trạng thái tiềm sinh của vi khuẩn, phát triển trong tế bào dinh dưỡng, trong cơ thể động vật vi khuẩn không tạo bào tử. Khi vi khuẩn ra ngoài không khí thì sự sinh bào tử bắt đầu xảy ra, tốc độ tùy thuộc vào nhiệt độ và điều kiện khác của môi trường.
1.2. Đặc điểm:
Đây là một loại vi khuẩn hình thành nên các bào tử. Bệnh than thường xuất hiện ở các loài thú vật như gia súc, cừu, ngựa và dê. Bệnh này hiếm khi gặp
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status