Nghiên cứu và đề xuất giải pháp khai thác hợp lý và bền vững cho rong nguyên liệu sản xuất ethanol ở ven biển Nha Trang - pdf 16

Download miễn phí Đề tài Nghiên cứu và đề xuất giải pháp khai thác hợp lý và bền vững cho rong nguyên liệu sản xuất ethanol ở ven biển Nha Trang



Trong chu trình sống của rong Mơ thì giai đoạn sinh sản là quan trọng để quyết định thời gian thu hoạch rong Mơ, để có lợi về sản lượng và có khả năng tái phát triển cho mùa sau. Thời kỳ sinh sản của rong Mơ ở Nha Trang chỉ xảy ra một lần duy nhất trong năm. Thời điểm này là rất khác nhau giữa các vùng nghiên cứu và các loài.
Rong Mơ gai (S. serratum) có thời gian sinh sản sớm nhất ở các vị trí thu mẫu, thường mang thỏi sinh sản trước một tháng so với các loài rong khác của Bãi, Ở Sông Lô và Hòn Chồng rong Mơ gai sinh sản vào tháng 3, ở đảo Bãi Nam thì sinh sản vào tháng 4. Rong Mơ mcclure (S. mcclurei) và rong Mơ nhiều phao (S. polycystum) sinh sản vào tháng 4 ở Hòn Chồng và Sông Lô, nhưng lại sinh sản vào tháng 5 ở Bãi Nam. Rong Mơ binder (S. binderi) sinh sản muộn nhất ở các bãi rong, nó sinh sản vào tháng 5 ở Hòn Chồng và Sông Lô, nhưng lại sinh sản vào tháng 6 tại điểm Bãi Nam. Trong khi đó các loài rong mơ Kuetzing (S. kuetzingii) ở rạn ngầm Grand Bank bắt đầu sinh sản vào tháng 7 và đạt đỉnh cao (100%) vào tháng 8 (Bảng 4.9, Hình 4.9).
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng điều tra là các loài rong có trữ lượng cao.
Phạm vi nghiên cứu là các vùng triều ven bờ và ven đảo ven bờ thuộc vịnh Nha Trang, gồm: Hòn Chồng, Hòn Đỏ, Sông cái, Sông Lô, Hòn Tre, rạn ngầm Grandbank, Đồng Bò (Hình 3.1).
Bảng 3. 1. Các địa điểm được nghiên cứu sinh học tại Nha Trang
Địa điểm
Kinh độ Đông
Vĩ độ Bắc
1
Hòn Chồng
109020'05"
12027'77"
2
Sông Lô
109021'04"
12015'97"
3
Xóm Cồn
109020'00"
12026'04"
4
Cửa sông Cái
109020'04"
12025'07"
5
Cửa sông Bé
109021'05"
12018'48"
6
Bãi Nam
109024'05"
12022'94"
7
Rạn ngầm Grandbank
109.29'01"
12030'81"
3.2. Thời gian nghiên cứu: 2010
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp nghiên cứu sinh lượng
Theo qui phạm nhà nước về điều tra rong biển (UBKH-KT NN, 1981), tại mỗi vùng điều tra, chọn 3-5 mặt cắt thẳng góc với bờ tùy thuộc vào diện tích vùng điều tra (lớn hay nhỏ) mà định ra số mặt cắt, khoảng cách các mặt cắt càng nhỏ càng tốt. Trên các mặt cắt có khoảng từ 3-5 điểm ngẫu nhiên thay mặt cho các đai phân bố (trên, giữa và dưới) để đặt các khung sinh lượng có có kích thước 0,5 x 0,5 m, số lượng và khoảng cách giữa các điểm thu mẫu rong và sinh lượng.
3.3.2. Phương pháp tính trữ lượng
Trên cơ sở đo đạt tại hiện trường về diện tích và sinh lượng bình quân của các ô tiêu chuẩn, trữ lượng rong được tính theo công thức:
P = S x µ
Trong đó: S: diện tích khu vực có rong phân bố, tính bằng m2; µ: sinh lượng bình quân của các ô tiêu chuẩn, tính bằng kg tươi/ m2.
