Thực trạng và các giải pháp giải quyết ô nhiễm môi trường làng nghề xã Hữu Bằng - pdf 16

Download miễn phí Chuyên đề Thực trạng và các giải pháp giải quyết ô nhiễm môi trường làng nghề xã Hữu Bằng



MỤC LỤC
 
Lời mở đầu 1
Chương I: Cơ sở lý luận về vấn đề bảo vệ môi trường làng nghề 2
I. Khái niệm bảo vệ môi trường 2
1. Khái niệm 2
2. Một số nội dung về ô nhiễm môi trường làng nghề 3
II. Các chính sách bảo vệ môi trường làng nghề truyền thống 6
1. Luật bảo vệ môi trường 6
2. Các văn bản của thành phố 8
3. Các văn bản của UBND huyện 8
III. Tác động của ô nhiễm môi trường đến đời sống dân cư 8
1. Tác động đến cảnh quan 8
2. Tác động đến sức khỏe 8
3. Tác động đến hệ sinh thái 9
4. Tác động đến sản xuất kinh doanh 9
IV. Kinh nghiệm một số địa phương trong bảo vệ MT làng nghề truyền thống.10
1. Tổ chức khơi thông dòng chảy 10
2. Tổ chức thu gom rác thải 10
3. Tổ chức sản xuất tập trung 10
4. Tổ chức vệ sinh thôn xóm 10
5. Tuyên truyền vận động 10
Chương II: Thực trạng ô nhiễm môi trường ở làng nghề Hữu Bằng .12
I. Khái quát tình hình phát triển kinh tế xã hội xã Hữu Bằng 13
1. Điều kiện tự nhiên 13
2. Đặc điểm kinh tế 13
3. Sự phát triển kinh tế liên quan đến môi trường 16
II. Thực trạng ô nhiễm môi trường làng nghề xã Hữu Bằng 17
1. Ô nhiễm không khí tiếng ồn 17
2. Ô nhiễm rác thải, nước thải 17
III. Đánh giá chung thực trạng ô nhiễm làng nghề 23
1. Các kết quả đạt được 23
2. Các tồn tại yếu kém 24
Chương III: Các giải pháp giải quyết ô nhiễm MT, bảo vệ MT làng nghề giai
Đoạn (2011 - 2015) 25
I. Dự báo các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề ô nhiễm môi trường xã Hữu Bằng 25
2. Các cơ chế chính sách của nhà nước 25
a. Các cơ chế chính sách của thành phố 25
b. Các cơ chế chính sách của huyện 26
2. Sự phát triển sản xuất kinh doanh 27
3. Ý thức của người dân về ô nhiễm môi trường và bảo vệ môi trường 28
II. Các giả pháp cơ bản 28
1. Cải tạo dòng chảy 28
2. Tổ chức thu gom 29
3. Phát triển khu vực sản xuất tập trung 31
4. Tuyên truyền vận động 31
5. Tổ chức nhân rộng 32
III. Kiến nghị 33
Phần kết luận
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Xuân Mai do không đáp ứng được nhu cầu vận chuyển và sử lý rác thải lên UBND xã đã ký hợp đồng vận chuyển và sử lý rác thải với HTX Thành Công,
ngoài ra UBND xã thực hiện tổ chức tuyên truyền vận động nhân dân tổ chức khơi thông cống rãnh ,khơi thông dòng chảy,phát tờ rơi tuyên truyền giáo dục về môi trường và luật bảo vệ môi trường cho người dân thông và hiểu để có ý thức về môi trường
Chương II:
THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở LÀNG NGHỀ HỮU BẰNG
Nói đến Hữu Bằng là nói đến một xã giàu nhất của huyện Thạch Thất - Hà Nội nhưng cũng là một điểm bức xúc nhất về ô nhiễm môi trường. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về làng nghề này:
I.KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI XÃ HỮU BẰNG:
1. Điều kiện tự nhiên:
Xã Hữu Bằng nằm ở phía Đông Nam huyện Thạch Thất, cách thị trấn 3km, ở ngoại thành Hà Nội.
