Công nghệ sản xuất dextran - pdf 16

Download miễn phí Đề tài Công nghệ sản xuất dextran



MỤC LỤC
I. GIỚI THIỆU CHUNG Trang
1. Giới thiệu chung về dextran 2
2. Ứng dụng dextran 6
II. NGUYÊN LIỆU
1. Mía 7
2. Vi sinh vật 9
III. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT DEXTRAN
A. Sơ đồ khối 10
B. Giải thích quy trình công nghệ: 12
IV. SẢN PHẨM
1. Tính chất dextran:. 42
2. Chỉ tiêu chất lương sản phẩm: 42
V. BÀI BÁO KHOA HỌC VÀ THÀNH TỰU CÔNG NGHÊ
1. Các nghiên cứu khoa học: 44
2. Lên men dextran từ dịch chiết carob và đường lactose: 45
3. phương pháp sản xuất dextran mới: 48
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 50
 
 
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

- Đối với máy ép dập hai trục: lực nén bằng 50-75% lực nén trên máy ép sau .
- Đối máy ép dập ba trục: lực nén bằng 65-75% lực nén máy ép sau .
+ Năng suất máy ép :
- Máy ép dập hai trục: 45-55% nước mía trong cây mía.
- Máy ép dập ba trục: 65-75% nước mía trong cây mía.
Ép mía :
Mục đích: lấy kiệt lượng nước mía có trong mía tới mức tối đa cho phép .
Cấu tạo máy ép: Gồm các bộ phận chính :
- Giá máy: là bộ khung chịu lực rất lớn từ 3500-7000F, đúc bằng thép, trên lắp tất cả chi tiết của máy .
- Các trục ép: trục đỉnh, trục trước, trục sau. Trục ép thường có lõi trục bằng thép, một đầu gắn một bánh xe răng cao chân truyền chuyển động lồng chặt trong áo trục bằng gang đặc biệt. Khi đúc người ta phải tạo ra mạng kết tinh lớn để mặt gang nhám kéo mía dễ. Mặt vỏ trục được xẻ nhiều rãnh quanh trục để kéo mía tốt hơn tạo thuận lợi cho bộ ép sau. Thường dùng phổ biến nhất là loại răng có tiết diện hình tam giác. Ở các trục trước và trục sau để thoát nước mía nhanh ta tiện thêm những rãnh sâu 25 mm và rộng khoảng 5 mm, khoảng 4 răng tiện một rãnh đối với trục trước và 6 răng đối trục sau.
- Bộ gối đỡ trục và bộ điều chỉnh vị trí lắp trục. Hầu hết không sử dụng đỡ trục bằng bi mà dùng các gối đỡ có đường dẫn nước làm nguội và được lót bằng vòng lót kim loại mềm (Cu), có rãnh dẫn dầu bôi trơn thường xuyên.
- Bộ phận nén trục đỉnh: được gọi là bình tụ sức tạo ra lực nén trên trục đỉnh, tăng khả năng lấy nước mía. Thường dùng thiết bị nén bằng khí, diện tích đặt thiết bị nhỏ, tác dung tăng dễ dàng, điều chỉnh lực khí nén nhanh, có thể lập tức xả van khí nén khi mía vào trục ép khó khăn để giảm lực nén, mía đi qua trục dễ dàng.
Hình 14: Thiết bị nén bằng khí
- Tấm dẫn mía (lược đáy) và các lược khác. Được lắp trên giá máy nằm giữa hai trục dưới. Mía ép từ miệng trước được chuyển sang miệng sau nhờ tấn dẫn mía. Tâm dẫn mía phải dày, vì nó phải chịu một lực nén nhất định và có độ cong mặt lược thích hợp để dẫn mía dễ dàng. Khi làm việc, tấm dẫn mía chịu tác dụng của hai lực: một lực đẩy của mía vào và một lực nén từ trên trục đỉnh xuống. Bởi vậy khi xác định hình dáng mặt lược người ta phải xác định phương của tổng hợp của hai lực trên.
Thông số :
Lực nén của máy ép :
Trước đây và ngay cả hiện nay ở các xí nghiệp làn đường bán cơ giới, các trục ép khi làm việc không tự thay đổi được vị trí. Trong quá trình làm việc, lớp mía vào lúc dày lúc mỏng. Lúc dày mía được ép kiệt, công suất động cơ kéo máy tăng cao; nhưng lúc mỏng mía không được ép kiệt, công suất động cơ kéo máy lại giảm thấp. Do đó, hiệu suất ép không cao, các động cơ làm việc không ổn định công suất, gây lãng phí vốn đầu tư và dễ có sự cố trong sản xuất. Để khắc phục nhược điểm trên, hiện nay trong các máy ép hai hay ba trục, trục đỉnh đều được thiết kế có thể tự nâng lên hạ xuống được tuỳ từng trường hợp lớp mía. Nhưng để lớp mía được ép với một lực nhất định, trên trục đỉnh người ta lắp các bộ phận tăng lực nén.
Khi làm việc dưới tác dụng của bộ phận tăng lực nén, trục đỉnh tác dụng lên lớp bã mía một lực. Lực đó được biểu thị bằng quan hệ sau :
