Tiểu luận: ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM - pdf 16

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối


MỤC LỤC

A-PHẦN MỞ ĐẦU
B-PHẦN NỘI DUNG
I. QUAN NIỆM VỀ ĐTNN
1- Khái niệm ĐTNN (FDI)
2- Nhìn tổng quan về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam:
2.1.Tình hình hiện tại
2.2.Dòng FDI chảy vào Việt Nam
2.3.Đóng góp của FDI vào GDP
2.4.Các luật quản lý FDI
2.5.Các ngành và khu vực đầu tư được ưu đãi
II- VAI TRÒ CỦA VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI
III- TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VN TỪ 1988- 2009
1- Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng kí từ 1988-2009
2- Tình hình triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh của các dự án ĐTNN
IV-KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TỪ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
1-Về kinh tế
2- Về mặt xã hội
3- Về mặt môi trường
V-NHỮNG HẠN CHẾ TỪ ĐTNN
1-Khai thác và sử dụng quá mức nguồn tài nguyên thiên nhiên
2- Làm lệch lạc cơ cấu kinh tế
3- Chuyển giao công nghệ lạc hậu và làm ô nhiễm môi trường
4- Gây ra những xung đột về xã hội
VI- ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
1.Giải pháp về quy hoạch
2. Giải pháp về luật pháp, chính sách
3.Giải pháp về xúc tiến đầu tư
4. Giải pháp về cải thiện cơ sở hạ tầng
5. Giải pháp về lao động, tiền lương
6. Giải pháp về cải cách hành chính
.VII- MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG THU HÚT FDI
C- KẾT LUẬN
D- TÀI LIỆU THAM KHẢO



A.PHẦN: LỜI MỞ ĐẦU
Thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế ở mọi quốc gia đặc biệt là những nước đang phát triển như Việt Nam. Vốn đầu tư nước ngoài góp một phần không nhỏ vào tổng vốn đầu tư xã hội, góp phần thực hiện quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế xã hội. Trong điều kiện hiện nay, đặc biệt sau sự kiện Việt Nam gia nhập WTO, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã chú ý tới thị trường Việt Nam và triển vọng về một dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam là rất lớn. Vì vậy, vấn đề thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam hiện nay đang được rất nhiều người quan tâm. Xuất phát từ những vấn đề lí luận và thực tiễn nói trên, việc nghiên cứu đề tài này là hết sức cần thiết và hợp lí.
Bài tiểu luận của nhóm tập trung vào nghiên cứu những thành tựu và những mặt hạn chế trong vấn đề thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài trong giai đoạn từ năm 1986 (từ thời kỳ bắt đầu đổi mới) đến năm 2009,và những tháng đầu của năm 2010, nhằm mục đích làm rõ thực trạng thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài ở việt Nam từ khi tiến hành công cuộc đổi mới đến nay và đề ra những giải pháp nâng cao sức thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư nước ngoài sau khi Việt nam ra nhập WTO.

B.PHẦN NỘI DUNG:
I.QUAN NIỆM VỀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI:
1.Khái nệm về đầu tư nước ngoài:
Ðầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hay vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Ðầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư
2.Nhìn tổng quát về đầu tư nước ngoài tại việt nam:
2.1 Tình hình hiện tại
Kể từ năm 1988 đến nay, Việt Nam đã thu hút khoảng 98 tỉ USD với 9500 dự án đầu tư nước ngoài. Trong số đó, 2.220 dự án phân bố ở miền Bắc, 818 ở miền Trung và 5.452 dự án ở miền Nam. Hiện nay có 82 nước và vùng lãnh thổ đã đầu tư vào Việt Nam, trong đó các nước châu Á chiếm 69,8%, Châu Âu chiếm 16,7 % và Châu Mỹ chiếm 6% tổng vốn FDI, các khu vực khác chiếm 7,5%. Năm nước và vùng lãnh thổ hàng đầu chiếm 58,3% các dự án được cấp phép với tổng vốn đầu tư chiếm 60,6% tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Năm nước và vùng lãnh thổ đứng kế tiếp là quần đảo Virginia thuộc Anh, Pháp, Hà Lan, Malaysia và Mỹ. Mười nước và vùng lãnh thổ đứng đầu này chiếm đến hơn ¾ tổng số dự án được cấp phép và vốn đầu tư đăng kí tại Việt Nam. Việt Nam đã thu hút dược 20,3 tỉ USD vốn đầu tư nước ngoài trong năm 2007, tăng 70% so với 2006 và tương đương với tổng vốn đầu tư nước ngoài trong năm năm từ 2001 đến 2005.
2.2.Dòng vốn FDI chảy vào Việt Nam trong giai đoạn 1988-2009
Từ 1996 đến 2009, đầu tư có xu hướng tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng, các ngành đòi hỏi nhiều lao động, sản xuất hàng hóa xuất khẩu và sản xuất hàng hóa thay thế nhập khẩu. Hiện tại có hơn 4.566 dự án thuộc ngành sản xuất và xây dựng với tổng vốn khoảng 35,4 tỉ USD, chiếm 61,89% tổng số vốn đăng kí.
Mặc dù các dự án đầu tư nước ngoài có mặt tại hầu khắp các tỉnh và thành phố của Việt Nam, tỉ lệ đầu tư lớn nhất vẫn dành cho các vùng kinh tế trọng điểm ở phía Nam bao gồm thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu; và ở phía Bắc gồm Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng và Quảng Ninh. Tập trung nhiều nhất vẫn là ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh bởi hai thành phố này có cơ sở hạ tầng phát triển hơn, sức mua cao hơn và lực lượng lao động lành nghề hơn.
Trong những năm gần đây, số lượng dự án 100% vốn nước ngoài cũng bắt đầu tăng lên. Những dự án này hiện nay chiếm 76% tổng số dự án được cấp giấy phép và 55% vốn đăng ký, trong khi các doanh nghiệp liên doanh chỉ chiếm phần còn lại. Đồng thời, có sáu dự án đầu tư nước ngoài được cấp phép ở Việt Nam theo hình thức BOT (cung cấp nước và nhà máy điện), với tổng vốn đăng ký là 1,37 tỉ USD.
Khu vực đầu tư nước ngoài đã có sự phát triển vượt bậc, dần dần khẳng định vị thế của mình là một bộ phận năng động của nền kinh tế, đóng góp quan trọng vào việc tăng cường năng lực và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Trong những năm gần đây, khu vực

J55AVP67xLwe8VA
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status