(Những kết quả tại các điểm nghiên cứu này được dùng làm chuẩn cho việc tổng hợp và nhập số liệu cho bản đồ hiện trạng phân bố nguồn lợi)
IV. KẾT QUẢ
4.1. Thành phần loài
Qua việc điều tra khảo sát thu mẫu sinh lượng, đã xác định được các loài có trữ lượng lớn: được 23 loài rong biển thuộc 3 ngành rong biển là rong Đỏ (Rhodophyta), rong Nâu (Phaeophyta) và rong Lục (Chlorophyta).
Bảng 4.1. Danh mục loài có trữ lượng lớn và nơi phân bố tại Nha Trang
TT
Hòn Chồng
Hòn Đỏ
Sông Cái
Sông Lô
Bãi Nam
Sông Bé
RHODOPHYTA
Gracilaria blodgettii
x
G. bailiniae
x
Gelidiella acerosa
x
Hydropuntia edulis
x
Gracilaria tenuistipilata
x
H. eucheumatoides
Acanthophora spicifera
x
Hypnea pannosa
x
Laurencia concreta
x
Hypnea valentiae
x
Prionitis ramossisima
x
Ahnfeltiopsis flabelliformis
x
PHAEOPHYTA
Chnoospora implexa
x
Colpomenia sinuosa
x
Sargassum binderi
x
Sargassum mcclurei
x
Sargassum polycystum
x
Sargassum serratum
x
Sargassum angustifolium
Turbinaria ornata
x
CHLOROPHYTA
Ulva reticulata
x
Enteromorpha intestinalis
x
Ulva papenfussii
x
Tổng số loài:
Hình 4.2. Một số loài rong Đỏ phổ biến tại Nha Trang
Hình 4.3. Một số loài rong Lục phổ biến tại Nha Trang
4.2. Sự biến động sinh lượng và tỷ lệ cá thể mang cơ quan sinh sản một số loài rong biển tự nhiên tại Nha Trang
Sáu địa điểm gồm Hòn Chồng, Cửa sông Cái, Cửa sông Bé, Xóm Cồn, Sông Lô, Bãi Nam được chọn để nghiên cứu biến động sinh lượng, tỷ lệ cá thể mang thỏi sinh sản của một số loài phổ biến và có sinh lượng lớn tại Nha Trang (Bảng 4.1, Hình 4.1-3).
4.2.1. Sự biến động sinh lượng của rong Đỏ
Qua khảo sát 6 bãi rong cho thấy tất cả các loài đều có một kiểu phát triển và có một thời điểm cho sinh lượng cao nhất trong năm. Sinh lượng của các loài tại các bãi triều gia tăng theo nhiệt độ ấm hơn và tương quan thuận với nhiệt độ nước bề mặt (r2 = 0.58, p = 0.048, n = 7).
Tuy nhiên ở mỗi địa điểm, biến động sinh lượng của từng loài theo thời gian là khác nhau và các đỉnh sinh lượng của từng loài cũng không giống nhau và khác nhau có ý nghĩa (p < 0.05).
Kết quả cho thấy rằng sinh lượng cao nhất của các loài phụ thuộc vào sự phân bố theo độ sâu. Các loài phan bố ở vùng triều cao có thời điểm cho sinh lượng cao là sớm nhất và muộn dần theo độ sâu của mực nước thủy triều.
Loài Porphyra spp. phân bố ở vùng triều cao có giá trị sinh lượng cao vào tháng 2; Grateloupia asiatica, Gymnogongrus flagelliformis phân bố ở vùng triều giữa có giá trị sinh lượng cao vào tháng 4; Hypnea boergesenii Acanhophora spicifera, Gelidiella acerosa, G. bailiniae phân bố ở vùng triều thấp có giá trị sinh lượng cao vào tháng 5 và Hypnea pannosa, Hydropuntia edulis, H. eucheumatoides phân bố ở vùng dưới triều có giá trị sinh lượng cao vào tháng 6 (Bảng 4.2).
