Tiểu luận: Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự - pdf 16

Link tải miễn phí luận văn
LỜI MỞ ĐẦU
Trách nhiệm dân sự là một trong những vấn đề quan trọng của pháp luật dân sự, đây là một loại chế tài được áp dụng đối với người vi phạm pháp luật dân sự kéo theo sự tước đoạt quyền hay áp dụng nghĩa vụ bổ sung với người vi phạm nhằm phục hồi tình trạng ban đầu về tài sản nhân thân cho người bị vi phạm. Hậu quả của việc vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng, bên vi phạm không những phải chịu trách nhiệm dân sự mà còn phải chịu những biện pháp chế tài khác. Việc quy định như trên trong Boll nhằm bảo đảm quyền và nghĩa vụ cho các bên khi tham gia giao dịch dân sự. Để làm rõ vấn đề này trong bài tập lớn em đã chọn đề tài “ Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”. Đây là đề tài hay, cần có sự nghiên cứu tìm hiểu sâu nên trong bài không tránh khỏi những thiếu sót, mong thầy cô giúp đỡ chỉ ra những chỗ cònthiếu để bài làm được hoàn thiện hơn.

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Trách nhiệm dân sự và trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng.
1.1. Trách nhiệm dân sự.
Trách nhiệm dân sự(TNDS) là một trong các loại trách nhiệm pháp lý. TNDS có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Theo nghĩa rộng, TNDS được hiểu là: bổn phận xác định của các chủ thể pháp luật dân sự trong việc tuân thủ các quy định của pháp luật nói chung và pháp luật nói riêng, vì lợi ích nhà nước, xã hội và các chủ thể khác. hay “ TNDS là các biện pháp có tính cưỡng chế được áp dụng nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu của một quyền dân sự bị vi phạm. TNDS( theo nghĩa hẹp) là: các biện pháp có tính cưỡng chế áp chế đối với người có hành vi vi phạm pháp luật gây ra thiệt hại cho người khác, người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm khắc phục hậu quả xấu xảy ra bằng

