Nuôi cấy quang tự dưỡng cây hoa cúc cắt cành (chrysanthemum sp. ) bằng hệ thống túi nylon - pdf 15

Download miễn phí Luận văn Nuôi cấy quang tự dưỡng cây hoa cúc cắt cành (chrysanthemum sp. ) bằng hệ thống túi nylon



Kết quả nhận được cho thấy ở nghiệm thức quang tự dưỡng – ánh sáng tự nhiên
(QT) cho gia tăng trọng lượng khô cao nhất (31,33mg/cây) và nghiệm thức dị dưỡng -ánh sáng đèn (DĐ) cho kết quả thấp nhất (20,77mg/cây). Nhưng sự khác biệt giữa tất
cả các nghiệm thức là không có ý nghĩa về mặt thống kê.
Tuy nhiên khi xét riêng giữa từng cặp tác nhân: dị dưỡng và quang tự dưỡng;
ánh sáng đèn và ánh sáng tự nhiên. Sự khác biệt rất có ý nghĩa. Các nghiệm thức dùng
phương pháp quang tự dưỡng và nghiệm thức sử dụng ánh sáng tự nhiên có kết quả gia
tăng trọng lượng khô cao nhất. Từ kết quả trên chúng tôi rút ra một số nhận xét:



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

carbon cho quá trình phát triển. Thêm vào đó, cây dị dưỡng được
nuôi cấy trong điều kiện không thoáng khí (độ ẩm cao, nồng độ ethylene cao, nồng độ
CO2 thấp), dẫn đến sự rối loạn biến dưỡng và hình thái. Kết quả đưa đến sự tích tụ nước
quá mức hay còn gọi là hiện tượng thủy tinh thể (vitrification hay hyperhydricity)
(Woodward S., 1991; Leshem B. và Sachs F. ,1985), sự trong mờ hay sự mọng nước.
Kết quả là sự gia tăng trọng lượng tươi của cây đạt ở mức cao nhất.
Xét về phương pháp nuôi cấy, sự khác biệt gia tăng trọng lượng tươi giữa các
nghiệm thức là rất có ý nghĩa ở mức 0,01. Trong đó nuôi cấy dị dưỡng cho sự gia tăng
trọng lượng tươi cao nhất (425,3mg/cây).
Xét về ánh sáng, sự khác biệt gia tăng trọng lượng tươi giữa các nghiệm thức có
sự khác biệt có ý nghĩa. Trong đó, các nghiệm thức sử dụng ánh sáng tự nhiên có bổ
sung ánh sáng đèn đạt trọng lượng tươi cao nhất (392,3mg/cây). Điều đó chứng tỏ sự
gia tăng cường độ ánh sáng ở mức thích hợp, làm gia tăng hiệu suất quang hợp. Qua
đó làm gia tăng sinh khối của cây (Kozai, 2005; Bùi Trang Việt, 2000).
Gia tăng trọng lượng tươi (mg/cây)
427.1 423.6
282.8
361
0
200
400
600
AS đèn AS tự nhiên
dị dưỡng
quang tự dưỡng
Biểu đồ 4.6: Sự khác biệt về gia tăng trọng lƣợng tƣơi giữa các
nghiệm thức
 Ghi chú:
AS đèn : Ánh sáng đèn.
AS tự nhiên : Ánh sáng tự nhiên.
40
4.2.2. Gia tăng trọng lƣợng khô
Kết quả nhận được cho thấy ở nghiệm thức quang tự dưỡng – ánh sáng tự nhiên
(QT) cho gia tăng trọng lượng khô cao nhất (31,33mg/cây) và nghiệm thức dị dưỡng -
ánh sáng đèn (DĐ) cho kết quả thấp nhất (20,77mg/cây). Nhưng sự khác biệt giữa tất
cả các nghiệm thức là không có ý nghĩa về mặt thống kê.
Tuy nhiên khi xét riêng giữa từng cặp tác nhân: dị dưỡng và quang tự dưỡng;
ánh sáng đèn và ánh sáng tự nhiên. Sự khác biệt rất có ý nghĩa. Các nghiệm thức dùng
phương pháp quang tự dưỡng và nghiệm thức sử dụng ánh sáng tự nhiên có kết quả gia
tăng trọng lượng khô cao nhất. Từ kết quả trên chúng tui rút ra một số nhận xét:
Cây được nuôi cấy trong điều kiện quang tự dưỡng, nguồn carbon cung cấp cho
cây chủ yếu là CO2 của không khí. Qua các lỗ thông khí, cây vừa lấy nguồn CO2 từ
môi trường bên ngoài để quang hợp, vừa thải khí ethylene, và có thể là các khí ức chế
sinh trưởng nào đó, đồng thời giảm độ ẩm trong bịch nuôi cấy. Sự trao đổi khí làm gia
tăng khả năng hấp thụ và thoát hơi nước của lá, giúp cho sự vận chuyển chất khoáng
trong cây dễ dàng (Bùi Trang Việt, 2000). Kết quả làm giảm sự tích lũy nước quá mức
và gia tăng khối lượng vật chất khô.
Trong điều kiện ánh sáng tự nhiên, cường độ ánh sáng cao, nồng độ khí CO2
cao, giúp cho bộ máy quang hợp của cây hoạt động hiệu quả. Trong đó lá là cơ quan
chủ yếu để quang hợp tạo ra sản lượng vật chất khô. Vì vậy sản lượng vật chất khô phụ
thuộc chủ yếu vào diện tích lá. Qua các kết quả thu được, chúng tui nhận thấy ở các
nghiệm thức sử dụng ánh sáng tự nhiên: kích thước lá và số rễ có sự gia tăng đáng kể.
