Vốn lưu động và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Tổng Công ty May 10 - pdf 16

Download miễn phí khóa luận
[h1:3bcwlanr]Vốn lưu động và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Tổng Công ty May 10[/h1:3bcwlanr]

Trong nền kinh tế hàng hóa tiền tệ, vốn là điều kiện tiền đề để các doanh nghiệp có thể thực hiện được các hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu không có vốn thì không thể nói tới bất kì hoạt động sản xuất kinh doanh nào, hơn nữa mục đích của sản xuất kinh doanh là nhằm thu được lợi nhuận cao. Do vậy nhiệm vụ đặt ra cho các doanh nghiệp là phải sử dụng vốn sao cho có hiệu quả nhất trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc tài chính tín dụng và chấp hành luật pháp.
Quản lý và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh có ý nghĩa hết sức quan trọng, là điều kiện tiên quyết để các doanh nghiệp khẳng định được vị trí của mình và tìm chỗ đứng vững chắc trong cơ chế mới.Chính vì thế vấn đề quản lý và sử dụng vốn kinh đang là vấn đề bức xúc đặt ra đối với tất cả các doanh nghiệp.
Vốn trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm vốn cố định và vốn lưu động. Trong đó vốn lưu động đóng một vai trò hết sức quan trọng. Đặc biệt đối với doanh nghiệp vừa có hoạt động sản xuất, vừa có hoạt động trong lĩnh vực thương mại thì vốn lưu động chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng nguồn vốn kinh doanh. Hiệu quả của việc tổ chức, quản lý và sử dụng vốn lưu động có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy việc tổ chức, quản lý và sử dụng vốn lưu động là vấn đề bức xúc đặt ra đối với các doanh nghiệp.
Bằng phương pháp nghiên cứu kết hợp lý luận với thực tiễn, trên cơ sở số liệu thực tế do Công ty cung cấp, luận văn đi sâu phân tích tình hình tổ chức, sử dụng vốn lưu động của Công ty: Tình hình quản lý vốn bằng tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác. Qua đó đánh giá chung về hiệu quả tổ chức, sử dụng vốn lưu động và đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức, sử dụng vốn lưu động tại Công ty.
Qua thời gian thực tập tại Tổng Công ty May 10, được sự giúp đỡ của các phòng ban, anh chị trong phòng tài chính kế toán, em đã tìm hiểu và nhận thấy rằng một trong những vấn đề đang được quan tâm lớn là việc quản lý và sử dụng hiệu quả vốn lưu động của công ty. Qua đó, em đã mạnh dạn tìm hiểu và nghiên cứu đề tài: “Vốn lưu động và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Tổng Công ty May 10” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình.
Luận văn của em gồm ba chương chính sau:
Chương 1: Những vấn đề lí luận chung về vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Tổng Công ty May 10.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Tổng Công ty May 10.
Mặc dù em đã có cố gắng song do trình độ lí luận và nhận thức còn có sự hạn chế, thiếu kinh nghiệm thực tế. Mặt khác, việc quản lí và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là một vấn đề phức tạp và đòi hỏi phải có kiến thức, năng lực và kinh nghiệm nên bài luận văn của em không tránh được những thiếu sót, em rất mong được sự góp ý của các thầy cô và các anh chị trong phòng tài chính kế toán của Tổng Công ty May 10.





CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP

1.1. Vốn lưu động và nguồn hình thành vốn lưu động trong doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm vốn lưu động trong các doanh nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường, DN được coi là “tế bào” của nền kinh tế, là bộ phận chủ yếu tạo ra tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Chức năng chủ yếu của DN là tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh để cung cấp cho thị trường các sản phẩm, dịch vụ phục vụ người tiêu dùng nhằm mục đích sinh lời. Để thực hiện được chức năng đó, DN cần có các yếu tố cơ bản sau: Sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Trong đó, tư liệu lao động khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thì không thay đổi hình thái ban đầu. Giá trị của nó được dịch chuyển từng phần vào giá trị sản phẩm và thu hồi dần khi sản phẩm được tiêu thụ. Còn đối tượng lao động khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh luôn thay đổi hình thái vật chất ban đầu.
Xét về hình thái hiện vật, đối tượng lao động được gọi là các TSLĐ, bao gồm hai loại: TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông.
- TSLĐ sản xuất: Gồm một bộ phận là những vật tư dự trữ để đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục như nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu…và một bộ phận là những sản phẩm đang trong quá trình sản xuất như: sản phẩm dở dang, bán thành phẩm…
- TSLĐ lưu thông: Là những TSLĐ nằm trong quá trình lưu thông của DN: thành phẩm trong kho chờ tiêu thụ, vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán…
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông luôn thay thế chỗ cho nhau, vận động không ngừng nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được tiến hành liên tục và thuận lợi.
Trong điều kiện nền kinh tế hàng hóa tiền tệ, để hình thành nên các TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông, các DN phải bỏ ra một số vốn đầu tư ban đầu nhất định, số vốn đó chính là VLĐ của DN.
Vì vậy, ta rút ra: “Vốn lưu động là số vốn ứng ra để hình thành nên các TSLĐ nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên, liên tục”
VLĐ của doanh nghiệp mang những đặc điểm cơ bản sau:
*) Vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh thường xuyên vận động và chuyển hóa qua nhiều hình thái. Cụ thể:
- Trong DN sản xuất, VLĐ được vận động và chuyển hóa qua 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: giai đoạn dự trữ vật tư. Vốn bằng tiền được chuyển thành vốn vật tư dự trữ.
+ Giai đoạn 2: giai đoạn sản xuất. VLĐ được chuyển từ vốn vật tư dự trữ thành sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, và kết thúc quá trình sản xuất chuyển thành thành phẩm.
+ Giai đoạn 3: giai đoạn lưu thông. VLĐ từ hình thái thành phẩm, hàng hóa dự trữ được chuyển thành tiền.
- Trong doanh nghiệp thương mại, VLĐ được chuyển hóa qua 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: giai đoạn mua hàng. VLĐ được chuyển từ hình thái vốn bằng tiền thành hàng hóa dự trữ.
+ Giai đoạn 2: giai đoạn bán hàng. VLĐ được chuyển từ hàng hóa dự trữ thành vốn bằng tiền.
*) Vốn lưu động chuyển toàn bộ giá trị ngay trong 1 lần và được hoàn lại toàn bộ sau mỗi chu kì kinh doanh.
*) Vốn lưu động hoàn thành 1 vòng sau 1 chu kì kinh doanh.
Do những đặc điểm vốn có của VLĐ mà nhà quản lí doanh nghiệp cần có những biện pháp quản lí vốn một cách hiệu quả nhất.


Link download:
b81RUVX62GhY7uZ
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status