Bảng 4. 2. Biến động sinh lượng trung bình (g tươi/m2) của một số loài rong Đỏ tại Nha Trang năm 2010
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Gracilaria blodgettii
24
56
138
248
292
34
0
0
0
0
0
0
G. tenuistipitata
50
76
178
448
492
90
0
0
0
0
0
0
G. bailiniae
64
88
118
260
484
374
0
0
0
0
0
0
Hydropuntia edulis
44
70
134
240
284
374
1048
86
0
0
0
0
H. eucheumatoides
92
176
260
460
640
712
70
44
44
56
60
70
Hypnea pannosa
32
56
60
260
240
292
50
24
24
20
20
30
Hypnea valentiae
50
76
140
200
50
20
0
0
0
0
0
0
Laurencia concreta
30
36
80
160
250
220
112
0
0
0
0
0
Gellidiella acerosa
64
92
136
174
152
196
48
40
44
44
56
60
A. spicifera
44
68
90
174
244
0
0
0
0
0
0
0
Prionitis ramossisima
26
96
520
280
64
0
0
0
0
0
0
0
Ahnfeltiopsis flabelliformis
70
116
240
140
68
0
0
0
0
0
0
0
4.2.2. Sự biến động sinh lượng của rong Nâu
Qua khảo sát 4 bãi rong Mơ Sông Lô, Hòn Chồng, Bãi Nam và rạn ngầm Grand Bank thay mặt cho các bãi triều đá tại Nha Trang, cho thấy tất cả các đều có một kiểu phát triển và có một thời điểm cho sinh lượng cao nhất trong năm. Tổng sinh lượng của bãi triều gia tăng theo nhiệt độ ấm hơn và tương quan thuận với nhiệt độ nước bề mặt (r2 = 0.58, p = 0.048, n = 7).
Sinh lượng chung của các loài rong ở 4 bãi rong trong nghiên cứu này là khác nhau có ý nghĩa thống kê bằng khác nhau đáng kể ANOVA (df=11; f=9,93; p= 0,00037), sinh lượng trung bình ở các bãi rong đều theo khuynh hướng giảm dần theo trình tự rạn ngầm Bãi Cạn Lớn > Bãi Nam > Hòn Chồng > Sông Lô. Trong đó, sinh lượng trung bình cao nhất của rạn ngầm Bãi Cạn Lớn là 7215,5± 333,7g. tươi/m2 (1017,1±63,5g. khô/m2) vào tháng 8, ở Bãi Nam là 2350,7± 123,7g. tươi/m2 (329,1±25,7g.khô/m2) vào tháng 5, ở Hòn Chồng là 1715,5± 233,7g. tươi/m2 (240,1±46,7g. khô/m2) vào tháng 4, ở Sông Lô là 1385,5± 153,7g. tươi/m2 (193,9± 31,6g.khô/m2) vào tháng 4 (Hình 4.4).
Tuy nhiên ở mỗi địa điểm, biến động sinh lượng của từng loài theo thời gian là khác nhau và các đỉnh sinh lượng của từng loài cũng không giống nhau và khác nhau có ý nghĩa (p < 0.05).
Hình 4.4. So sánh biến động sinh lượng trung bình của rong Mơ ở 4 bãi rong Sông Lô, Hòn Chồng, Bãi Nam và rạn ngầm Bãi Cạn Lớn trong năm 2010
Ở Bãi Nam sinh lượng cao nhất của bãi là 2350,7± 223,7 g. tươi/m2 vào tháng 5, trong đó cao nhất là rong Mơ mcclure 3820,7±211,3 g. tươi/m2 vào tháng 5, thứ nhì là rong Mơ nhiều phao (3040,4 ± 123,7 g. tươi/m2) vào tháng 5, tiếp theo là rong Mơ binder (2600,2 ±257,6 g. tươi/m2) vào tháng 6, và nhỏ nhất là rong Mơ gai (2060,7±112,4 g. tươi/m2) vào tháng 3 (Hình 4.5).
Hình 4. 5. Biến động sinh lượng (g.tươi/m2) trung bình rong Mơ ở Bãi Nam và riêng cho từng loài: S. serratum (se), S. polycystum (po), S. mcclurei (mc), S. binderi (bin)
Ở Hòn Chồng sinh lượng cao nhất của bãi là 1715,5± 233,7g tươi/m2 vào tháng 4, trong đó: cao nhất là rong Mơ gai (2340,8±210,4 g. tươi/m2) vào cuối tháng 3, thứ nhì là rong Mơ mcclure 2201,4±126,3 g. tươi/m2 vào tháng 4, tiếp theo...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status