nó cũng đóng vai trò quan trọng tạo nên sự khác biệt trong gia tăng trọng lượng khô
giữa nghiệm thức sử dụng ánh sáng đèn và ánh sáng tự nhiên.
Gia tăng trọng lượng khô (mg /cây)
20.77
29.01
31.33
24.33
0
10
20
30
40
AS đèn AS tự nhiên
dị dưỡng
quang tự dưỡng
Biểu đồ 4.7 Sự khác biệt về gia tăng trọng lƣợng khô giữa các nghiệm thức
41
4.2.3. Chiều cao cây
Sự khác biệt chiều cao cây giữa các nghiệm thức có ý nghĩa ở mức 0,05. Trong
đó chiều cao cây của nghiệm thức dị dưỡng ánh sáng đèn là cao nhất (89,67mm/cây)
và nghiệm thức quang tự dưỡng ánh sáng tự nhiên là thấp nhất (47,00mm/cây).
Giữa các nghiệm thức trong từng tác nhân: dị dưỡng và quang tự dưỡng; ánh
sáng đèn và ánh sáng tự nhiên, sự khác biệt rất có ý nghĩa. Các nghiệm thức nuôi cấy
trong môi trường dị dưỡng và các nghiệm thức sử dụng ánh sáng đèn có chiều cao
vượt trội so với các nghiệm thức còn lại. Sự khác biệt về chiều cao cây thể hiện rõ nhất
ở yếu tố ánh sáng. Theo quan sát của chúng tui thì số đốt thân giữa các nghiệm thức
không có sự khác biệt. Tuy nhiên ở các nghiệm thức sử dụng ánh sáng đèn, đốt thân
dài ra, thân cây tương đối mảnh và mềm yếu. Việc sử dụng ánh sáng đèn có cường độ
ánh sáng yếu làm cho cây vươn dài theo hướng ánh sáng (Bùi Trang Việt, 2000).
chiều cao cây (mm/cây)
89.67
50.75 47
61.75
0
50
100
AS đèn AS tự nhiên
dị dưỡng
quang tự dưỡng
Biểu đồ 4.8. Sự khác biệt về chiều cao cây giữa các nghiệm thức
4.2.4. Kích thƣớc lá
Qua Bảng 4.2 cho thấy có sự khác biệt về kích thước lá giữa các nghiệm thức ở
mức 0,05. Ở nghiệm thức quang tự dưỡng ánh sáng tự nhiên, kích thước lá lớn nhất
(14,58mm/cây) còn ở nghiệm thức dị dưỡng ánh sáng đèn, kích thước lá nhỏ nhất
(9mm/cây).
Sự khác biệt về kích thước lá giữa các nghiệm thức trong cùng tác nhân: dị
dưỡng và quang tự dưỡng, giữa ánh sáng đèn và ánh sáng tự nhiên là rất có ý nghĩa.
Trong đó các nghiệm thức về quang tự dưỡng và ánh sáng tự nhiên tạo ra lá có kích
thước lớn nhất.
42
Lá là nơi xảy ra quá trình quang hợp chủ yếu của cây. Dưới tác dụng của ánh
sáng lục lạp trong lá biến đổi các chất vô cơ thành các chất hữu cơ, cung cấp cho các
hoạt động sống của cây, giúp cây sinh trưởng và phát triển. Vì vậy, kích thước lá hay
số lượng lục lạp cũng thể hiện mức độ quang hợp của cây. Ở nghiệm thức nuôi cấy dị
dưỡng sử dụng ánh sáng đèn, cây được nuôi cấy trong hệ thống nuôi cấy kín (độ ẩm
cao, khí ethylene cao, nồng độ CO2 thấp). Điều đó dẫn đến những bất thường về sinh lý
của cây như: lá bị cong, già yếu và rụng (Ried, 1987). Theo Desjardin (1995) khả năng
quang hợp của cây in vitro sẽ giảm khi nồng độ đường trong môi trường nuôi cấy cao.
Vì vậy cây nuôi cấy trong điều kiện dị dưỡng thường có kích thước lá nhỏ.
Ở điều kiện ánh sáng tự nhiên, cường độ ánh sáng cao, nồng độ khí CO2 cao
mức độ quang hợp của cây được gia tăng. Kết quả là kích thước lá của cây cũng tăng
theo. Cùng với sự gia tăng kích thước lá, là sự hoạt động bình thường của khí khổng và
sự dày lên của lớp cutin trên bề mặt lá.
Kích thước lá (mm/lá)
9
12.6713.75
14.58
0
5
10
15
20
AS đèn AS tự nhiên
dị dưỡng
quang tự dưỡng
Biểu đồ 4.9. Sự khác biệt về kích thƣớc lá giữa các nghiệm thức
4.2.5. Số rễ
Số liệu phân tích cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa ở mức 0,05 ở tất cả các
nghiệm thức: ở nghiệm thức dị dưỡng ánh sáng tự nhiên, cây có số rễ trung bình nhiều
nhất (17,43 rễ/cây) và nghiệm thức dị dưỡng ánh sáng đèn, cây có số rễ trung bình ít
nhất (8,92 rễ/cây).
Giữa các nghiệm thức về tác nhân hình thức nuôi cấy: dị dưỡng và quang tự
dưỡng, sự khác biệt không có ý nghĩa.
Giữa các nghiệm thức về tác nhân ánh sáng: ánh sáng tự nhiên có số rễ nhiều
nhất và có sự khác biệt rất có ý nghĩa so với nghiệm thức sử dụng ánh sáng đèn.
43
Rễ đóng vai trò h...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status