Thiết kế trạm biến áp 22/0,4 kv - pdf 16

Download miễn phí Đồ án Thiết kế trạm biến áp 22/0,4 kv



MỤC LỤC

BẢN NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
SỐ LIỆU BAN ĐẦU
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN DIỆN
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
Trang
Phần I: CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN TRẠM BIẾN ÁP
I. Khái quát về trạm biến áp 2
II. Phân loại trạm biến áp 3
1. Trạm biến áp ngoài trời 3
2. Trạm biến áp trong nhà 4
CHƯƠNG II: ĐỒ THỊ PHỤ TẢI – TÍNH TOÁN CÁC HỆ SỐ Tmax, max 8
I. Đồ thị phụ tải 8
1. Định nghĩa 8
2. Cách xác định phụ tải hàng ngày theo %Smax 9
3. Vẽ đồ thị phụ tải theo số liệu đề cho 9
II. Tính các hệ số thời gian Tmax, max 10
1. Xác định thời gian sử dụng công suất lớn nhất (Tmax) 10
2. Xác định thời gian chịu tổn thất công suất lớn nhất (max) 12

CHƯƠNG III: TÍNH TOÁN PHỤ TẢI CHO TRẠM BIẾN ÁP 13
I. Đặt vấn đề 13
II. Mục đích của việc xác định phụ tải 14
III. Tính toán phụ tải của trạm 14
1. Công suất biểu kiến của phụ tải tính toán 14
2. Công suất tác dụng tính toán của phụ tải 14
3. Công suất phản kháng tính toán 14

CHƯƠNG IV: CHỌN SỐ LƯỢNG, CÔNG SUẤT VÀ TÍNH CÁC THÔNG SỐ CỦA MÁY BIẾN ÁP 16
I. Giới thiệu về máy biến áp 16
II. Nguyên tắc chọn công suất của máy biến áp
1. Chọn theo điều kiện quá tải thường xuyên 17
2. Chọn theo điều kiện quá tải sự cố 17
III. Chọn số lượng máy biến áp 18
IV. Chọn công suất máy biến áp 19
V. Tính toán các thông số của máy biến áp 21

Chương V: TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG HẰNG NĂM TRONG TRẠM 23
I. Xác định tổn thất điện năng trong trạm biến áp 23
II. Điện năng cung cấp hằng năm và phần trăm tổn thất điện năng 24
1. Điện năng cung cấp hằng năm 24
2. Phần trăm tổn thất điện năng hằng năm của trạm 25

Chương VI: SỤT ÁP QUA MÁY BIẾN ÁP VÀ TÍNH CHỌN ĐẦU PHÂN ÁP 26
I. Sụt áp qua máy biến áp lúc phụ tải max, min, sự cố
1. Sụt áp qua máy biến áp lúc phụ tải bình thường 26
2. Sụt áp qua máy biến áp lúc phụ tải gặp sự cố 29
II. Chọn đầu phân áp cho máy biến áp 30
1. Lúc phụ tải làm việc bình thường 31
2. Lúc phụ tải bị sự cố 33
Chương VII: SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA TRẠM BIẾN ÁP 38
Phần II: TÍNH DÒNG NGẮN MẠCH VÀ CHỌN THIẾT BỊ BẢO VỆ CHO TRẠM BIẾN ÁP 40
Chương I: TÍNH TOÁN NGẮN MẠCH 41
I. Khái niệm chung về ngắn mạch 41
II. Nguyên nhân, hậu quả của ngắn mạch 43
III. Mục đích của việc tính toán ngắn mạch 43
IV. Phương pháp tính toán dòng ngắn mạch 43
V. Chọn và tính toán các đại lượng 44
CHƯƠNG II: CHỌN THIẾT BỊ BẢO VỆ CHO TRẠM BIẾN ÁP 53
I. Vấn đề chung 53
II. Điều kiện chung chọn khí cụ điện 54
III. Chọn khí cụ cho trạm biến áp 55
1. Chọn dao cách ly (DS) 55
2. Chọn cầu chì (FCO) 57
3. Chọn CB 58
4. Chọn biến dòng (CT) 61
5. Chọn biến áp (VT) 63
Chương III: CHỌN DÂY DẪN VÀ THANH GÓP 65
I. Chọn dây dẫn 65
1. Chọn dây dẫn cao áp 69
2. Chọn dây dẫn hạ áp
II. Chọn thanh góp
1. Chọn thanh góp phía cao áp
2. Chọn thanh góp phía hạ áp 70
Chương V: SƠ ĐỒ MẶT BẰNG – MẶT CẮT 71
I. Bảng kê vật tư, thiết bị phòng biến điện 71
II. Sơ đồ mặt bằng 72
III. Sơ đồ mặt cắt 73
Phần III: TÍNH TOÁN NỐI ĐẤT VÀ KÍCH THƯỚC
XÂY DỰNG PHÒNG BIẾN ĐIỆN 77
Chương I: KÍCH THƯỚC XÂY DỰNG PHÒNG BIẾN ĐIỆN 78
Bản vẽ mặt chính 79
Bản vẽ mặt bằng 80
Bản vẽ mặt bên phải 81
Bản vẽ mặt bên trái 82
Bản vẽ mặt phía sau 83
Bản vẽ mặt cắt 1 – 1 84
Bản vẽ mặt cắt 2– 2 85
Chương II: TÍNH TOÁN NỐI ĐẤT 86
I. Nối đất 86
II. Cách thực hiện nối đất 86
1. Nối đất tự nhiên 86
2. Nối đất nhân tạo 86
III. Tính toán nối đất nhân tạo 92
Chương III: THIẾT KẾ NỀN BIẾN ÁP 93
I. Sơ đồ nền 93
II. Bảng kê khai vật tư 93
III. KẾT LUẬN 94
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO 95

