Sản xuất dầu mè tinh luyện - pdf 16

Download miễn phí Đề tài Sản xuất dầu mè tinh luyện



MỤC LỤC
Phần I. NGUYÊN LIỆU 3
I. GIỚI THIỆU 3
II. CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG 6
1. Chỉ tiêu chất lượng của hạt mè đưa sản xuất 6
2. Chỉ tiêu chất lượng của dầu mè thô 6
Phần II. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT DẦU MÈ TINH LUYỆN 7
I. Quy trình 1: Tách dầu bằng phương pháp ép 7
II. Quy trình 2: Tách dầu bằng phương pháp trích ly 8
Phần III. THUYẾT MINH QUY TRÌNH 9
I. QUY TRÌNH 1 9
1. Phân loại và tách tạp chất 9
2. Sấy 11
3. Nghiền 12
4. Expander 14
5. Ép dầu 16
6. Lọc 19
7. Thủy hóa 20
8. Ly tâm 24
9. Trung hòa 25
10. Tẩy màu 27
11. Khử mùi 30
II. QUY TRÌNH 2 33
1. Trích ly 33
2. Lọc 35
3. Chưng cất 36
Phần IV. SO SÁNH ƯU NHƯỢC ĐIỂM HAI QUY TRÌNH 38
I. Quy trình 1: tách dầu bằng phương pháp ép 38
1. Ưu điểm 38
2. Nhược điểm 38
II. Quy trình 2: tách dầu bằng phương pháp trích ly. 38
1. Ưu điểm 38
2. Nhược điểm 38
Phần V. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ 39
I. ỨNG DỤNG KỸ THUẬT MEMBRANE ĐỂ TÁCH GUM TRONG QUÁ TRÌNH TINH LUYỆN DẦU 39
II. QUÁ TRÌNH TÁCH PHOSPHOLIPID BẰNG ENZYME 41
Phần VI. sản phẩm dầu mè 44
1. Dầu thực vật cao cấp – Hảo vị 44
2. Dầu thực vật tinh luyện – Cooking oil 44
3. Dầu thực vật tinh luyện - Hương mè 44
4. Dầu mè thơm nguyên chất – Nakydaco 44
5. Dầu thực vật tinh luyện – Vị gia 44
6. Dầu mè thơm – Lạc vị 45
7. Một số sản phẩm dầu mè trên thế giới 45
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


Thiết bị: sử dụng thiết bị Expander
Cấu tạo:
Thiết bị Expander được cấu tạo của máy bao gồm hệ thống trục vis dọc theo chiều dài máy, và hệ thống kênh dẫn đưa dầu thoát ra về bộ phận chứa.
Hệ thống trục vis bao gồm nhiều phân đoạn có đường kính và bước vis không đổi nhưng chiều sâu rãnh khác nhau.
Hình 8. Thiết bị Expaner và cấu tạo
Nguyên tắc hoạt động:
Nguyên liệu dạng bột sau khi đi qua cửa nhập liệu sẽ được phun sương bổ sung ẩm. Chuyển động của trục vis sẽ đẩy nguyên liệu về cuối máy. Trong khi di chuyển bên trong lòng thiết bị, áp suất lớn sẽ nén nguyên liệu thành khối mật độ cao, tế bào bị phá vỡ cấu trúc.
Khi mới ra khỏi thiết bị, khối bột dạng ống hay dạng viên. Do chênh lệch áp suất và nhiệt độ, ẩm bay hơi nhanh, làm phá vỡ cấu trúc hạt bột một lần nữa, liên kết của dầu với các thành phần khác trở nên lỏng lẻo hơn. Tại đầu ra, ta thu nguyên liệu ở dạng bột.
Thông số kỹ thuật:
Tốc độ trục vis: 500rpm.
Thời gian lưu nguyên liệu trong buồng ép là 30s.
Tỉ lệ L/D: 2 – 15
Áp lực: 4000 – 17000 kPa.
Thông số công nghệ
Nhiệt độ của quá trình ép đùn khoảng 101 – 1210C.