Phía Đông giáp xã Phùng Xá
Phía Nam giáp xã Bình Phú
Phía Tây giáp xã Bình Phú và xã Thạch Xá
Phía Bắc giáp xã Dị Nậu
Tổng diện tích 178.4 ha đất: trong đó, 30ha được sử dụng làm đất ở, 32ha là đất chuyên dùng, còn lại là đất nông nghiệp. Tổng dân số của xã là 15607 người, số lao động chính lá 8976 người, ngoài ra còn có khoảng 4000 dân lao động của các xã lân cận đến làm ăn sinh sống tại xã.
2. Đặc điểm về kinh tế:
Hữu Bằng là một xã dân cư đông đúc, có nghề truyền thống. Sự phát triển kinh tế của địa phương cơ bản là phát triển theo hướng sản xuất tiểu thủ công nghiệp dịch vụ và thương mại. Về nông nghiệp, tỷ trọng chiếm một phần rất ít trong nền kinh tế địa phương. Trong điều kiện cơ chế chính sách mở cửa hiện nay của Đảng và Nhà nước, nhất là khi nước ta vừa gia nhập WTO, thì tốc độ phát triển kinh tế của làng nghề ngày càng tăng lên.
Huyện Thạch Thất gồm 22 xã và 01 thị trấn. Hệ thống giao thông chính có quốc lộ 32 (phía Bắc), quốc lộ 21 (phía Tây), đường cao tốc Láng - Hoà Lạc (phía Nam), tỉnh lộ 419, 420 chạy qua huyện đã tạo ra mạng lưới giao thông thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội của huyện, là một huyện được nhà nước quy hoạch các dự án lớn như Đại học Quốc Gia Hà Nội, Khu Công nghệ cao Hoà Lạc, Khu Công nghiệp Bắc Phú Cát và nằm trong chuỗi đô thị Miếu Môn, Xuân Mai, Hoà Lạc, là huyện có tiềm năng lớn về phát triển kinh tế, nhất là kinh tế công nghiệp - TTCN và thương mại, dịch vụ. Các làng nghề truyền thống như: Cơ kim khí Phùng Xá; Mây tre đan Bình Phú; Mộc, May Hữu Bằng; Mộc Chàng Sơn ngày càng phát triển mạnh, khai thác tốt những tiềm năng, lợi thế của làng tạo nên nhịp độ sản xuất sôi động và có xu hướng phát triển. Hiện nay giá trị sản xuất Công nghiệp - TTCN của 9 làng nghề chiểm trên 70% giá trị sản xuất Công nghiệp - TTCN của huyện.     
Làng nghề cơ kim khí ở Phùng Xá có tổng số 1350 hộ, dân số 5660 người, trong đó có 2547 lao động . Trên địa bàn xã hiện có 101 doanh nghiệp cơ kim khí với 1935 lao động làng nghề, chiếm 76% tổng số lao động. Với những sản phẩm được sản xuất đa dạng về mẫu mã mặt hàng và chủng loại, thiết bị dây chuyền sản xuất hiện đại, năng suất lao động ở làng nghề Phùng Xá ngày càng cao, sản phẩm sản xuất tiêu thụ ở thị trường rộng lớn, thu hút được nhiều lao động ở trong và ngoài địa phương tham gia với mức thu nhập bình quân là 1.700.000 đồng/1người/ 1tháng.
Xã Bình Phú  nổi tiếng với những sản phẩm mây giang đan xuất khẩu. Bình Phú có 3 làng nghề là  Phú Hòa, Thái Hòa và Bình Xá. Hiện nay trên địa bàn xã có 16 doanh nghiệp mây giang đan, thu hút 890 lao động trên tổng số 1952 lao động, chiếm 45,6%. Các sản phẩm mây giang đan đa dạng về mẫu mã, mặt hàng, nguồn nguyên liệu được khai thác rất thuận lợi, lao động tập trung đông, tận dụng được hết thời gian nhàn rỗi, tạo được nguồn thu nhập đồng đều, trung bình 1.100.000 đồng/1 người/1tháng.