Chương I
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TRẠM BIẾN ÁP
I. KHÁI QUÁT VỀ TRẠM BIẾN ÁP

Trạm biến áp là một công trình để chuyển đổi điện áp từ cấp này sang cấp khác. TBA được phân loại theo điện áp, theo địa dư.

 Theo điện áp, TBA có thể là trạm tăng áp, cũng có thể là trạm hạ áp hay trạm trung gian.

 Trạm tăng áp thường được đặt ở các nhà máy điện, làm nhiệm vụ tăng điện áp từ điện áp máy phát lên điện áp cao hơn để tải điện năng đi xa.
 Trạm hạ áp thường được đặt ở các hộ tiêu thụ, để biến đổi điện áp cao xuống điện áp thấp nhằm thích hợp với các hộ tiêu thụ.
 Trạm biến áp trung gian chỉ làm nhiệm vụ liên lạc giữa hai lưới điện có cấp điện áp khác nhau.

 Theo địa dư, TBA được phân loại thành TBA khu vực và TBA địa phương.

 TBA khu vực được cung cấp điện từ mạng điện khu vực (mạng điện chính) của hệ thống điện (HTĐ) để cung cấp điện cho một khu vực lớn bao gồm thành phố, các khu công nghiệp …
 TBA địa phương là các TBA được cung cấp điện từ mạng phân phối, mạng địa phương của HTĐ cấp cho từng xí nghiệp, hay trực tiếp cấp cho các hộ tiêu thụ với điện áp thứ cấp thấp hơn.




 CÁC CẤP ĐIỆN ÁP CỦA CÁC TRẠM BIẾN ÁP

+ Cấp cao áp: là mạng điện 3 pha, trung tính nối đất trực tiếp
- 500 kV: dùng cho hệ thống điện quốc gia, nối liền 3 miền đất nước.
- 220 kV: dùng cho lưới truyền tải, mạng điện khu vực.
- 110 kV: dùng cho lưới phân phối, cung cấp cho phụ tải lớn.

+ Cấp trung áp: là mạng điện 3 pha, trung tính nối đất trực tiếp
- 22 kV: dùng cho mạng địa phương, cung cấp điện cho các phụ tải vừa và nhỏ hay các khu dân cư.
Do lịch sử để lại, hiện nay nước ta cấp trung áp còn dùng: 66kV, 35kV, 15kV, 10kV, 6kV … nhưng trong tương lai các cấp điện này sẽ được cải tạo, để dùng thống nhất một cấp 22kV.

+ Cấp hạ áp: 380/220V gồm:
- Mạng điện 3 pha, trung tính nối đất trực tiếp.
- Mạng điện 1 pha hai dây và 1 pha 3 dây.

II. PHÂN LOẠI TRẠM BIẾN ÁP

Về hình thức và cấu trúc của trạm biến áp, TBA được chia thành trạm ngoài trời, trạm trong nhà.

1. Trạm biến áp ngoài trời
Ơû loại TBA này, các thiết bị điện như: máy cắt, dao cách ly, máy biến áp, thanh góp …đều đặt ngoài trời. Phần phân phối phía trung áp có thể đặt ngoài trời, trong nhà hay các tủ chuyên dùng. Phần phân phối hạ áp thường đặt trong nhà hay đặt trong các tủ chuyên dùng chế tạo sẵn.

TBA ngoài trời thích hợp cho các trạm tăng áp, trạm giảm áp và các TBA trung gian có công suất lớn, có đủ điều kiện về đất đai để đặt các trang thiết bị. Các TBA ngoài trời tiết kiệm được rất nhiều về kinh phí xây dựng, nên được khuyến khích dùng nếu có điều kiện.


/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status