Năng suất từ 125 – 135kg/h.
Độ ẩm sản phẩm: 5 – 8%
Ép dầu
Mục đích: Khai thác tách dầu.
Do tác dụng của lực ép, làm tách dầu thô ra khỏi bánh ép.
Biến đổi:
Vật lý: nhiệt độ của khối nguyên liệu có thể tăng, cấu trúc tế bào nguyên liệu bị phá vỡ.
Hóa học: khi ép dầu ở áp lực cao sẽ xảy ra sự nén ép và tăng nhiệt gây biến tính protein, làm giảm tính tan của protein. Áp lực trong máy ép càng cao, nguyên liệu trong máy ép nóng lên làm cho sự biến tính thêm sâu sắc.
Thiết bị: Sử dụng máy ép trục vis.
Cấu tạo:
Thiết bị ép trục vis bao gồm một buồng cứng nằm ngang chứa vis xoắn ốc bằng thép không rỉ. Bước vis tăng dần từ từ đến không thay đổi, để tăng áp suất lên nguyên liệu khi nó được đưa vào buồng ép.
Bên dưới buồng ép có đục lổ cho phép dầu thoát ra ngoài thông qua hệ thống rãnh dẫn và chảy dồn về máng hứng. Để thu hồi dầu về bể chứa, người ta còn bố trí thêm hệ thống turbine chuyển dầu về đường ống dẫn.
Bánh ép được thải ra ở lối ra buồng ép và áp suất trong buồng được điều chỉnh bằng đường kính của cửa tháo. Bộ phận điều chỉnh chiều dày bã ép còn gọi là cửa ra khô.
Hình 9. Thiết bị ép dầu
Một thiết bị ép trục vis còn được bố trí một số vòng tiết lưu (throttle rings) bên trong buồng ép nhằm góp phần tạo chuyển động rối loạn cho bột ép, tạo nên sự đảo trộn và tăng hiệu suất ép dầu.
Hình 10. Cấu tạo bên trong máy ép trục vis
Nguyên tắc hoạt động:
Khi máy làm việc, trục vis quay làm cho bề mặt các gân vis tác động lên nguyên liệu, đẩy chúng di chuyển theo đường xoắn ốc. Trong quá trình chuyển động bột luôn được xáo trộn.
Khi nguyên liệu được đẩy về phía trước, trong lòng ép xảy ra sự nén nguyên liệu và lực nén càng tăng khi lên khi bước vis càng ngắn, đường kính các đoạn vis càng tăng. Do bước vis càng ngắn dần về phía ra khô nên áp lực ép cũng được tăng dần.
Đoạn vis đầu có bước vis dài, đường kính nhỏ nên ở đây chỉ xảy ra sự dồn nén và cuộn nguyên liệu vào, dầu hầu như chưa thoát ra.
Sang các đoạn vis tiếp theo, bước vis ngắn hơn nên áp lực cao hơn, do đó dầu thoát ra nhiều.
Ở đoạn cuối cùng bước vis ngắn nhất, tạo áp lực cao nhất song dầu còn lại ít nên gần như dầu không thoát ra hay ngừng chảy.
Vì vậy, dầu chủ yếu thoát ra nhiều ở các đoạn vis giữa.
Phía cuối trục có bố trí bộ phận điều chỉnh cửa ra khô nên nguyên liệu không di chuyển tự do mà bị nén lại. Lực ma sát giữa nguyên liệu, lòng ép và gân vis xuất hiện. Mặt khác, nguyên liệu được giữ lại bởi lực cản của các gờ dao gạt, các gờ mút của thanh căn lòng ép. Khi qua cửa ra khô, bột bị nén thêm lần nữa làm cho khối bột sít nhau hơn nên bã ra có hình dạng nhất định.
Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất ép:
Điều kiện của nguyên liệu (bột ép): độ ẩm, độ xốp…
Độ phá vỡ của tế bào.
Bề dày của nguyên liệu ép và khả năng chống lại sự biến dạng của nguyên liệu.
Tốc độ tăng áp suất, thời gian ép và áp suất cao nhất được dùng.