Sản phẩm chế biến lâm sản, sản xuất đồ gỗ, trang trí nội thất ở Chàng Sơn, Thạch Xá, Bình Phú, Canh Nậu, Hữu Bằng, Dị Nậu, Hương Ngải. Nguyên liệu gỗ được nhập về Hữu Bằng, Chàng Sơn, Thạch Xá từ đó được chế biến thành sản phẩm thô và được sản xuất thành sản phẩm đồ gỗ, đồ trang trí nội thất ở các làng nghề, sản phẩm sản xuất ra đa dạng phong phú được tiêu thụ ở thị trường nội địa rộng lớn. Nghề mộc dân dụng ở Thạch Thất thu hút nhiều lao động nhất trong các nghề truyền thống. Hiện có tổng số 72 doanh nghiệp sản xuất mộc dân dụng trên địa bàn các xã Canh Nậu, Dị Nậu, Chàng Sơn trong đó Canh Nậu có 18 doanh nghiệp, thu hút 2700 lao động trên tổng số 5931 lao động, chiếm 46,7%; Dị Nậu có 11 doanh nghiệp với 1100 lao động trong nghề mộc dân dụng chiếm 37% tổng số lao động; Chàng Sơn có 43 doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ, trang trí nội thất thu hút 1700 lao động trên tổng số 3922 lao động, chiếm 43,3%. Thu nhập bình quân của lao động làm nghề mộc dân dụng khoảng từ 1.200.000 đồng đến 1.400.000 đồng/1 người/ 1tháng.
Sản phẩm chè lam - đặc sản Thạch Thất -  là sản phẩm của làng nghề Thạch Xá. Chè lam được sản xuất với những bí quyết riêng tạo nên hương vị đặc trưng, được tiêu thụ trên thị trường rộng lớn ở miền Bắc. Trên địa bàn xã có 12 doanh nghiệp sản xuất chè lam với 570 lao động trên tổng số 1035 lao động.Thu nhập bình quân của lao động làng nghề chè lam Thạch Xá khoảng 1.100.000 đồng/1 người/ 1 tháng.
Sản phẩm mây tre giang đan song mây ở Hạ Bằng, Cần Kiệm, Chàng Sơn và một số sản phẩm phụ ở các xã Lại Thượng, Bình Yên, Thạch Hoà cũng đã có bước phát triển. 
Nhắc đến các làng nghề trên thì không thể không nhắc đến Hữu Bằng. Hữu Bằng là một làng nghề tiêu biểu của huyện Thạch Thất với các sản phẩm mộc dân dụng và dệt may. Trên địa bàn xã hiện có 50 doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ, trang trí nội thất và dệt may công nghiệp thu hút số lượng lớn lao động, khoảng 4950 lao động chiếm 73,4% tổng số lao động. Thu nhập bình quân của lao động làng nghề ở xã Hữu Bằng khoảng 1.500.000 đồng/1 người/1 tháng.
Ngày trước, Hữu Bằng có HTX dệt vải; đến khi HTX dệt giải tán, người dân chuyển sang nghề làm đồ gỗ chuyên phục vụ thị trường trong nước. Vì thế, họ luôn luôn có thị trường tiêu thụ sản phẩm. Vừa qua không bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng. Bây giờ càng có điều kiện phát triển trong phong trào “người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Điều đáng quan tâm là, cho đến nay không có người Hữu Bằng nào di cư làm ăn ở nơi khác, mà tất cả vẫn sinh sống, sản xuất, kinh doanh tại làng xã mình. Các cửa hàng buôn bán đồ gỗ ở phố Đại La (nội thành Hà Nội) về làng Hữu Bằng mua sản phẩm mang ra bán. Trên cơ sở sản xuất, kinh doanh ổn định và phát triển, người dân Hữu Bằng không vay tiền ngân hàng, tự đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng đường sá, chợ búa, xây dựng các dãy phố có qui hoạch khang trang, đầy đủ tiện nghi hiện đại, xây dựng nhiều xưởng sản xuất, phát triển ngành nghề dịch vụ, ngay trong làng cũng có cửa hàng sản xuất bánh gatô mừng sinh nhật...
Điều này cho thấy, rõ ràng người dân xã Hữu Bằng không cần “ly nông, ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status