1.2.Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ.
Khái niệm trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ dân sự: Trong nghĩa vụ dân sự các chủ thể mang nghĩa vụ đều phải thực hiện đúng và đầy đủ. Nếu một bên không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nội dung của nghĩa vụ thì phải chịu TNDS đối với người có quyền. TNDS do có vi phạm nghĩa vụ dân sự là điều bắt buộc đối với bên vi phạm nghĩa vụ, chỉ hình thành giữa các bên chủ thể trong một quan hệ nghĩa vụ đang tồn tại và nó chỉ phát sinh khi có sự vi phạm nghĩa vụ. Có thể hiểu, nghĩa vụ dân sự là cái có trước, còn TNDS là do vi phạm nghĩa vụ dân sự là cái có sau. Mặt khác, nếu các bên thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời hạn đã được xác định và các bên tự giác thực hiện nghĩa vụ đó thì quan hệ nghĩa vụ, còn trong trường hợp nghĩa bị vi phạm , quan hệ pháp luật phát sinh là quan hệ nghĩa vụ, còn trong trường hợp nghĩa vụ bị vi phạm, quan hệ phát sinh sau đó là quan hệ trách nhiệm.
Như vậy, có thể hiểu TNDS do vi phạm hợp đồng hay do không thực hiện một nghĩa vụ đã có giữa các bên chủ thể được gọi là “ TNDS do vi phạm nghĩa vụ”. “ Trách nhiệm của bên vi phạm nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ dân sự phải tiếp tục thực hiện đúng hay phải bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm nghĩa vụ của họ gây ra. TNDS do vi phạm nghĩa vụ dân sự phải tiếp tục thực hiện đúng hay phải bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm nghĩa vụ của họ gây ra. Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ bao gồm trách nhiệm do không thực hiện hay thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ .
2. Các trường hợp phát sinh trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ.
2.1. Trách nhiệm dân sự do không thực hiện nghĩa vụ chuyển giao tài sản.
Thực hiện hợp đồng là việc các bên triển khai tất cả các nội dung đã cam kết trong hợp đồng. Các bên phải hoàn thành nghĩa vụ của mình để bảo đảm quyền lợi cho phía bên kia. Trong hợp đồng thông dụng, việc không thực hiện nghĩa vụ chuyển giao tài sản là một trong các trường hợp làm phát sinh TNDS trong hợp đồng.
Tài sản mà bên có nghĩa vụ phải chuyển giao có thể là vật tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản theo quy định tại Điều 163 của BLDS năm 2005. BLDS năm 2005. Trên thực tế đối tượng của hợp đồng rất rộng, có rất nhiều đối tượng của hợp đồng không tồn tại ngay tại thời điểm giao kết mà được hình thành trong tương lai. Khi thực hiện nghĩa vụ giao vật, bên có nghĩa vụ cần chú ý đối tượng của hợp đồng là vật đặc điểm riêng biệt nhằm phâm biệt với các vật khác, vì vậy khi có vật đặc định và vật cùng loại. Vật đặc định luôn có những đặc điểm riêng biệt nhằm phân biệt với các vật khác, vì vậy khi vật đặc định không còn tồn tại,// bên vi phạm nghĩa vụ giao vật. Khoản 1 Điều 303 quy định bên vi phạm nghĩa vụ phải gaio đúng vật đặc định, vật không còn hay hư hỏng thì phải thanh toán giá trị của vật./////
Đối với các nghĩa vụ gắn liền với nhân thân và liên quan đến các quyền tự do cá nhân, thì khi bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ giao vật, bên có quyền cũng không thể yêu cầu Tòa án cưỡng chế thi hành nghĩa vụ hợp đồng được. Trong trường hợp đó, bên đó bị vi phạm chỉ có thể yêu cầu bên vi phạm thanh toán giá trị của tài sản phải chuyển giao và bồi thường do hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng.
Nếu đó là vật cùng loại, bên vi phạm nghĩa vụ có thể khắc phục bằng việc thay thế vật bị hư hỏng bằng vật khác. Do đó, nếu đến thời hạn mà bên có nghĩa vụ chuyển giao vật chưa thực hiện được nghĩa vụ giao vật cùng loại, thì bên có nghĩa vụ có thể xin gia hạn thực hiện nghĩa vụ, tiếp tục thực hiện nghĩa vụ đó và bồi thường thiệt hại nếu có thiệt hại xảy ra.
2.2. Trách nhiệm dân sự do thực hiện không đúng nghĩa vụ chuyển giao tài sản.
Thực hiện không đúng nghĩa vụ chuyển giao tài sản là việc chuyển giao tài sản không đúng số lượng, không đúng cách, không đúng địa điểm, không đúng vật đồng bộ, không đúng chủng loại… Việc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ cũng được coi là thực hiện không đúng nghĩa vụ. Nghĩa vụ vẫn được thực hiện trong thời hạn do các bên thỏa thuận, tuy nhiên , nghĩa vụ đó đã không được thực hiện một cách hoàn chỉnh. Trong trường hợp này, số lượng không được chuyển giao đúng thời hạn theo yêu cầu sẽ bị coi là chậm thực hiện nghĩa vụ. Còn chất lượng của vật không đúng yêu cầu thì được coi là việc thực hiện hay phần nghĩa vụ bị thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ.
Trong hợp đồng mua bán hàng hóa, việc thực hiện không đúng nghĩa vụ chuyển giao vật thể hiện ở việc bên có nghĩa vụ chuyển giao vật đã chuyển giao vật không đúng số lượng, không đúng chất lượng, không đồng bộ, không đúng chủng loại. Trong trường hợp bên bán giao vật không đúng số lượng đã thỏa thuận. Với trường hợp này, thì bên mua có quyền thỏa thuận đối với phần dôi ra(Điều 435 BLDS năm 2005). Còn đối với trường hợp bên bán giao ít hơn số lượng đã thỏa thuận, thì đây có thể coi là trường hợp chậm thực hiện nghĩa vụ, bên mua có quyền yêu cầu bên bán giao tiếp số lượng và bồi thường thiệt hại. Nếu bên mua không muốn nhận tiếp số hang còn thiếu, thì bên bán bị coi là không thực hiện đúng nghĩa vụ giao vật và phải bồi thường thiệt hại.

69is5BTYlIhFn1z
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status