P = k.L.D
Trong đó : P: tổng lực nén (N).
k: hệ số.
L: chiều dài trục nén (m).
D: đường kính trục ép (m).
Với cách biểu thị trên, công thức này không thể hiện được ý nghĩa thực tế. Khi làm việc lớp bã chịu một áp suất rất lớn do tổng lực nén P chỉ phân bố trên một bề mặt có chiều dài L và chiều rộng bằng D/10.
Vì vậy, lực nén trên đơn vị diện tích của máy ép được xác định theo quan hệ :
p =
Trong đó : p: áp suất (N/m2).
P: Tổng lực nén trên đỉnh trục (N).
L: chiều dài trục ép (m).
D: đường kính trục ép (m).
Quan hệ giữa lực nén và hiệu suất ép: khi tăng lực nén, hiệu suất ép tăng. Theo thực nghiệm lực nén tăng từ 0 đến 148.105 N/m2 hiệu suất ép tăng nhanh, khi tăng đến trên 148.105 N/m2 hiệu suất ép tăng nhưng chậm.
Chọn và phân phối lực nén của dàn ép: chọn lực nén của dàn ép thường phải căn cứ vào những điểm sau:
- Số lượng máy ép trong dàn ép, số máy ép nhiều có thể hạ thấp lực nén.
- Công suất kéo của motor hay máy hơi nước, công suất cao cho phép sử dụng lực nén cao.
- Sự bền vững của các bộ phận trong máy ép.
- Đặc điềm của nguyên liệu: mía nhiều xơ cần dùng lực nén cao mới đạt được hiệu suất cao .
Nếu thiết bị tốt, ở máy ép dập có thể dùng tới 148.105 N/m2 và các máy ép kiệt có thể dùng tới 296.105 N/m2. Hiên nay có nhiều quan điểm khác nhau về việc phân phối lực nén trên các máy ép:
- Dùng lực nén tăng dần từ bộ đầu đến bộ cuối, hiệu suất ép đạt cao. - Dùng lực nén giảm dần, khắc phục được nhược điểm trên.
- Dùng lực nén như nhau.
Nhưng nói chung hiên nay hầu hết các nhà máy đều dùng lực nén tăng dần .
Sự phân phối lực nén ở một số nhà máy (105 N/m2)
Nhà máy
Máy dập
Máy I
Máy II
Máy III
Máy IV
Philipin(hệ máy ép 15 trục)
212.87
230.535
235.27
269.77
272.71
Quảng Đông
151.07
245.25
247.21
254.09
-
Ha Oai
112.81
241.32
243.38
255.06
261.97
Tốc độ của máy ép :
Tốc độ máy ép trong công nghiệp biểu thị dưới hai loại:
- Tốc độ thẳng, ký hiệu V, đơn vị m/ph.
- Tốc độ vòng quay, ký hiệu ω, đon vị vòng/ph .
Hai loại công thức này có thể chuyển đổi theo công thức :
V = p. D.ω .
Trong đó :
D: đường kính trục ép.
Hiện nay cũng có những vấn đề sau :
- Tốc độ nhanh ép lớp mía mỏng. Lực nén xuống đều, trở lực nhỏ, nước mía ít bị bã hút trở lại, nước thẩm thấu phun vào được thấm đều.
- Tốc độ chậm, lớp mía dày. Tốc độ chậm, thiết bị lâu mòn, công suất tiêu hao ít. Nhưng về mặt công nghệ học có nhược điểm là sự phân bố lực nén không đều, bã mía dễ hút nước mía trở lại do đó ảnh hưởng đến hiệu suất ép.
Với hai quan điểm trên có một số nhà máy dùng tốc độ máy ép tăng dần từ máy đầu đến máy cuối, một số nhà máy khác dùng tốc độ chậm dần từ máy đầu đến máy cuối.
2. Lọc:
Mục đích: chuẩn bị cho quá trình lên men. Tách cặn còn lại trong nước mía sau khi ép.
Thiết bị: thiết bị lọc khung bản .
3. Chuẩn bị môi trường :
Mục đích: chuẩn bị cho quá trình lên men.
Biến đổi:
+ Hóa học: Thay đổỉ hàm lượng các chất dinh dưỡng, pH tăng.
+ Các chỉ tiêu còn lại biến đổi không đáng kể.
Phương pháp thực hiện:
Môi trường lên men là môi trường nước mía có bổ sung dưỡng chất, khoáng và các yếu tố cần thiết cho vi khuẩn sống.
Pha loãng: nước mía sau khi đã được loại bỏ tạp chất được đem pha loãng với hàm lượng đường ban đầu khoảng 17%.
Chỉnh pH: pH của môi trường lên men ban đầu là 7, đó là pH tối kích cho L.mesenteroides tăng sinh trong giai đoạn đầu của quá trình lên men.
Bổ sung nguồn khoáng: Môi trường cần được bổ sung muối phosphat, muối amon và ion Mg2+, các loại khoáng này có ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc của dextran.
K2HPO4 0.2%
MgSO4 0.02%
MnSO4 0.001%
FeSO4 0.001%
NaCl 0.001%
CaCl2 0.005%
Bổ sung các chất dinh dư
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status