Nhiệt độ của nguyên liệu và độ nhớt của dịch lỏng ép.
Thông số công nghệ:
Tần số quay của trục vis: 4.5 – 6 rPhần mềm
Năng suất: 4000 – 8000 kg/h.
Bánh dầu còn sót 5 – 8% dầu
Lọc
Khi dầu ra khỏi thiết bị tách dầu thì bơm vào máy lọc rồi vào bể chứa lắng.
Mục đích: hoàn thiện sản phẩm.
Tách các thành phần không hoà tan và một số thành phần hoà tan không mong muốn trong dầu sau quá trình ép (tạp chất cơ học, bã dầu).
Biến đổi:
Cảm quan: dầu có màu sắc trong, sáng hơn, chất lượng dầu tốt hơn.
Thiết bị: sử dụng máy lọc khung bản.
Cấu tạo:
Các khung và bản có cùng kích thước xếp liền nhau trên khung máy.
Hình dạng của bản có thể là hình vuông, chữ nhật hay tròn. Bản thường đứng, nhưng trong một vài máy lọc thì khung và bản được đặt ngang.
Khung rỗng bên trong và bên trên có lổ để cho dịch lọc có thể đi vào.
Bản được đúc và bên trên bề mặt có bố trí các gờ có tác dụng hướng dòng cũng như tạo khe hở cho dầu sau khi lọc chảy ra.
Các bản được bọc lớp vải trên bề mặt.
Các khung, bản ép với nhau nhờ bơm thủy lực hay pittong.
Hình 11. Thiết bị lọc khung bản và khung bản
Thông số kỹ thuật:
Kích thước bản: rộng có thể từ 6 – 56 inches, dày từ 1/4 – 2 inches.
Kích thước khung: dày từ 1/4 – 8 inches.
Hoạt động:
Dầu sau khi được bơm vào máy, chất rắn được giữ lại trên bề mặt vải của bản. Dịch lọc qua lớp vải, xuống rãnh trên bề mặt của bản, và ra ngoài.
Sau khi buồng ép đầy, bã được thổi khí (không khí hay khí nitơ) để tách hết dầu dư đến có thể. Sau đó bã được tháo ra ngoài.
Thông số công nghệ:
Thời gian lọc từ 2 – 8h tùy thuộc vào hiệu suất lọc.
Nhiệt độ lọc 70 – 800C
Năng suất lọc từ 10000 lb/h (khoảng 4500kg/h)
Áp suất lọc thay đổi từ 0.3 – 1 MPa
Thủy hóa
Dầu thô được bơm từ bể chứa vào thiết bị gia nhiệt, sau đó được đưa qua thiết bị khuấy trộn có cánh khuấy. Tại đó, dầu sẽ được trộn với nước. Nước sẽ hòa tan các chất lơ lửng trong dầu, các chất nhũ hóa và các chất hòa tan trong nước.
Hình 12. Quá trình thủy hóa và tách gum
Mục đích: hoàn thiện
Loại các chất không tan trong dầu như phospholipid và các phức chất như: phosphatidyl choline (PC), phosphatidyl ethanolamine (PE), phosphatidyl inositol (PI), phosphatidic acid. Những chất này có thể chuyển thành dạng nhũ tương trong quá trình tinh luyện, hay có thể bị oxy hóa tạo ra màu, mùi không mong muốn. Ngoài ra, khi dầu đã qua thủy hóa sẽ giảm nguy cơ kết lắng trong quá trình bảo quản.
Mặc khác, ta có thể tận thu lecithin (phosphatidyl choline), là chất xúc tác nhũ hóa được ứng dụng nhiều trong thực phẩm và mỹ phẩm.
Hình 13. Các phức chất không tan
Biến đổi:
Vật lý: nhiệt độ tăng do sự tương tác giữa phospholipid và nước có thể tỏa nhiệt.
Hóa lý:
Các phức phospholipid kết hợp với nước làm tăng độ phân cực, giảm độ hòa tan của chúng và tạo thành kết tủa gọi là cặn thủy hóa...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status